Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

06/03/2023
Tạ Thị Thu Hoà
Tạ Thị Thu Hoà
Tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân khác nhau. Trong đó, có một số cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình này với nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự. Hoạt động của các cơ quan này mang tính chủ động và độc lập. Các cơ quan này được gọi là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự.

1- Khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng dân sự 

Tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân khác nhau. Trong đó, có một số cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình này với nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự. Hoạt động của các cơ quan này mang tính chủ động và độc lập. Các cơ quan này được gọi là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự.

Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Các cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của các chủ thể trong xã hội. Các quyết định của các cơ quan này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải chấp hành. Hoạt động tố tụng của các cơ quan này mang tính độc lập, không bị lệ thuộc vào các cá nhân, cơ quan và tổ chức khác. Tuy vậy, để bảo đảm được việc giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự đúng pháp luật, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự “phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhãn dân... chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mĩnh... ” (Điều 13 Bộ luật Tố tụng dân sự  năm 2015).

Thành phần các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự. Các cơ quan này tham gia vào tố tụng dân sự với mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau.

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tố tụng dân sự, toà án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu. Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của toà án trong tố tụng dân sự là giải quyết vụ việc dân sự. Khi tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự, toà án phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ngoài ra, toà án còn phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng gây ra cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Hệ thống tổ chức toà án gồm có: Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp cao, toà án nhân dân tỉnh, toà án nhân dân huyện và toà án quân sự (Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Trong đó, chỉ có Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân cấp cao, các toà án nhân dân tỉnh và các toà án nhân dân huyện là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự. Các toà án quân sự không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự.

Cơ cấu Toà án nhân dân tối cao gồm có: Hội đồng thấm phán Toà án nhân dân tối cao, bộ máy giúp việc và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Trong đó, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Cơ cấu toà án nhân dân cấp cao gồm có: Ưỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao; toà hình sự, toà dân sự, toà hành chính, toà kinh tế, toà lao động, toà gia đình và người chưa thành niên và bộ máy giúp việc. Trong trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao (Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Trong đó, Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao; toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà gia đinh và người chưa thành niên là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự do pháp luật quy định.

Cơ cấu toà án nhân dân tỉnh gồm có: Uỷ ban thẩm phán, toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà gia đình và người chưa thành niên, toà hành chính và bộ máy giúp việc (Điều 38 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Trong đó, uỷ ban thẩm phán, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động và toà gia đình và người chưa thành niên của toà án nhân dân cấp tỉnh là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự do pháp luật quy định.

Cơ cấu toà án nhân dân huyện có thể có toà hình sự, toà dân sự, toà gia đình và người chưa thành niên, toà xử lý hành chính. Trong đó, toà dân sự, toà kinh tể, toà lao động và toà gia đình và người chưa thành niên của toà án nhân dân cấp huyện là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Trường hợp, ở toà án nhân dân cấp huyện không tổ chức các toà chuyên trách thì các thẩm phán của toà án nhân dân cấp huyện có thể được phân thành thẩm phán chuyên trách về từng lĩnh vực (Điều 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014). Tuỳ tính chất của vụ việc dân sự cụ thể mà chánh án toà án phân công cho thẩm phán chuyên trách về dân sự giải quyết.

Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Tuy cũng là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự nhưng viện kiểm sát không có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các vụ việc dân sự như toà án hay tổ chức thi hành án như cơ quan thi hành án. Viện kiểm sát chỉ kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án để bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Hệ thống tổ chức viện kiểm sát gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các viện kiểm sát nhân dân cấp cao; các viện kiếm sát nhân dân tỉnh; các viện kiểm sát nhân dân huyện và các viện kiểm sát quân sự (Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014). Trong đó, chỉ có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân cấp cao; các viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các viện kiểm sát nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Viện kiểm sát do viện trưởng viện kiểm sát lãnh đạo. Viện trưởng viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của viện trưởng viện kiểm sát cấp trên. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của viện trưởng viện kiểm sát cấp dưới (Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014). Nguyên tắc tổ chức, hoạt động đó của viện kiểm sát cũng được thực hiện trong tố tụng dân sự.

2- Nhiệm vụ, quyn hạn của các cơ quan tỉến hành tố tụng dân sự

a. Nhiệm vụ, quyền hạn của toà án

Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các toà án được quy địnhtrong LTCATND 2014 tại các điều 2, 20, 29, 37, 43, v,v  Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các toà án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

Là cơ quan xét xử, trong tố tụng dân sự toà án có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Thụ lý vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền để giải quyết;

- Lập hồ sơ vụ việc dân sự;

- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật;

- Quyết định áp dụng thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức phiên toà dân sự để xét xử vụ án dân sự và tổ chức phiên họp để giải quyết việc dân sự;

- Chuyển giao các bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác cho viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, những người tham gia tố tụng và những người liên quan theo quy định của pháp luật;

- Giải thích bản án, quyết định của toà án;

- Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng gây ra.

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

Trong Bộ luật Tố tụng dân sự  năm 2015 không có điều luật quy định tổng quát nhiệm vụ, quyền hạn của toà án trong tố tụng dân sự. Tuy vậy, tại các điều 13, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 88, 97, 111, 170, 191, 195, 196, 204, 212, 214, 217, 225, 285, 289, 298, 300, 317, 324, 329, 343, 356, 363, 370 và các điều luật khác của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của toà án về những lĩnh vực cụ thể trong tố tụng dân sự.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiếm sát

Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các viện kiểm sát được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 tại các điều 2, 27, 28, 29, 30 V.V.. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của viện kiểm sát trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

Là cơ quan kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong tố tụng dân sự viện kiểm sát có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án như kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ, hoà giải, xét xử, ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng và những người liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự;

- Yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị các bản án, quyết định của toà án theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật;

- Thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và bảo vệ quan điểm kháng nghị của mình tại phiên toà, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Tham gia các phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo quy định của pháp luật;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cá nhân và tổ chức liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của toà án; kháng nghị các quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án;

- Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của toà án, cơ quan thi hành án và những người có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự; giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát V.V..

Các nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát xuất từ quyền giám sát hoạt động tuân theo pháp luật của cơ quan quyền lực. Việc thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát có tác dụng bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được đúng đắn. Trong Bộ luật Tố tụng dân sự  năm 2015, không có điều luật quy định tổng quát nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiếm sát. Tuy vậy, tại các điều 21, 140, 220, 232, 262, 278, 290, 294, 306, 319, 324, 329, 331, 354 và một số điều luật khác của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát trong từng lĩnh vực cụ thể trong tố tụng dân sự.

 

0 bình luận, đánh giá về Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.48698 sec| 986.93 kb