Những đặc điểm cơ bản của vụ án hình sự về các tội phạm chức vụ

"Nơi không có quyền lực cộng đồng thì không có pháp luật, nơi không có pháp luật thì không có gì gọi là công bằng"
                                                                                                                                                                             - Holmes (Mỹ) -

Những đặc điểm cơ bản của vụ án hình sự về các tội phạm chức vụ

Trong thực tiễn hành nghề Luật sư, quan niệm một cách rạch ròi về khái niệm “án chức vụ” không phải lúc nào cũng được hiểu giống nhau, kể cả về phương diện pháp lý. Vì thế, khi đề cập đến kỹ năng bào chữa trong các vụ án về tội phạm chức vụ là đề cập đến cách gọi mang tính quy ước, có giá trị tương đối. Đặc điểm của loại án chức vụ có thể được đúc kết như sau: Một là, án chức vụ xảy ra thường có các nguyên nhân sơ hở về pháp luật, việc quản lý, kiểm tra, giám sát bị buông lỏng, sự yếu kém về năng lực, trình độ và phẩm chất của người có chức vụ, quyền hạn được giao trách nhiệm quản lý tài sản; Hai là, tính chất của các vụ án này ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, hình thành có tổ chức, đường dây, dùng cả phương tiện của nhà nước để thực hiện tội phạm; Ba là, việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về tội phạm chức vụ thường kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh tội phạm.

Liên hệ

Trong thực tiễn hành nghề Luật sư, quan niệm một cách rạch ròi về khái niệm “án chức vụ” không phải lúc nào cũng được hiểu giống nhau, kể cả về phương diện pháp lý. Vì thế, khi đề cập đến kỹ năng bào chữa trong các vụ án về tội phạm chức vụ là đề cập đến cách gọi mang tính quy ước, có giá trị tương đối. Đặc điểm của loại án chức vụ có thể được đúc kết như sau:

Một là, án chức vụ xảy ra thường có các nguyên nhân sơ hở về pháp luật, việc quản lý, kiểm tra, giám sát bị buông lỏng, sự yếu kém về năng lực, trình độ và phẩm chất của người có chức vụ, quyền hạn được giao trách nhiệm quản lý tài sản; thường gắn với các hành vi vi phạm khác như cố ý làm trái, buôn lậu...

Hai là, tính chất của các vụ án này ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, hình thành có tổ chức, đường dây, dùng cả phương tiện của nhà nước để thực hiện tội phạm. Có những vụ án về tội phạm chức vụ gây hậu quả thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Ba là, việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về tội phạm chức vụ thường kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh tội phạm. Ví dụ: Trong một vụ đưa và nhận hối lộ, một bên nói có đưa tiền, một bên không thừa nhận, trong khi không có người thứ ba làm chứng. Trong trường hợp có người làm chứng, như trong một vụ án tham nhũng ở thành phố Đ, người lái xe khai nhìn thấy Giám đốc cầm một bọc giấy, nghĩ là tiền, đi vào cổng nhà một quan chức, sau đó suy diễn là Giám đốc này đưa hối lộ cho quan chức nọ... Những chứng cứ gián tiếp tương tự như trên cho thấy những khó khăn trong việc điều tra và chứng minh tội phạm chức vụ.

Bốn là, án chức vụ thường do người có chức vụ, quyền hạn, có nhiệm vụ quản lý tài sản thực hiện nên việc xử lý liên quan nhiều cấp, nhiều ngành, vướng mắc qua nhiều tầng nấc. Đây cũng có thê coi là dạng khách hàng tương đối “đặc thù” của các Văn phòng Luật sư.

Do tính chất đặc thù của các vụ án về tội phạm chức vụ, trong đó khách hàng của Luật sư phần lớn là các “chủ thể đặc biệt”, là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, nên khi nhận trách nhiệm bào chữa, Luật sư luôn phải lưu ý:

Thứ nhất, về tính độc lập và mức độ trung thành đối với khách hàng của Luật sư: Hiện nay, quan niệm về vấn đề này còn khác nhau. Có ý kiến cho rằng, không thể bào chữa tuyệt đối chỉ vì lợi ích của khách hàng mà quên đi nghĩa vụ đối với pháp luật, với xã hội; Có ý kiến lại phản bác, bản chất của nghề nghiệp Luật sư phải coi lợi ích khách hàng là trên hết. Xét cho cùng, như pháp luật về Luật sư đã quy định, cùng với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, Luật sư còn có nhiệm vụ tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ pháp luật, nên tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp và mức độ trung thành với lợi ích của khách hàng không hề mâu thuẫn nhau: Luật sư bảo vệ lợi ích của khách hàng trong khuôn khổ pháp luật. Một thao tác trong hành nghề tranh tụng của Luật sư hoặc chỉ một vấn đề được nhấn mạnh trong bài bào chữa có thể có sức lay động đối với hội đồng xét xử, suy rộng ra có thể tác động, ảnh hưởng đến dư luận xã hội. Một Luật sư cẩn trọng là phải biết giới hạn chuẩn mực của khía cạnh pháp lý mình trình bày, chứ không phải lớn tiếng phê phán các sai lầm của cơ chế, của hoạt động tố tụng mà không chỉ ra được các nguyên nhân sâu xa của nó.

Thứ hai, về việc làm xấu đi tình trạng của bị cáo mà Luật sư không nhận trách nhiệm bào chữa: Trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, có một vấn đề các Luật sư thường trao đổi về một nguyên tắc bất thành văn là không được đổ tội cho bị cáo khác mà mình không nhận trách nhiệm bào chữa. Ở đây, có một khía cạnh thường các Luật sư mới bước vào nghề hay vấp phải, rằng để bảo vệ khách hàng của mình, Luật sư dồn hết trách nhiệm pháp lý cho người khác. Tất nhiên, trong vụ án tham nhũng, cần phân định giới hạn trách nhiệm hình sự của từng bị cáo, hơn nữa, về mặt tố tụng, pháp luật đã xác định nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, trừng trị nghiêm khắc kẻ chủ mưu, cầm đầu, khoan hồng với những người thành khẩn khai báo, phụ thuộc về hoàn cảnh và bị chi phối tiền bạc, là đồng phạm với vai trò giúp sức... Ngay cả trong cách thẩm vấn, có hiện tượng Luật sư khi bào chữa cho bị cáo của mình, đã thẩm vấn mang tính truy buộc với bị cáo khác, khiến bị cáo này phản ứng, hoặc không trả lời câu hỏi của Luật sư, hoặc bày tỏ thái độ bất mãn, chê trách... Bất luận trong trường hợp nào, các Luật sư cũng nên thận trọng trong việc đổ tội cho các bị cáo khác mà mình không nhận trách nhiệm bào chữa; Nếu muốn phân định giới hạn trách nhiệm thì cũng phải có phương pháp thể hiện sao cho người nghe có thể chấp nhận được. Điều này đúng trong trường hợp khi Luật sư nhận bào chữa cho người có chức vụ, quyền hạn, không nên đổ dồn trách nhiệm cho cấp dưới, trong khi chính bị cáo là người có quyền quyết định.

Thứ ba, không nên sử dụng phương pháp “nước đôi” trong việc thể hiện quan điểm bào chữa: vẫn còn hiện tượng phổ biến là Luật sư trong khi bào chữa cho bị cáo không phạm tội, nhưng đến phần kết luận lại đề nghị xem xét nhân thân, thái độ khai báo, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự... Cá biệt, có Luật sư đề xuất hai phương án xử lý đối với khách hàng của mình: Một là, đề nghị Tòa án tuyên bị cáo mình bào chữa không phạm tội như Viện kiểm sát truy tố; Hai là, trong trường hợp quan điểm này không được chấp nhận, xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Lập luận “nước đôi” này không chỉ không chuẩn mực về quan điểm bào chữa, mà còn khiến cho Tòa án đánh giá quan điểm của Luật sư không nhất quán, bản thân bị cáo thấy lập luận cúa Luật sư không rõ ràng, thiếu tự tin. Nếu chứng cứ hồ sơ vụ án thể hiện rõ ràng chưa đủ căn cứ buộc tội đối với bị cáo mình nhận trách nhiệm bào chữa thì Luật sư cần đề nghị Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội, không cần phải đề nghị thêm phương án “dự phòng” là xin giảm nhẹ hình phạt.

Thứ tư, những điều Luật sư nên tránh: Đòi hỏi quyền lợi của mình một cách thái quá; Có những hành vi trì hoãn phiên xử không chính đáng; Thúc đẩy việc khiếu nại hoặc kháng cáo không có căn cứ pháp lý; Che đậy hoặc cố tình không tiết lộ thông tin mà Luật sư phải tiết lộ theo quy định của pháp luật; cố ý dùng chứng cứ giả hoặc khai man; Giải thích pháp luật và các tình tiết, hồ sơ vụ án một cách sai lệch; Tư vấn cho bị cáo thực hiện những hành vi bất hợp pháp... Trong khi bào chữa, Luật sư phải củng cố niềm tin của bị cáo vào hệ thống pháp luật, vào chức nghiệp của Luật sư và tôn trọng Tòa án. Vì thế, Luật sư phải thông tin trung thực về mức độ nghiêm trọng của sự việc, tránh việc hứa hẹn các khả năng không đúng để mưu cầu lợi ích riêng cho Luật sư, đặc biệt không được sử dụng các thủ đoạn không lương thiện (chịu ảnh hưởng của người khác, làm xấu tình trạng khách hàng của mình, lợi dụng tiền bạc...).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Những đặc điểm cơ bản của vụ án hình sự về các tội phạm chức vụ

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.28071 sec| 1103.133 kb