Đặc điểm về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

"Làm người tốt và làm người công dân tốt không phải lúc nào cũng như nhau".

- Aristotle 

Đặc điểm về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự là một trong những quyền cơ bản nhất, quan trọng nhất của quyền con người, là một tiêu chí quan trọng để xác định tình trạng nhân quyền ở mỗi quốc gia, cũng như xác định mức độ tiến bộ xã hội và tính nhân văn, tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự.

Trong hệ thống các tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thì các tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người luôn được xác định là loại tội phạm có tính nguy hiểm cao và bị trừng phạt rất nghiêm khắc.

Liên hệ

Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự là một trong những quyền cơ bản nhất, quan trọng nhất của quyền con người, là một tiêu chí quan trọng để xác định tình trạng nhân quyền ở mỗi quốc gia, cũng như xác định mức độ tiến bộ xã hội và tính nhân văn, tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự. Trong hệ thống các tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thì các tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người luôn được xác định là loại tội phạm có tính nguy hiểm cao và bị trừng phạt rất nghiêm khắc.

Pháp luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay cũng luôn xác định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là nhóm tội có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Trong BLHS năm 2015 các tội phạm này được quy định tại Chương XIV (chỉ sau Chương XIII quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia), bao gồm từ Điều 123 đến Điều 156. Trên cơ sở kế thừa các quy định của BLHS năm 1999, Chương XIV của BLHS năm 2015 có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng. Những sửa đổi, bổ sung này là nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ bảo đảm thực thi hơn nửa quyền con người trong thực tế được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; đồng thời đề đáp ứng yêu cầu về phòng và đấu tranh chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể, Chương XIV của BLHS năm 2015 có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng như sau:

-       Bổ sung một số tội phạm mới: tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); tội mua bán, chiếm đoạt một hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154);

-       Bổ sung một số hành vi phạm tội mới trong một số tội phạm, như: bổ sung hành vi “quan hệ tình dục khác” trong các tội như tội hiêp dâm (Điều 141), tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), tội cường dâm (Điều 143), tội cường dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145), tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146); bổ sung hành vi “vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126);

-       Tách một số hành vi đã được quy định trong một số điều luật thành các tội phạm độc lập và quy định ương các điều luật mới: tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151), tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152);

-       Bổ sung một số tình tiết định khung tăng nặng mới trong một số tội phạm.

-       Sửa đổi các tình tiết định tội và tình tiết định khung ở một số tội phạm theo hướng cụ thể, rõ ràng và hợp lý hơn.

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người có tính nguy hiểm cao, có mức hình phạt nghiêm khắc, trong đó nhiều tội có mức hình phạt chung thân hoặc từ hình. Vì vậy, đây là các vụ án thường có sự tham gia của Luật sư với tư cách là người bào chữa, có thể do phía người phạm tội nhờ hoặc được chỉ định bào chữa theo quy định của BLTTHS. Đồng thời, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại cũng thường có nhu cầu nhờ Luật sư tham gia vụ án đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Một trong những vấn đề rất quan trọng đối với Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự là phải nắm được những đặc điểm riêng biệt của từng loại vụ án, để từ đó có những kỹ năng bào chữa hoặc kỹ năng báo vệ phù hợp và đạt hiệu quả. Những đặc điểm riêng biệt của vụ án được xem xét trên nhiều góc độ, như về pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tâm lý học, tội phạm học...

Trước hết, xét về góc độ pháp lý hình sự thì nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người có một số đặc điểm cần lưu ý.

Đối tượng tác động của các tội phạm này - hay còn gọi là nạn nhân - là con người, đã được sinh ra và còn sống. Tuy nhiên, trong một số tội phạm còn đòi hỏi nạn nhân phải có những đặc điểm riêng biệt, được quy định là yếu tố bắt buộc để định tội (hoặc để định khung hình phạt). Ví dụ: nạn nhân phải có độ tuổi nhất định, như “trong 07 ngày tuổi”, “từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi “, “dưới 16 tuổi”, “dưới 01 tuổi” được quy định là tình tiết định tội trong các tội phạm quy định tại các Điều 124, Điều 144, Điều 145, Điều 152, Điều 156; giữa nạn nhân và người phạm tội phải có mối quan hệ “lệ thuộc”, được quy định là tình tiết định tội trong các tội quy định tại các Điều 130, Điều 131; các đặc tính khác như nạn nhân là “phụ nữ có thai” hoặc người “già yếu, ốm đau”, “không có khả năng tự vệ”... được quy định là tình tiết định tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134) trong trường hợp chỉ gây tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%.

Hậu quả của các tội phạm là những thiệt hại về thể chất hoặc về tinh thần. Bên cạnh những tội phạm trong cấu thành cơ bản có quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc thì có những tội phạm không quy định dấu hiệu này. Tuy nhiên, trong tất cả các tội phạm thì hậu quả đều được quy định là tình tiết để định khung hình phạt. Vì thế, để giải quyết vụ án một cách đúng đắn, đầy đủ và toàn diện thì việc xác định hậu quả là mang tính bắt buộc. Theo quy định của BLTTHS thì việc xác định hậu quả phải được thực hiện bằng những biện pháp nhất định và theo đúng quy trình tố tụng, tuy nhiên thực tiễn cho thấy do nhiều nguyên nhân mà việc xác định này thường gặp không ít khó khăn và đề xảy ra sai sót.

Việc định tội danh đối với nhóm tội phạm này trong thực tiên cũng gặp không ít khó khăn và hay xảy ra sai sót. Có những trường hợp phạm tội tuy khác nhau nhưng có cùng một dạng hành vi, cùng gây ra một dạng hậu quả nhưng ý thức chủ quan khác nhau nên việc phân biệt là rất khó. Ví dụ: Trường hợp giết người đã hoàn thành (nạn nhân đã chết) và trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; Trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp và trường hợp vô ý làm chết người; Trường hợp hiếp dâm chưa đạt (chưa thực hiện được hành vi giao câu với nạn nhân) và trường hợp dâm ô... Hoặc có những tình tiết định tội ở một số tội phạm chỉ có thế xác định dựa trên sự đánh giá từ nhiêu yếu tố nên cũng dễ xảy ra sai sót như tình tiết “tinh thần bị kích động mạnh” tại các Điều 125 và Điều 135 BLHS năm 2015 hoặc tình tiết “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, “vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” quy định tại Điều 126 BLHS năm 2015.

Về góc độ tố tụng hình sự các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người có một số đặc điểm.

Theo Điều 155 của BLTTHS năm 2015, có một số vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Trong đó, phần lớn là các vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Đó là các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 của BLHS năm 2015.

Bên cạnh những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự nói chung được quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015 thì trong các vụ án này có những vấn đề có tính chất đặc thù bắt buộc phải chứng minh, như: nguyên nhân chết người; tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe. Theo quy định của BLTTHS thì những vấn đề này bắt buộc phải chứng minh bằng biện pháp như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giám định. Ngoài ra, do tính chất phức tạp của nhóm tội nên trong thực tế các cơ quan tố tụng thường áp dụng nhiều biện pháp điều tra khác để xác định các tình tiết của vụ án, như: đổi chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra... Có những vụ án phức tạp nên cơ quan tố tụng còn phải thực hiện đi thực hiện lại một biện pháp điều tra như tổ chức thực nghiệm điều tra nhiều lần, đã giám định nhưng phải trưng cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung, đã khám nghiệm tử thi nhưng lại phải khai quật tử thi để tiếp tục khám nghiệm...

Tính chất phức tạp của các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người cùng cho thấy để có thế làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án cần phải vận dụng tri thức khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, như: y học, sinh học, hóa học, vật lý học, tâm lý học, khoa học về dấu vết, khoa học về vũ khí... Điều đó đòi hỏi những người tiến hành cũng như tham gia giải quyết vụ án - trong đó có Luật sư - cần phải có những tri thức và sự am hiểu nhất định về các lĩnh vực này. Đây thực sự là một khó khăn vì khả năng nhận thức có hạn của mỗi con người trước những tri thức sâu rộng của khoa học và đời sổng, mà việc hiểu biết cần phải có quá trình cũng như cần phải có trình độ và sự chuyên môn hóa cao.

Vấn đề trách nhiệm dân sự của người phạm tội cũng là một trong những vấn đề cần phải được hết sức lưu ý. Theo quy định của BLDS năm 2015 thì người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì phải bồi thường cho người bị gây thiệt hại. Mặc dù nguyên tắc và các khoản thiệt hại phải bồi thường được quy định khá cụ thể trong BLDS năm 2015 nhưng trên thực tế đây là vấn đề rất phức tạp, việc giải quyết gặp nhiều khó khăn do tính chất đa dạng và phức tạp của từng trường hợp phạm tội. Trên thực tế, rất nhiều vụ án trở nên “nóng”, làm vụ án khó giải quyết do sự căng thẳng giữa người phạm tội và phía người bị hại liên quan đến trách nhiệm bồi thường.

Một trong những đặc điểm nổi bật khác trong các vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là về khía cạnh tội phạm học và tâm lý học. Do tính chất nghiêm trọng của nhóm tội này nên các vụ án thường nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, trong đó có các phương tiện thông tin đại chúng. Trong thực tế có nhiều vụ án gây ra cái chết của một người hoặc nhiều người, được thực hiện với thủ đoạn dã man, tàn bạo, với động cơ xấu xa, đê hèn; Hay những vụ án xâm hại tình dục, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em... đã gây sự căm phẫn không chỉ từ phía người bị hại mà của cả xã hội. Sự căm phẫn và sự quan tâm của xã hội đã tạo áp lực không nhỏ đến quá trình giải quyết vụ án, trong đó với vai trò là người bào chữa cho người phạm tội thì áp lực mà Luật sư phải chịu là rất lớn.

Người phạm tội của nhóm tội phạm này có những đặc điểm nhân thân đa dạng và có tâm lý rất phức tạp. Xét về đặc điểm nhân thân cho thấy đa số người phạm tội là nam giới, còn trẻ, có trình độ học vấn thấp. hoàn cảnh sống phức tạp, thường không nhận được sự quan tâm, giáo dục đầy đủ hoặc đúng phương pháp từ gia đình, cộng đồng..., nhiêu trường hợp là người đã có tiền án, tiền sự. Sau khi phạm tội, người phạm tội thường có trạng thái tâm lý vô cùng sợ hài, thậm chí bị khủng hoảng do lo sợ bị pháp luật trừng phạt với hình phạt nghiêm khắc hoặc sợ bị phía người bị hại trả thù, sợ bị “quả báo”...; Tuy nhiên, ngược lại có người lại có thái độ chai lì, không hối lỗi, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác, sẵn sàng chấp nhận sự trừng phạt... Thái độ tâm lý này có nhiều nguyên nhân, có thể do đặc thù về tâm sinh lý giới tính, hoặc do trình độ nhận thức hạn chế hay do hoàn cảnh, môi trường chăm sóc, giáo dục tạo nên; Trong đó, không thể không kể đến sự đa dạng trong động cơ phạm tội, nguyên nhân phạm tội, có nhiều trường hợp người phạm tội cho rằng việc họ phạm tội là cần thiết, bản thân họ không có lỗi mà chính nạn nhân mới là người có lỗi. Mặc dù có sự khác nhau nhưng các trạng thái tâm lý này đều ảnh hưởng xấu đến TNHS của người phạm tội, đồng thời gây khó khăn cho hoạt động bào chữa của Luật sư.

Do tính chất của nhóm tội phạm này nên bị hại (hoặc người thân thích của bị hại) có vị trí tố tụng quan trọng trong vụ án và cũng có diễn biến tâm lý khá phức tạp. Bị hại là người bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến tính mạng hoặc đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự - là những lợi ích quan trọng nhất của con người; Trong nhiều trường hợp thiệt hại đó là không thể bù đắp hoặc ảnh hưởng xấu đến cả thế chất và tinh thần suốt cả cuộc đời. Vì vậy, đa số bị hại hoặc người thân của bị hại có thái độ bức xúc, căm phẫn với người phạm tội. Thái độ tâm lý này của bị hại hoặc người thân của bị hại đã ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan trong lời khai và các chứng cứ mà họ cung cấp, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp do thái độ ăn năn, hối lỗi cũng như sự tích cực bồi thường, khắc phục hậu quả của phía người phạm tội mà phía bị hại đã có thái độ tha thứ, bỏ qua cho người phạm tội. Đây là vấn đề mà người phạm tội và Luật sư là người bào chữa cho người phạm tội cần hết sức quan tâm, vì thái độ này của bị hại có thể dẫn đến việc vụ án sè không bị khởi tố hoặc được đình chỉ do bị hại không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố theo quy định tại Điều 155 của BLTTHS năm 2015; hoặc nếu không thuộc trường hợp này thì sự tha thứ, thể hiện bằng sự “bãi nại” của phía bị hại cũng được coi là một tình tiết giảm nhẹ TNHS được áp dụng cho người phạm tội.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.44628 sec| 1136.25 kb