Đặc thù riêng hoạt động tranh luận của Luật sư

22/06/2021
Trong cuộc sống xã hội, hoạt động tranh luận có thể diễn ra với tất cả mọi người, mọi lúc, mọi nơi về bất cứ chủ đề gì. Tuy nhiên, tranh luận trong nghề luật có những đặc thù riêng so với hoạt động tranh luận thông thường.

 

hoạt động tranh luận Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527

1- Đặc thù riêng của hoạt động tranh luận

Trong cuộc sống xã hội, hoạt động tranh luận có thể diễn ra với tất cả mọi người, mọi lúc, mọi nơi về bất cứ chủ đề gì. Tuy nhiên, tranh luận trong nghề luật có những đặc thù riêng so với hoạt động tranh luận thông thường. Cụ thể:

- Về chủ thể tham gia tranh luận, nếu như tranh luận thông thường có thể diễn ra với bất cứ đối tượng nào khi họ có những bất đồng về quan điểm, nhận thức thì hoạt động tranh luận trong nghề luật thường diễn ra giữa các chủ thể làm việc trong các lĩnh vực pháp luật, phục vụ cho mục đích của chủ thể tham gia tranh luận.

Ví dụ minh họa: Trong hoạt động xây dựng pháp luật, đó là tranh luận giữa các nghị sĩ tại nghị trường Quốc hội về một đạo luật chuẩn bị ban hành; trong hoạt động tố tụng đó là tranh luận giữa các Luật sư với nhau tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình; tranh luận giữa Luật sư và Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa hình sự để bảo chữa cho bị của mà Luật sư nhận bảo vệ nhằm phản bác lại quan điểm buộc tội của cơ quan công tố.

- Về địa điểm, nơi diễn ra hoạt động tranh luận, khác với tranh luận thông thường trong xã hội có thể diễn ra bất cứ nơi đâu khi các chủ thể tranh luận phát sinh vấn đề bất đồng về quan điểm, nhận thức thì tranh luận trong nghề luật thường diễn ra tại các địa điểm cụ thể liên quan đến công việc chuyên môn như nghị trường. Tòa án, hội thảo khoa học... môn như nghị trường, Tòa án, hội

- Về địa điểm, nơi diễn ra hoạt động tranh luận, khác với tranh luận thông thường trong xã hội có thể diễn ra bất cứ nơi đâu khi các chủ thể tranh luận phát sinh vấn đề bất đồng về quan điểm, nhận thức thì tranh luận trong nghề luật thường diễn ra tại các địa điểm cụ thể liên quan đến công việc chuyên môn như nghị trường, Toà án, Hội thảo khoa học. Về mục đích tranh luận trong nghề luật: Nếu như mục đích tranh luận trong cuộc sống rất đa dạng, diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống thì mục đích tranh luận trong nghề luật thường có phạm vi hạn chế hơn, phục vụ những mục đích cụ thể đã được xác định, thường liên quan đến công việc của người tranh luận.

Ví dụ minh họa: Trong phiên tòa hình sự, đó là tranh luận giữa Luật sư bào chữa với Kiểm sát viên nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo mà Luật sư nhận bảo vệ.

- Về đối tượng, nội dung tranh luận, có thể thấy những đối tượng, nội dung có thể dẫn đến tranh luận trong cuộc sống rất đa dạng còn trong nghề luật, đối tượng, nội dung cuộc tranh luận thường liên quan đến các vấn đề pháp lý cụ thể.

Ví dụ minh họa: Trong phiên tòa hình sự, khi muốn chứng minh bị của, khách hàng mình nhận bảo vệ không có tội, Luật sư sẽ chuẩn bị và đưa ra các quan điểm, căn cử pháp lý chứng minh quan điểm buộc tội của cơ quan công tổ đối với bị cáo là không có cơ sở pháp lý.

- Về phạm vi, khác với tranh luận thông thường trong cuộc sống có thể phát sinh bất cứ khi nào, về các vấn đề đa dạng thì tranh luận trong nghề luật thường có phạm vi hẹp hơn, có kế hoạch, thời gian cụ thể và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị trước khi tranh luận.

Ví dụ minh họa: Trước phiên tòa, Luật sư, Kiểm sát viên đều đã nhận được giấy triệu tập, thông báo của Tòa án về thời gian mở phiên tòa. Để tham gia phiên tòa, chuẩn bị cho phần tranh luận bảo vệ quan điểm của mình, Luật sư, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề mình sẽ tranh luận.

2- Mục đích tranh luận trong nghề luật

Tranh luận trong cuộc sống thường chỉ 1 sự cọ xát bằng ngôn từ giữa những người tham gia tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, phản bác quan điểm của đối phương, thuyết phục đối phương nghe theo quan điểm của mình. Tuy nhiên, mục đích tranh luận trong nghề luật không hoàn toàn như đặc biệt là đối với hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Tại phiên tòa, các Luật sư có thể tranh luận với nhau, tranh luận với đại diện Viện kiểm sát. Tuy nhiên, việc tranh luận sẽ được điều khiển bởi chủ tọa phiên tòa và mục đích của tranh luận là thuyết phục Hội đồng xét xử nghe theo quan điểm của người tranh luận để đưa ra quyết định có lợi cho phía người tranh luận.

Thực tiễn cho thấy, đối tượng tham gia tranh luận trong nghề luật thường là những người làm việc trong lĩnh vực pháp luật như Luật sư, Kiểm sát viên, chuyên viên pháp lý... Họ là những người được đào tạo, có trình độ nhận thức xã hội, có trình độ chuyên môn, có kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp. Khi tranh luận, Luật sư, Kiểm sát viên, chuyên viên pháp lý... cần vận dụng có hiệu quả, phát huy thế mạnh của kỹ năng lập luận trong tranh luận. Lập luận và tranh luận có môi quan hệ mật thiết với nhau. Lập luận chặt chẽ tạo nền móng, đồng thời vạch phương hướng cho tranh luận hiệu quả. Kiểm sát viên, Luật sư, chuyên viên pháp lý... bắt đầu từ điểm tựa vững chắc - thiết lập hệ thống các luận điểm - luận cứ - luận chứng vững chắc.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(I) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn

 

0 bình luận, đánh giá về Đặc thù riêng hoạt động tranh luận của Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.41844 sec| 942.68 kb