Đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam

06/03/2021

 

Vấn đề đào tạo nghề luật sư được quy định từ Pháp lệnh Luật sư 2001. Một trong những điểm hạn chế của đội ngũ luật sư là chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng nghề nghiệp.

 

 

cấp chứng chỉ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Thời gian đào tạo nghề luật sư

 

 

Vấn đề đào tạo nghề luật sư mới được quy định từ Pháp lệnh Luật sư 2001. Một trong những điểm hạn chế của đội ngũ luật sư là chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, để khắc phục hạn chế này thì phải nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đội ngũ giảng viên và chương trình, giáo trình. Việc kéo dài thời gian khoá học mà chưa giải quyết những vấn đề trên thì chưa phúc đáp yêu cầu tăng cường đội ngũ luật sư cả về số lượng và chất lượng.

 

 

Việc quy định cụ thể thời gian của khoá đào tạo nghề luật sư trong Luật là cần thiết để tránh sự tuỳ tiện và yêu cầu phải soạn thảo chương trình đào tạo một cách khoa học, hợp lý. Luật Luật sư 2006 quy định cụ thể thời gian của khoá đào tạo nghề luật sư là 6 tháng và thời gian tập sự hành nghề luật sư là 18 tháng. Quy định này cũng kế thừa quy định thời gian đào tạo nghề luật sư của Pháp lệnh Luật sự 2001 và phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới là một người để có thể trở thành luật sư, thì tổng số thời gian tham dự khoá đào tạo nghề luật sư và tập sự hành nghề luật sư thông thường là 24 tháng.

 

 

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư tăng thời gian đào tạo nghề luật sư từ 6 tháng lên 12 tháng. Bên cạnh đó, thời gian tập sự hành nghề luật sư được rút ngắn từ 18 tháng xuống còn 12 tháng, đảm bảo tổng thời gian đào tạo nghề luật sư và thời gian tập sự hành nghề vẫn là 24 tháng.

 

 

Miễn đào tạo nghề luật sư

 

 

Về miễn đào tạo nghề luật sư được quy định tại Điều 13 Luật Luật sư 2006. Luật Luật sư 2006 quy định đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư rộng hơn so với Pháp lệnh Luật sư 2001. Đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư gồm: những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật: Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được miễn đào tạo nghề luật sư.

 

 

Quy định miễn đào tạo nghề luật sư cho nhóm các chức danh nói trên xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp của các chức danh này. Các nhà làm luật xác định rằng thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên là các chức danh tư pháp, là những người có kinh nghiệm thực tiễn trong tiến hành tố tụng, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát có thực tiễn nghề thẩm tra hồ sơ các vụ án, thường xuyên có sát với hoạt động tố tụng và nghề nghiệp của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật là người có trình độ cao và chuyên sâu về luật, chuyên nghiên cứu, giảng dạy và thực hiện pháp luật, có hiểu biết chung về nghề nghiệp luật sư. Bản thân các chức danh này, trong hoạt động nghề nghiệp của mình đã tích lũy các kiến thức, kỹ năng cần thiết để hành nghề luật sư và có khả năng nghiên cứu, tự tích lũy, cập nhật các kiến thức, kỹ năng cần thiết khác để hành nghề, kể cả trong các lĩnh vực không thuộc chuyên môn nghề nghiệp chính của mình. Chính vì vậy, việc đào tạo nghề luật sư đối với các chức danh này là không đặt ra. Luật Luật sư 2006 quy định đối tượng được miễn đào tạo nghề luật đối với các chức danh nói trên và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư 2012 đã giữ nguyên các quy định của Luật Luật sư 2006.

 

0 bình luận, đánh giá về Đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.24173 sec| 929.93 kb