Đào tạo nghề luật sư

"Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với những khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá"

Mirko Gomex

Đào tạo nghề luật sư

Ngoài những kiến thức pháp luật cơ sở mà bạn đã được học tại trường đại học, để có thể hành nghề luật sư chuyên nghiệp, bạn còn cần phải có chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp mà điều kiện tiên quyết để được cấp chứng chỉ này là bạn phải tham gia khóa đào tạo nghề luật sư do Học viện Tư pháp trực thuộc Bộ Tư pháp tổ chức. Theo quy định, các khóa học này sẽ được tổ chức định kỳ hằng năm với thời gian học là 12 tháng. Khi kết thúc khóa học, bạn sẽ được tham gia kỳ thi đầu ra để bảo đảm chất lượng đào tạo và nếu bạn vượt qua được kỳ thi này, bạn sẽ được Học viện Tư pháp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Liên hệ

1- Học đào tạo nghề luật sư ở đâu?

Về chương trình học của khóa đào tạo nghề luật sư của Học viện Tư pháp, theo Quyết định số 3101/QĐ-BTP ngày 20/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về Chương trình đào tạo nghề luật sư, mục tiêu đào tạo nghề luật sư là: (i) trang bị cho học viên các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, hình thành năng lực hành nghề đáp ứng yêu cầu của nghề luật sư; và (ii) rèn luyện phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc và sau khi hoàn thành khóa học học viên có thể tiến hành các công việc cơ bản của nghê luật sư.

Phương pháp đào tạo cho các khóa đào tạo luật sư của Học viện Tư pháp là sự kết hợp giữa hình thức giảng dạy trên lớp và thực hành nghề nghiệp cũng như việc tự nghiên cứu của học viên. Việc giảng dạy trên lớp chủ yếu thông qua các bài tập tình huống cụ thể; khuyến khích sự tham gia tích cực của học viên trên cơ sở hướng dẫn, gợi mở của giảng viên; đảm bảo cho học viên bước đầu có thể tiếp cận với thực tế nghê' nghiệp thông qua việc diễn án, kiến tập tại các phiên tòa, phiên xét xử của trung tâm trọng tài giả định.

2- Chọn nơi nào phù hợp để tập sự hành nghề luật sư?

Theo quy định của pháp luật về luật sư, nếu bạn có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư thì sẽ được phép tập sự hành nghề tại một công ty luật nào đó đang hoạt động. Thời gian tập sự hành nghề luật sư tại công ty luật nói chung là 12 tháng, trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ được giảm thời hạn tập sự chẳng hạn như bạn đã từng là thẩm phán, kiểm soát viên, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật, điều tra viên sơ cấp, v.v... Thời gian tập sự hành nghề luật sư sẽ được tính từ ngày bạn đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư địa phương nơi có trụ sở của công ty luật mà bạn dự định tập sự và sẽ được Đoàn luật sư địa phương đó xem xét và cấp giấy chứng nhận bạn là người tập sự hành nghề luật sư.

Thông thường, bạn sẽ tập sự tại nơi bạn đang làm việc đó là công ty luật nước ngoài hay công ty luật trong nước nhưng nếu như bạn đang làm việc ở vị trí luật sư nội bộ trong doanh nghiệp hay phải làm một công việc trái nghề nào khác thì có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cho mình một công ty luật phù hợp nào đó để xin tập sự hành nghề luật sư theo quy định vì đa số các công ty luật đều muốn người tập sự hành nghề luật sư phải đến tập sự thực sự tại công ty luật của họ trong khi trên thực tế bạn lại đang phải làm việc cho một nơi khác để duy trì thu nhập hằng tháng của mình.

Sau khi bạn đã tìm được cho mình một công ty luật để tập sự hành nghề luật sư, bạn sẽ cũng muốn biết bạn sẽ được giao làm những công việc gì trong thời gian tập sự ở đó. Câu trả lời đó là bạn thường sẽ được thực hiện các công việc sau đây:

- Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan đến nghề luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

- Học các kỹ năng nghiên cứu, thu thập tài liệu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ vụ việc;

- Học các kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan trong vụ án hình sự;

- Học các kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đinh, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ việc khác theo quy định của pháp luật;

- Học các kỹ năng tư vấn pháp luật; và

- Học các kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

Sau khi hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư tại công ty luật, bạn phải tham dự một kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trước khi được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Ban Chủ nhiệm các Đoàn luật sư địa phương sẽ xem xét, lập danh sách những người hội đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư và gửi danh sách đó cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Việc tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ do Liên đoàn Luật sư Việt Nam quyết định dựa theo khu vực nhưng ít nhất sẽ là 06 tháng một lần. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ do Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư tiến hành. Nếu bạn đạt yếu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Sau đó, bạn sẽ làm hồ sơ đê' nghị được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và gửi hồ sơ cho Ban chủ nhiệm của Đoàn luật sư địa phương và trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hổ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm của Đoàn luật sư đó sẽ chuyển hồ sơ của bạn cho Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố kèm theo xác nhận bạn đã có đầy đủ tiêu chuẩn hành nghề luật sư. Tiếp theo, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn và sẽ có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư của bạn gửi cho Bộ Tư pháp và rồi trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hổ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho bạn. Trên thực tế, các quy định về thời gian nêu trên sẽ có thể dài hay ngắn hơn thời gian quy định tùy vào thực tế của từng địa phương do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nào đó.

Sau cùng, sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, Đoàn luật sư địa phương còn phải làm thủ tục với Liên đoàn Luật sư Việt Nam để bạn được cấp thẻ luật sư. Theo đó, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định gia nhập Đoàn luật sư địa phương, Ban chủ nhiệm của Đoàn luật sư địa phương sẽ gửi văn bản đê' nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư cho bạn để bạn có thể gia nhập Đoàn luật sư địa phương của họ. Bạn sẽ chỉ có đủ điều kiện hành nghề luật sư khi đã có đầy đủ chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ luật sư.

3- Nên chọn nghề nào giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng?

Khi đã được cấp thẻ luật sư tức là bạn đã trở thành một luật sư chính thức được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là trở thành một luật sư giỏi, có tiếng tăm thì bạn không thể chỉ dừng lại ở đó mà cần thời gian để phát triển thêm bản thân, và quan trọng là bạn phải xác định được con đường hành nghề luật sư mà bạn sẽ đi và gắn bó với nó như thế nào. Cho dù hệ thống pháp luật của Việt Nam không có sự phân biệt nào nhưng trong thực tiễn hành nghề luật sư, do yêu cầu đặc thù về kỹ năng của từng hướng hành nghề riêng biệt, các luật sư Việt Nam thường được chia thành hai loại chính là luật sư tranh tụng (tiếng Anh gọi là barrister hay prosecution counsel) và luật sư tư vấn (tiếng Anh gọi là solicitor) là luật sư chuyên tư vấn luật cho khách hàng và chuẩn bị các tài liệu và hồ sơ pháp lý, thường ít xuất hiện ở tòa án.

Bạn có thể xem luật sư tư vấn như là người canh giữ thành trì, luôn tìm cách gia cố tường thành thêm vững chắc, tìm mọi cách có thể để cản trở không cho bất kỳ ai có thể công phá thành tri của họ, tức là bạn phải tư vấn để khách hàng của bạn tuân thủ pháp luật cũng như vận dụng pháp luật một cách hiệu quả. Ngược lại, còn luật sư tranh tụng thì sẽ là người đi công thành, luôn tìm cách công phá, đột nhập vào thành tri của bạn, tức là họ sẽ tìm mọi khe hở pháp luật mà họ biết được để công phá, đột nhập thành trì của bạn để có lợi cho khách hàng của họ. Do đó, luật sư tư vấn đòi hỏi phải có kiến thức pháp luật sâu rộng và bao quát về các vấn đề pháp lý của khách hàng cùng với tính thận trọng trong công việc để đưa ra những tư vấn pháp lý đúng đắn, phù hợp, kịp thời và cần thiết để khách hàng của họ không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn giảm bớt các khe hở pháp luật do các quyết định thương mại và quản trị doanh nghiệp của khách hàng đưa ra trong hoạt động hằng ngày của họ.

Do yêu cầu về sự cẩn trọng được đặt lên hàng đầu như vậy, luật sư tư vấn sẽ không cần thiết phải quá nhạy bén, nhanh chóng trong công việc, không nhất thiết phải có khiếu hùng biện dù khả năng ăn nói lưu loát vẫn là cần thiết để tạo niềm tin cho khách hàng. Trong khi đó, đối với luật sư tranh tụng thì yêu cầu quan trọng nhất đối với họ là họ phải thật sự nhạy bén trong công việc để đưa ra những hướng xử lý hợp tình, hợp lý trong một thời gian rất ngắn, đặc biệt khi có những tình tiết mới phát sinh trong quá trình tham gia vụ án của khách hàng mà buộc họ phải có cách ứng biến nhanh chóng tại các phiên xử án, có khiếu ăn nói, hùng biện, ngoại hình thân thiện, dễ nhìn và giỏi thủ tục tố tụng tại tòa án, trọng tài. Tuy nhiên, luật sư tranh tụng lại không cần có kiến thức pháp luật quá chuyên sâu trong một lĩnh vực pháp luật đặc thù nào đó, trừ pháp luật về tố tụng, đặc biệt là trong những lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên môn cao chẳng hạn như ngân hàng, xây dựng, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ vì họ thường sẽ được trợ giúp từ các luật sư tư vấn chuyên ngành làm chung với họ trong cùng vụ việc.

Tóm lại, Sự lựa chọn trở thành luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng sẽ tùy thuộc phần lớn vào tố chất, khả năng, tính cách, đam mê và mục tiêu của từng người. Lời khuyên cho bạn đó là trong những năm đầu sau khi được cấp thẻ luật sư, bạn nên cố gắng tham gia cả hai lĩnh vực tư vấn và tranh tụng trong một thời gian hợp lý nào đó để có được cái nhìn tổng quát và kinh nghiệm thực tế của cả hai lĩnh vực. Từ đó, bạn sẽ xác định được đâu sẽ là lựa chọn phù hợp nhất đối với bạn và từ đó sẽ phát triển công việc hành nghề luật sư của bạn theo hướng đã chọn đó. Bạn đừng nên cố gắng ép mình phải lựa chọn ngay từ đầu là sẽ trở thành luật sư tranh tụng hay luật sư tư vấn vì điều đó phải cần thời gian và quá trình hành nghề luật sư sau đó sẽ giúp bạn chọn được câu trả lời phù hợp nhất đối với bạn.

Nguồn: Sách "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phuoc & Partner.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Đào tạo nghề luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.92970 sec| 1117.352 kb