Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Thưởng phạt chi đạo thực quốc chi lợi khí" (Đạo thưởng phạt là thủ đoạn thống trị của Nhà nước).
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Thưởng và phạt là thủ đoạn thống trị của nhà nước. Nếu nhà vua nắm được quyền thưởng phạt trong tay, thì có thể chế phục bề tôi. Nếu bề tôi nắm được quyền thưởng phạt trong tay, thì có thể đánh thắng nhà vua.
Khen thưởng hay trừng phạt đều là phương pháp tốt điều động, khống chế lời nói và hành động của mọi người, dùng “đạo” (tức là quy luật) thưởng phạt cai trị dân chúng là sách lược quan trọng bậc nhất khi cai trị đất nước. Nhà vua khống chế bề tôi nằm ở quyền ra hình phạt và ân đức.
Thưởng và phạt là thủ đoạn thống trị của nhà nước. Nếu nhà vua nắm được quyền thưởng phạt trong tay, thì có thể chế phục bề tôi. Nếu bề tôi nắm được quyền thưởng phạt trong tay, thì có thể đánh thắng nhà vua.
Khen thưởng hay trừng phạt đều là phương pháp tốt điều động, khống chế lời nói và hành động của mọi người, dùng “đạo” (tức là quy luật) thưởng phạt cai trị dân chúng là sách lược quan trọng bậc nhất khi nhà vua trị lý đất nước.
Hàn Phi Tử tóm luợc phương pháp nhà vua khống chế bề tôi nằm ở quyền ra hình phạt và ân đức, ông nói: “Giết hại thì gọi là hình, ban thuởng thì gọi là đức”, tuy không tránh khỏi thiếu sót, nhưng quan điểm coi trọng thưởng phạt, coi trọng người nào nắm quyền thưởng phạt của ông lại hoàn toàn xác đáng. Từ mưu trí “đạo thưởng phạt là thủ đoạn thống trị của nhà nước” có thể thấy Hàn Phi Tử đã nắm được vấn để then chốt của phép trị nước.
Khương Thái công Lã Thượng tiếng tǎm lừng lẫy, sau khi giúp Vũ vương tiêu diệt vua Trụ lập nên vương triều nhà Chu, ông được thụ phong ở đất Tề.
Phía Đông Hải nước Tề có hai anh em nhà hiền sỹ khá nổi tiếng là Hoa Sỹ và Cuồng Duật. Một hôm, Khương Thái công mời hai người ra làm quan. Hoa Sỹ và Cuồng Duật chẳng những không ưng thuận còn buông lời chê trách: Hai anh em ta không xung thân với thiên tử, cũng không qua lại với chư hầu, tự cày cấy lấy lương thực, tự đào giếng lấy nước uống. Chúng ta chẳng cậy nhờ người khác điều gì, cũng chẳng cần bệ hạ ban cho danh tiếng, bổng lộc, chúng ta đâu cần ra làm quan, chỉ làm những việc mình muốn làm.
Khương Thái công quá tức giận, lập tức sai người giết hai anh em họ. Lúc ấy Chu công đang ở nước Lỗ gần đó, biết tin, bèn phái người mau chóng tới hỏi rõ nguồn cơn: "Hai vị danh sỹ ấy là người hiền trong thiên hạ. Sao ngài lại muốn giết họ?".
Khương Thái công trả lời:
Nếu bây giờ có một con ngựa, hơn nữa còn là một con thiên lý mã tốt nhất thiên hạ. Nhưng, dùng roi da quất nó, nó không tiến lên phía truớc, lấy thức ăn hảo hạng dỗ nó, nó không ăn. Nó là con ngựa không thể thuần phục được. Với con ngựa như thế này, ngay cả kẻ nô bộc ngu dốt cũng chắng cần. Hai anh em nhà này chính là con ngựa như thế, họ tuyên bố không muốn làm quan phụng sự cho thiên tử, ta chẳng có cách nào khiến họ thán phục; họ không muốn qua lại với các nước chư hầu, ta cũng không thể đôn đốc họ được. Họ tự cày cấy lấy lương thực, tự đào giếng lấy nước uống, hoàn toàn không nhờ cậy người khác, như thế ta cũng chẳng thế dùng thưởng phạt để đả động đến họ.
Họ không cần danh dự, cũng không cần bổng lộc địa vị, tuy là người hiền nhưng lại không thể dùng được. Nếu đã không muốn phục vụ đất nước, cũng không tỏ lòng trung với nước, vậy giữ họ lại phỏng có tác dụng gì. Trước đây tiên vương cai trị thần dân cũng không dùng thứ gì ngoài tước lộc và hình phạt, nay hai kẻ này cố nhiên chẳng động lòng với bốn thứ ấy. Nếu để mọi người nghe được bọn họ không phục vụ binh dịch, không phải đóng thuế mà tên tuổi vang danh cả nước, vậy thì ta làm sao có thể bảo được thần dân. Nếu mọi người đều học theo họ, cả nước sẽ trở nên mất đoàn kết.
Còn giết bỏ họ có thể làm cho tất cả mọi người đều biết, ta không cần một con thiên lý mã trên danh nghĩa, không đón nhận thức ăn ngon cũng không sợ roi da quất; và cũng để mọi người biết rằng, ta sẽ thi hành hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ được gọi là hiền sỹ nhưng chỉ biết giữ mình sống thanh cao, coi thường đại quyên thưởng phạt của ta. Vì thế ta nhất định phái giết hai anh em họ.
Chu công nghe vậy, liền khen là phải.
Trên đời này, có lẽ thật sự tổn tại những “cao nhân ẩn sỹ” giống như Lão Tử, Trang Tử xem nhẹ hồng trần, không bị tiền bạc mê hoặc, không sợ đao phủ, không muốn dốc sức phục vụ đất nước xã hội. Với những người như vậy, việc thưởng phạt dường như chẳng có chút tác động nào tới họ. Nhưng từ việc Khương Thái công nhất quyết giết hai anh em Hoa Sỹ, Cuồng Duật nhằm răn dạy cả nước, chúng ta có thể thấy việc trừng trị nghiêm khắc những người như họ vừa hay lại là thủ đoạn hữu hiệu nhất để khống chế những người khác. Đó chính là mưu lược: “Thưởng phạt chi đạo, thực quốc chi lợi khí” của Hàn Phi Tử.
Thương phạt giả, bang chi lợi khí dã, tại quân tắc chế thần, tại thần tắc thắng quân.
Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm