Vấn đề đầu tư ra nước ngoài

12/09/2022
Kim Thị Hồng Ngát
Đầu tư ra nước ngoài là một trong những hình thức đầu tư đang được các nhà đầu tư quan tâm. Cùng tìm hiểu những vấn đề đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư kinh doanh được là việc nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Thông qua các hình thức đầu tư được quy định theo quy định của pháp luật đầu tư tại Việt Nam. Luật đầu tư năm 2020 có quy định các hình thức đầu tư bao gồm đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. Đầu tư ra nước ngoài là một trong những hình thức đầu tư đang được các nhà đầu tư quan tâm. Cùng tìm hiểu những vấn đề đầu tư ra nước ngoài

Khái niệm đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân của một quốc gia đưa vốn dưới các hình thức khác nhau vào một quốc gia khác. Điều này để tiến hành các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư ra nước ngoài được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định từ Nghị định số 115/CP ban hành bản điều lệ về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thực sự phát triển sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam thì đầu tư ra nước ngoài có các dấu hiệu sau: 1) Người bỏ vốn đầu tư là các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; 2) Vốn đầu tư được: dịch chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc có nguồn gốc đầu tư tại Việt Nam và có thể là tiền mặt, tài sản bằng hiện vật hoặc quyền tài sản; 3) Hoạt động đầu tư được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam để thu lợi nhuận và lợi nhuận này có thể được chuyển ra nước ngoài hoặc dùng để tái đầu tư tại Việt Nam; 4) Hoạt động đầu tư có thể được thực hiện dưới hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý lao động

Đặc điểm của hình thức đầu tư ra nước ngoài

Đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của tư nhân được thực hiện chủ yếu dưới dạng đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Đầu tư ra nước ngoài trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư ra nước ngoài chủ yếu, theo đó nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, tài sản vào nước tiếp nhận đầu tư và thiết lập các dự án đầu tư tại đó đồng thời họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

Hình thức đầu tư này có đặc điểm sau:

+ Đây là hình thức đầu tư bằng nguồn vốn của tư nhân, nhà đầu tư có toàn quyền quyết định đầu tư và tự gánh chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Cho nên, hình thức đầu tư này ít chịu ảnh hưởng và những ràng buộc về chính trị.

+ Nhà đầu tư tự mình điều hành toàn bộ dự án đầu tư hoặc tham gia điều hành dự án đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.

+ Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội được tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm, trình độ quản lí... của nhà đầu tư.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý

Đầu tư ra nước ngoài gián tiếp

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư ra nước ngoài mà các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thị trường tài chính mua cổ phần hoặc chứng khoán của các công ti của nước tiếp nhận đầu tư nhằm thu lợi nhuận dưới hình thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán mà không tham gia điều hành trực tiếp đối với đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư.

Hình thức đầu tư này có đặc điểm sau:

+ Phương thức đầu tư chủ yếu là nhà đâu tư mua một số lượng cổ phần nhất định của các công ti nước ngoài đang làm ăn có hiệu quả để hưởng cổ tức (thông lệ quốc tế là dưới 10% số cổ phần của công ti nước ngoài).

+ Nhà đầu tư không được tham gia điều hành trực tiếp đối với công ti mà họ đã đầu tư vốn, tài sản.

+ Nước tiếp nhận đầu tư không có cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiêm và trình độ quản lí của nhà đầu tư nhưng họ lại tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi và biết cách chia sẻ rủi ro kinh doanh cho những nhà đầu tư nước ngoài.

Vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Xuất phát từ tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp - Việt Nam trong những năm qua. Có thể khẳng định rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang là một xu hướng tất yếu của các nhà đầu tư. Bởi lẽ các hoạt động đầu tư tại thị trường Việt Nam ngày càng bão hoà, tuy nhiên, kết quả này còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của các doanh nghiệp Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân để lí giải thực trạng này, trước hết phải kể đến năng lực tài chính, kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp còn yếu cộng với sự thiếu hiểu biết về luật pháp và tập quán làm ăn của nước sở tại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài có thể đã chọn lựa những lĩnh vực đầu tư chưa phù hợp, khi triển khai dự án đầu tư thấy chưa thể có lợi nhuận nên lưỡng lự trong việc triển khai đầu tư, rồi cả những nguyên nhân khách quan từ nước sở tại... và tiếp đến còn một lí do không thể không đề cập đó chính là những rào cản pháp lí liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong những năm qua

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

0 bình luận, đánh giá về Vấn đề đầu tư ra nước ngoài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.08799 sec| 817.063 kb