Pháp trị: Đề bạt tể tướng từ nha môn, đề bạt tướng quân từ quân sĩ

"Tể tướng tất khởi vu châu bộ, mãnh tướng tất khởi vu tốt ngũ” (Tể tướng chắc chắn được đề bạt từ nha môn của châu bộ, còn tướng quân dũng mãnh chắc chắn được tuyển chọn từ các binh sĩ trong quân ngũ).

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Đề bạt tể tướng từ nha môn, đề bạt tướng quân từ quân sĩ

Theo Hàn Phi Tử, người lãnh đạo không thể dùng người hay phán xét người khác có tài đức hay không dựa vào lời nói dung mạo, mà cần phải trao chức vụ, khảo sát bản lĩnh, tài năng thật sự của anh ta. Thực tài thực học thể hiện ở cương vị công tác của anh ta, chứ không thể hiện ở môi miệng.

Ban quyền cao chức trọng cho một người thông qua lời nói dung mạo, cử chỉ bề ngoài của anh ta, không phải là cách làm của vị vua anh minh. Người lãnh đạo cần chú trọng tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ dựa vào thực tài thực học của họ, tuyệt đối không được tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ dựa vào tướng mạo, lời nói, bề ngoài.

Liên hệ

Tể tướng tất khởi vu châu bộ, mãnh tướng tất khởi vu tốt ngũ

Quan sát lượng thiếc khi luyện kim, cùng với ngọn lửa khi rèn kiếm, mà đoán định sự thành bại của thanh kiếm, thì ngay cả người đúc kiếm giỏi như Khu Dã cũng chẳng làm được. Dùng kiếm chém giết chim hộc và chim nhạn ở trên mặt nước, chém giết ngựa to và ngựa nhỏ trên mặt đất thì kẻ nô bộc cũng thấy rõ thành bại. 

Chỉ cạy mồm ngựa xem răng, quan sát kỹ tướng mạo, thì người xem tướng ngựa giỏi như Bá Nhạc cũng chẳng thể cǎn cứ vào đó để đoán chắc sự tốt xấu của con ngựa. Đóng ngựa vào xe cho nó kéo xe chạy rồi nhìn nó chạy đến điểm dừng, thì kẻ nô bộc cũng nhận ra đó là con ngựa xấu hay con ngựa tốt. 

Nếu chỉ dựa vào việc quan sát dung mạo trang phục, nghe lời nói giọng điệu của một người, thì Khổng Tử cūng chẳng thể biết anh ta có phải là người hiền tài hay không; dùng chức quan thử thách anh ta, kiểm tra thành tích làm việc của anh ta thì ngay cả người phàm thường cũng biết rõ anh ta là ngưòi đần độn hay thông minh. 

Xét về đám quan lại chịu sự thống trị của vị vua anh minh, tể tướng chắc chắn được đề bạt từ nha môn của châu bộ, còn tướng quân dūng mãnh chắc chắn được tuyển chọn từ các binh sĩ trong quân ngũ. 

Người có công ắt được thưởng, tước vị càng cao, bổng lộc càng nhiều, càng khích lệ người được ban thưởng. Người thǎng quan tiến chức dần dần theo cấp bậc thì khi chức quan càng cao, nhiệm vụ càng lớn, người nhậm chức càng xử lý tốt công việc. Dùng quan to lộc hậu làm động lực thúc đẩy quan lại giải quyết tốt việc chính sự là cách làm của người làm vua thiên hạ.

Theo Hàn Phi Tử, người thống trị không thể dùng người, cũng không thể phán xét người khác có tài đức hay không dựa vào lời nói dung mạo, mà cần phải trao chức quan cho anh ta, khảo sát anh ta có bản lĩnh, tài năng thật sự hay không cǎn cứ vào thành tích làm việc của anh ta. Thực tài thực học thể hiện ở cương vị công tác của anh ta, chứ không thể hiện ở môi miệng.

Khi chức vụ càng lớn, người cán bộ được cất nhắc dần dần từ cơ sở càng xử lý tốt việc công, vì tiến trình thǎng quan tiến chức của anh ta đã nói lên trình độ cúa anh ta. 

Ban quyền cao chức trọng cho một người thông qua lời nói dung mạo, cử chỉ bề ngoài của anh ta, chẳng phải là cách làm của vị vua anh minh. Lý luận này của Hàn Phi Tử nhắc nhở người lãnh đạo cần chú trọng tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ dựa vào thực tài thực học của họ, tuyệt đối không được tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ dựa vào tướng mạo, lời nói, bề ngoài.

Theo Tân Đường thư - Tể tướng thế hệ biểu, thời Đuờng có tất cả ba trǎm sáu mươi bảy vị tể tướng. Thông giám - quyển 211 chép: “Hiền tướng thời Đường, trước có Phòng (Huyền Linh), Đỗ (Như Hối), sau có Diêu (Sùng), Tống (Cảnh), người khác chẳng thể sánh bằng”. Trong đó, Diêu Sùng là một trong những hiền tướng đếm trên đầu ngón tay.

Diêu Sùng tự là Vô Chi, vốn tên là Vô Sùng, người huyện Hiệp Thạch, Thiểm Châu (nay thuộc Tam Môn Hạp, tỉnh Hà Nam). Diêu Sùng sinh vào năm thứ nhất niên hiệu Vĩnh Huy đời Đường Cao tông (tức năm 650) trong một gia đình quan lại, cha ông từng làm đô đốc Thôi Châu. Diêu Sùng hiếu học từ nhỏ, sau này ông ra làm quan qua con đường thi cử, ban đầu ông nhậm chức tham quân Bộc Châu, sau đó vất vả lắm ông mới leo lên chức lang trung bộ binh. 

Con đường làm quan của ông sáng rõ từ khi ông dâng tấu sớ can gián Võ hậu, và được Võ hậu tán thưởng. Năm đầu niên hiệu Thánh Lịch (698-699), ông thăng chức làm thị lang bộ binh, đồng trung thư môn hạ bình chương sự (tức là chức vị tể tướng). Năm đó ông ước chừng năm mươi tuổi. Thời gian này, Võ hậu trọng dụng những quan lại tàn ác, lạm sát người vô cớ. 

Diêu Sùng thẳng thắn góp ý với Võ hậu: “Từ sau niên hiệu Thuỳ Củng (685-588), rất nhiều người tan cửa nát nhà, chịu hình phạt oan ức, bị ép nhận tội rồi dẫn đến cái chết. Còn người đi báo quan thì có công, thiên hạ gọi là “dựng chuyện”, thậm chí còn ban hành nhiều lệnh cấm dân chúng tụ tập hơn cả thời Hán” (Trích Cựu Đương thư - Diêu Sùng truyện). 

Mặc dù Võ hậu bị Diêu Sùng phê bình nhưng lại vô cùng khâm phục sự chính trực ngay thẳng của ông, nên đã ban thưởng cho ông một nghìn lạng bạc. Không lâu sau, vì Diêu Sùng phản đối chuyện Võ hậu sủng ái Trương Dịch Chi, nên nhân cơ hội giặc Liêu sang xâm chiếm bờ cõi, Võ hậu điều ông làm đại tổng quản, thống lĩnh quân đội đi tiêu diệt quân Liêu. Sau đó ông làm quan thích sử ở Nhâm Châu. 

Đến khi Đường Trung Tông Lý Hiển lên ngôi, ông lại được vời ra làm thượng thư bộ binh, đồng trung thư môn hạ tam phẩm. Lúc đó, Thái Bình công chúa làm loạn triều chính, các vương thân cũng tranh giành quyền lực. Diêu Sùng cùng Tống Cảnh bí mật dâng tấu xin Trung tông lệnh cho Thái Bình công chúa rời đến Đông đô, bãi bỏ binh quyền của các thân vương để họ làm quan thích sử, khỏi quấy nhiễu chính sự. 

Nhưng vì Thái Bình công chúa kịch liệt phản đối việc này, nên Diêu Sùng bị giáng làm quan thích sử Thân Châu. Sau khi Đường Huyền tông lên ngôi, vào tháng 10 niên hiệu Khai Nguyên năm thứ nhất, lần thứ ba Diêu Sùng lên làm thượng thư bộ binh, đồng trung thư môn hạ tam phẩm, đứng đầu các tể tướng.

Sau khi Diêu Sùng lên làm phụ chính, ông gǎng sức chỉnh đốn hàng ngũ quan lại, ban hành chế độ tuyển chọn quan lại nghiêm ngặt, bãi bỏ con đường phong quan thiên lệch trước đây. Tháng 2 năm thứ hai niên hiệu Khai Nguyên, Thân vương Lý Thành Nghĩa chưa được sự phê chuẩn của các bộ ngành liên quan đã tự ý dâng tấu lên Huyền tông, phá cách cất nhắc Diêm Sở Khuê đang làm lục sự trong phủ lên làm tham quân (tức là từ hàm cửu phẩm lên thất phẩm). 

Cách bổ nhiệm quan lại vì tình riêng như thế này là đi theo con đường phong quan thiên lệch trước đây. Nên khi biết chuyện, Diêu Sùng lập tức dâng tấu: “Thần thiết nghĩ, việc bổ nhiệm quan lại phải dựa vào tài năng, nếu đại vương ban chức tước vì nể tình riêng, e là sẽ làm rối kỷ cương” (Trích Thông giám-quyển 211). Do Diêu Sùng cực lực phản đối, cuối cùng Huyền Tông cũng buộc phải thu hồi sắc lệnh, từ đó gạt bỏ hết những lời cầu xin không chính đáng.

Diêu Sùng là một vị hiền tướng nổi tiếng thời Ðuờng, sự nghiệp của ông được lưu truyền trong sử sách, con đường làm quan của ông là một ví dụ điển hình cho đạo lý “tể tướng chắc chắn được đề bạt từ nha môn của châu bộ, còn tướng quân dũng mãnh chắc chắn được tuyển chọn từ các binh sĩ trong quân ngũ”.

Hàn Phi Tử - Hiển học

Phù thị đoán tích nhi sát thanh hoàng, Khu Dã bất nǎng dī tất kiếm; mộc kích hộc nhạn, lục đoạn câu mã, tắc tang hoạch bất nghi độn lợi. Phát xỉ vẫn hình dung, Bá Nhạc bất nǎng dĩ tất mã; tiếp xa tựu giá, nhi quan kỳ mạt đồ, tắc tang hoạch bất nghi giá lương. Quan dung phục, thính tù ngôn, Trong Ni bất nǎng dĩ tất sĩ; thí chi quan chức, mưu kỳ công phạt, tắc dung nhân bất nghi vu ngu trí. Cố minh chủ chi lại, tể tướng tất khởi châu bộ, mãnh tướng tất khởi vu tốt ngũ. Phù hữu công giả tất thưởng, tắc tước lộc hậu nhi dũ công; thiên quan tập cấp, tắc quan chức đại nhi dũ trị. Phù tước lộc đại nhi quan chức trị, vương chi đạo dã.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Đề bạt tể tướng từ nha môn, đề bạt tướng quân từ quân sĩ

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.06896 sec| 1104.086 kb