Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở

"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn cần là một Luật sư tử tế".

- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest

Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai).

Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản liên quan đến đất đai như: [1] tranh chấp về giao dịch quyền sử dụng đất, nhà ở; [2] tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, [3] tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn. 

Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (Luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ khách hàng giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất, thông qua [1] thương lượng, [2] hòa giải, [3] tố tụng tòa án, [4] trọng tài thương mại.

Liên hệ

VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG

Hiểu biết pháp luật
Hiểu biết pháp luật
Người không hiểu rõ quy định của pháp luật đất đai, nhà ở, bất động sản khó để thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình.
Áp lực tâm lý
Áp lực tâm lý
Người đang có tranh chấp phải chịu áp lực tâm lý, cuộc sống, công việc bị sáo trộn, có thể ra quyết định sai lầm.
Thiếu chứng cứ, tài liệu
Thiếu chứng cứ, tài liệu
Việc thu thập chứng cứ, tài liệu gặp khó khăn, do quy định của pháp luật phức tạp, nguồn gốc đất đai không rõ ràng.
Tình trạng quan liêu
Tình trạng quan liêu
Việc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện gặp khó khăn do tình trạng quan liêu, thủ tục rườm rà, thậm chí là tham nhũng, hối lộ ảnh hưởng tới thực hiện đúng pháp luật.
Năng lực đàm phán
Năng lực đàm phán
Thuyết phục các bên thống nhất phương án giải quyết mâu thuẫn, giảm thiểu xung đột, hài hòa lợi ích giữa các bên... luôn là vấn đề khó khăn trong tranh chấp nhà đất.
Thiếu thiện chí, trung thực
Thiếu thiện chí, trung thực
Nhiều tranh chấp nhà đất có nguyên do từ sự không trung thực, thiếu thiện chí của một bên hoặc các bên.

CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ

Tư vấn hồ sơ, thủ tục
Tư vấn hồ sơ, thủ tục
Tư vấn về hồ sơ, thủ tục liên quan đến tranh chấp đất đai, nhà ở; trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp; lệ phí, án phí phải nộp.
Soạn thảo văn bản
Soạn thảo văn bản
Hướng dẫn, giúp khách hàng soạn thảo các văn bản, giấy tờ như đơn khiếu nại, đơn tố cáo, biên bản hòa giải, đơn khởi kiện.
Đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo ủy quyền
Đại diện khách hàng thực hiện đối thoại, đàm phán, thương lượng, các công việc khác trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ
Xác minh, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu thập chứng cứ, thẩm định, định giá.
Tham gia tố tụng
Tham gia tố tụng
Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án.
Hỗ trợ về hành chính
Hỗ trợ về hành chính
Giúp đỡ khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch, thực hiện công việc khác.

I- KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN

Tranh chấp hiểu theo nghĩa thông thường là: [1] giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; hoặc [2] đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên (Từ điển tiếng Việt, Giáo sư Hoàng Phê, Nhà xuất bản Hồng Đức).

Tranh chấp nhà đất là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ nhà đất. Nội hàm của tranh chấp nhà đất rất rộng, tuy nhiên nhưng đối tượng tranh chấp phải là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở rất đa dạng, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như đời sống của mỗi bên tranh chấp. Các dạng tranh chấp đất đai, nhà ở thường gặp:

- Tranh chấp đất đai, nhà ở có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính;

- Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất; 

- Tranh chấp quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong quá trình giải quyết các tranh chấp trong ly hôn;

- Tranh chấp giao dịch mua bán nhà, chuyển nhượng đất, cho thuê, ủy quyền, góp vốn đầu tư kinh doanh với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất; 

- Tranh chấp xảy ra do hạn chế quyền và lợi ích của các bên liên quan trong quá trình sử dụng đất; 

- Tranh chấp đất đai do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; 

- Tranh chấp xảy ra trong quá trình giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;

- Tranh chấp đòi lại đất, nhà ở, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: (a) đòi lại đất, tài sản của họ hoặc của người thân trong quá trình thực hiện chính sách đất đai đã chia, cấp cho người khác; (b) đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ; (c) đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ. 

Tranh chấp nhà đất thường rất phức tạp, do giá trị tài sản tranh chấp lớn, chính sách và pháp luật đất đai, nhà ở của Việt Nam qua nhiều thời kỳ rất khác nhau, nhiều vụ việc nhà đất có nguồn gốc không rõ ràng.

II- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN

Hòa giải tranh chấp đất đai: các bên tranh chấp đất đai, nhà ở tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Đây là hình thức được Nhà nước khuyến khích, nhưng kết quả hòa giải thành không có giá trị bắt buộc đối với các bên. Do đó giải quyết bằng phương thức này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện hòa giải bắt buộc: tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất) mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Những tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì không bắt buộc hòa giải.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết tranh chấp nhà đất: những tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết: (1) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính); (2) Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp nhà đất: đương sự được khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết (a) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai; (b) Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…); (c) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai. 

Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp nhà đất: liên quan đến bất động sản trong trường hợp (1) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (2) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (3) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

QUY TRÌNH DỊCH VỤ

Bước
1
Tiếp nhận thông tin ban đầu
Đề nghị với người yêu cầu dịch vụ cung cấp tài liệu, trình bày yêu cầu để có thông tin ban đầu về tranh chấp nhà đất: nội dung, diễn biến, mong muốn của họ.
Bước
2
Xác định yêu cầu khách hàng
Trao đổi với người yêu cầu dịch vụ để xác định mong muốn (thực), thực trạng, thông tin liên quan, năng lực, mối quan hệ giữa khả năng thực hiện với mong muốn của họ.
Bước
3
Hướng dẫn, đề xuất giải pháp
Đưa ra hướng dẫn ban đầu về quy định của pháp luật đất đai, nhà ở phương án giải quyết sơ bộ (nếu có thể) hoặc tư vấn cho người yêu cầu dịch vụ giải pháp phù hợp khác.
Bước
4
Ký kết hợp đồng dịch vụ
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung: (a) thông tin khách hàng; (b) nội dung dịch vụ; (c) thời hạn thực hiện; (d) quyền, nghĩa vụ của các bên; (đ) thù lao, chi phí; (e) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (f) phương thức giải quyết tranh chấp.
Bước
5
Đề xuất dịch vụ bổ sung
Hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ bổ sung hoặc thuê thêm chuyên gia để giải quyết tốt nhất các vấn đề.
Bước
6
Xác minh, thu thập chứng cứ
Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật, xác định người làm chứng, người liên quan... bằng phương thức: (a) làm việc với khách hàng, (b) làm việc với tổ chức, cá nhân, (c) xác minh thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Bước
7
Hỗ trợ đàm phán, thương lượng
Hỗ trợ hoặc đại diện khách hàng đàm phán, thương lượng, lập biên bản làm việc, biên bản hòa giải.
Bước
8
Tham gia tố tụng
Trường hợp hòa giải không thành, luật sư tham gia tố tụng (dân sự, hành chính, trọng tài) với tư các người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
Bước
9
Tổng hợp, thông báo, điều chỉnh
Tổng hợp, thông báo các công việc đã thực hiện với khách hàng đúng thời hạn được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; xác định vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Bước
10
Thanh lý hợp đồng dịch vụ
Các bên xác nhận những nội dung của hợp đồng đã hoàn thành, những nội dung chưa hoàn thành (nếu có); trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT
  • Đang có tranh chấp đất đai, nhà ở có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính;
  • Đang có tranh chấp thừa kế nhà đất; 
  • Đang có tranh chấp nhà đất khi giải quyết tranh chấp trong ly hôn;
  • Đang có tranh chấp giao dịch mua bán nhà, chuyển nhượng đất, cho thuê, ủy quyền, góp vốn đầu tư... với tài sản là nhà đất; 
  • Đang có tranh chấp xảy ra do hạn chế quyền và lợi ích của các bên liên quan trong quá trình sử dụng đất; 
  • Đang có tranh chấp đất đai do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; 
  • Đang có tranh chấp đòi lại nhà đất;
  • Đang tranh chấp xảy ra trong quá trình giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
7.10213 sec| 1135.688 kb