"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Vậy nếu chọn làm Luật sư, bạn hãy là một Luật sư tử tế".
- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest
Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán
Kỹ năng tư vấn kế toán- thuế của doanh nghiệp tập trung giải quyết một số loại vụ việc đặc thù sau: (i) Tư vấn pháp luật về tạo lập vốn và huy động vốn của doanh nghiệp; (ii) Tư vấn pháp luật về quản trị tài chính, thuế, kế toán của doanh nghiệp; và (iii) Tư vấn pháp luật thuế- kế toán trong cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc một số thông tin để làm rõ hơn về vấn đề này.
1. Khái niệm về thuế - kế toán
Kế toán kế toán- thuế là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bảng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Kế toán tài chính có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế của doanh nghiệp một cách liên tục, chủ yếu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (đơn vị tiền tệ). Kết quả đầu ra của kế toán tài chính là báo cáo tài chính (năm, quý) của toàn bộ doanh nghiệp và được công bố công khai đến các đối tượng có nhu cầu, chủ yếu là các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp (nhà nước, tổ chức tín dụng, người bán, người mua, nhà đầu tư...).
Tư vấn kế toán- thuế là việc chuyên gia tài chính (có trình độ chuyên môn cao về kế toán - tài chính, có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính...) hướng dẫn, đưa ra ý kiến và giúp doanh nghiệp soạn thảo hoặc thẩm định quy trình hạch toán - kế toán (kế toán quản trị và kế toán tài chính), các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn kế toán - tài chính và các phương án tài chính (kế hoạch, dự án đầu tư tài chính).
Như vậy, tư vấn kế toán- thuế chủ yếu quan tâm đến việc xây dựng, thẩm định các chỉ tiêu tài chính, thiết lập các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán - kế toán và quản trị tài chính doanh nghiệp, sẽ được phân ánh kết quả cuối cùng tại các báo cáo kế toán quản trị, báo cáo tài chính, hồ sơ kế hoạch tài chính và hồ sơ dự án đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Tư vấn pháp luật tài chính lại chủ yếu quan tâm đến các khía cạnh pháp lý (trách nhiệm và thẩm quyền trong việc xác lập, thẩm định. phê duyệt và giá trị pháp lý của các chỉ tiêu tài chính, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, chế tài khen thưởng và kỷ luật, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm giải trình) trong quá trình tạo lập. huy động, quản lý. sử dụng, định đoạt lái sán. nguồn vốn của doanh nghiệp.
Kỹ năng tư vấn kế toán tài chính doanh nghiệp tập trung giải quyết một số loại vụ việc đặc thù sau: (i) Tư vấn pháp luật về tạo lập vốn và huy động vốn của doanh nghiệp; (ii) Tư vấn pháp luật về quản trị tài chính doanh nghiệp; và (iii) Tư vấn pháp luật tài chính về tái cơ cấu doanh nghiệp.
2. Những yêu cầu về pháp luật kế toán- thuế mà Luật sư cần có:
(i) Kiến thức sơ cấp về tài chính, kế toán
Quá trình làm tư vấn về lĩnh vực pháp luật thuế trong doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc Luật sư phải tiếp xúc, nghiên cứu rất nhiều hồ sơ không chỉ các văn bản pháp luật về sắc thuế mà khách hàng đề nghị tư vấn mà còn phải nghiên cứu rất nhiều thông tin từ sổ sách kế toán của khách hàng cung cấp. Vì vậy, khi Luật sư có những kiến thức dù là sơ cấp về tài chính kế toán sẽ giúp cho Luật sư thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích, nhiều sở cứ pháp lý để thực hiện dịch vụ tư vấn của mình.
(ii) Kỹ năng chọn lọc và thẩm định được chất lượng thông tin thu nhận từ các kênh
Lĩnh vực thuế là lĩnh vực có số lượng văn bản pháp quy điều chỉnh rất lớn và thường xuyên có sự điều chỉnh, thay đổi. Bên cạnh đó, các kênh cung cấp thông tin về lĩnh vực thuế với nhiều chất lượng dưới nhiều hình thức (website, diễn đàn, mạng xã hội, các công ty tư vấn....). Bời vậy, liên quan đến việc cập nhật thông tin về thuế mỗi Luật sư phải có kỹ năng chọn lọc và tự thẩm định chất lượng thông tin để có thông tin hiệu quả cho vụ việc tư vấn.
(iii) Kỹ năng phân tích và tính toán số liệu theo các phương pháp tinh thuế
Phần lớn các vụ việc tư vấn về pháp luật thúc trong doanh nghiệp đều đòi hỏi Luật sư phải có kỹ năng áp dụng phương pháp tính thuế của các sắc thuế để tính toán ra càng nhiều phương án số liệu càng tốt, và mỗi phương án có một hệ thống căn cứ pháp lý đi kèm để lựa chọn phương án tối ưu nhất..
(iv) Thiết lập và duy trì được mối quan hệ tốt với các cơ quan thuế, đại lý thuế, kiểm toán, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
Việc Luật sư chuyên ngành tư vấn pháp luật về thuế trong doanh nghiệp có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan thuế, đại lý thuế, kiểm toán, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ giúp Luật sư có thêm nguồn thông tin tin cậy và có thể kế thừa được kinh nghiệm xử lý từ những sự việc tương tự mà nhìn nhóm chuyên ngành trên da gặp. Ngoài ra, tứ những mối quan hệ nêu trên. Luật sư cũng có thêm nguồn lực không chi ở góc độ tham mưu biện pháp mà các góc độ hòa giải, tự giải quyết công việc sao cho chinh xác và hiệu quã nhất.
Ngoài ra, Luật sư cần có các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán... cũng là những kỹ năng quan trọng.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN TƯ VẤN PHÁP LÝ
Lưu ý: nên lập dự toán chia tổng thể khối lượng công việc thành nhiều hạng mục, nhiều lựa chọn để khách hàng có thể chủ động lựa chọn theo khả năng tài chính và Luật sư cũng có nhiều khả năng giao kết được hợp đồng.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm