"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn phải là một Luật sư tử tế".
- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest
Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại
Dịch vụ pháp lý về Nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ khách hàng về hồ sơ Nhượng quyền thương mại; đại diện khách hàng tham gia đàm phán, thương lượng, thực hiện thủ tục pháp lý về Nhượng quyền thương mại; giải quyết tranh chấp về Nhượng quyền thương mại thông qua thương lượng, hòa giải hoặc bằng thủ tục Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.
Bên nhượng quyền phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động Nhượng quyền thương mại trước trước khi Nhượng quyền thương mại.
Công bố Nhượng quyền thương mại là bắt buộc, giúp Bên nhận quyền thương mại tiềm năng có được những thông tin quan trọng về Bên nhượng quyền.
VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG:
CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ:
I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
Nhượng quyền thương mại (Franchising): là hoạt động thương mại, theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện: (1) Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Bên nhượng quyền (Franchisor): là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
Bên nhận quyền (Franchisee): là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
Quyền thương mại (Commercial rights): bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây: (a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền; (b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung; (c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; (d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Mô hình Kinh doanh nhượng quyền (Franchise Business Model) là công việc kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
II- ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
Bên nhượng quyền được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện: (1) Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm; (2) Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền; (3) Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
Bên nhận quyền được phép nhận quyền thương mại: khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh nhượng quyền thương mại: gồm (1) Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; (2) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Xem thêm: Nhượng quyền thương mại (Franchising).
III- CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
Quy định của pháp luật Việt Nam về việc cung cấp thông tin về Hệ thống Nhượng quyền thương mại, về cơ bản là tương đồng với pháp luật các nước, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế (Luật mẫu về thông tin Nhượng quyền thương mại năm 2002 của UNIDROIT): ít nhất 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng, bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng Nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về Nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền, nếu các bên không có thoả thuận khác. Đây là thời gian phù hợp để bên dự kiến nhận quyền có thể xem xét và cân nhắc về việc có tham gia vào Hệ thống nhượng quyền hay không (Điều 8 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền còn được đặt ra sau khi hợp đồng đã được ký kết, trong suốt quá trình kinh doanh, nếu như Bên nhượng quyền có những thay đổi quan trọng trong hệ thống Nhượng quyền thương mại mà có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức Nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền. Nội dung bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại rất quan trọng đối với bên dự kiến nhận quyền trong việc đi đến quyết định có tham gia vào hệ thống Nhượng quyền thương mại của Bên nhượng quyền hay không.
IV- ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
Bên nhượng quyền phải đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại trước trước khi tiến hành nhượng quyền thương mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân.
Hồ sơ đăng ký, thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thời hạn trả lời của cơ quan tiến hành đăng ký, thủ tục tiến hành đăng ký vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, thủ tục đăng ký lại khi thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh khác, thủ tục thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động Nhượng quyền thương mại, thủ tục xoá đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại, được quy đinh chi tiết tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, Thông tư số 09/2006/TT-BTM.
V- VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Nhượng quyền thương mại, gồm: (a) Kinh doanh Nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định; (b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; (c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động Nhượng quyền thương mại; (d) Thông tin trong bản giới thiệu về Nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực; (đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại; (e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động Nhượng quyền thương mại; (g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật; (h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra; (i) Các vi phạm các quy định khác của pháp luật thương mại.
QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ:
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm