Định giá tài sản: Kỹ năng phân tích, đánh giá và sử dụng kết quả

"Luật pháp và trật tự tồn tại với mục đích thiết lập công lý và khi chúng thất bại trong mục đích này, chúng trở thành những con đập được cấu trúc nguy hiểm ngăn chặn dòng chảy của tiến bộ xã hội"

- Martin Luther King Jr

Định giá tài sản: Kỹ năng phân tích, đánh giá và sử dụng kết quả

Định giá tài sản trong vụ án hình sự là một trong những căn cứ để Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản trong các vụ án.

Kỹ năng nghiên cứu tài liệu định giá tài sản là một trong những công việc quan trọng của Luật sư khi tham gia tố tụng. Kết quả nghiên cứu tài liệu định giá tài sản là cơ sở để Luật sư xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch hỏi, xác định phương án bào chữa cho bị can/bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự khác theo quy định. Việc nghiên cứu tài liệu định giá tài sản là cơ sở xác định đúng giá trị tài sản bị xâm phạm, là căn cứ trong việc xác định hành vi của bị cáo có phạm tội hay không, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt, mức hình phạt.

Liên hệ

Định giá tài sản trong vụ án hình sự là một trong những căn cứ để Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản trong các vụ án. Trong Bộ luật hình sự có rất nhiều tội danh quy định định giá tài sản, liên quan đến các hành vi như: cố ý làm hư hỏng tài sản; cố ý huỷ hoại tài sản; Chiếm đoạt tài sản; Chiếm giữ trái phép tài sản; Trộm cắp tài sản,... Vì vậy, kỹ năng nghiên cứu tài liệu định giá tài sản là một trong những công việc quan trọng của Luật sư khi tham gia tố tụng. Kết quả nghiên cứu tài liệu định giá tài sản là cơ sở để Luật sư xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch hỏi, xác định phương án bào chữa cho bị can/bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự khác theo quy định. Việc nghiên cứu tài liệu định giá tài sản là cơ sở xác định đúng giá trị tài sản bị xâm phạm, là căn cứ trong việc xác định hành vi của bị cáo có phạm tội hay không, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt, mức hình phạt. Mặt khác, định giá tài sản cũng là căn cứ để giải quyết đồng thời các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự đã có những quy định về định giá tài sản trong vụ án hình sự.

Trong cấu thành tội phạm, có rất nhiều tội danh đòi hỏi phải xác định hậu quả của hành vi phạm tội mới là điều kiện để khởi tố vụ án hình sự như các tội về xâm phạm sở hữu: Tội hủy hoại tài sản; Tội trộm cắp tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Tội chiếm giữ trái phép tài sản; Tội sử dụng trái phép tài sản; Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản; Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp... Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như: Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội trốn thuế; Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả; Tội lập quỹ trái phép; Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng...

Với các tội danh mà giá trị tài sản không phải là cơ sở để khởi tổ thì việc định giá tài sản là điều kiện để xác định khung hình phạt của tội phạm như các tội về xâm phạm sở hữu: Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản... Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội đầu cơ; Tội quảng cáo gian dối; Tội lừa dối khách hàng; Tội vi phạm quy định về cung ứng điện; Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả...

Như vậy, phần nhiều các tội danh liên quan đến yếu tố vụ lợi đều cần phải định giá tài sản để làm cơ sở khởi tố vụ án hoặc định khung hình phạt.

Điều này cho thấy, khi Luật sư tham gia bào chữa hay bảo vệ quyền lợi cho các đương sự thì việc đánh giá các chứng cứ liên quan đến hoạt động định giá tài sản là đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định đến việc khởi tố hoặc không khởi tố một vụ án hình sự, cùng như đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó làm cơ sở để định khung hình phạt.

Để đảm bảo việc bào chữa, bảo vệ cho khách hàng trong từng vụ án hình sự cụ thể, Luật sư cần nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ, đồ vật có liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ cho bị can, bị cáo hoặc đương sự trong vụ án. Thông thường, Luật sư bắt đầu nghiên cứu bản cáo trạng trước, rồi mới nghiên cứu các tài liệu thuộc về nội dung của vụ án. Khi nghiên cứu các tài liệu này, Luật sư phải kiểm tra cả về thủ tục tố tụng và làm rõ những vấn đề về chứng cứ, đối chiếu với các văn bản pháp luật để xác định các tài liệu đó có thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ không. Đối với tài liệu về định giá, Luật sư không chỉ nghiên cứu những tài liệu được cung cấp bởi Hội đồng định giá mà những tài liệu liên quan đến định giá được thu thập bởi cơ quan tiến hành tố tụng cũng đặc biệt quan trọng. Chúng ta đều biết rằng xuất phát từ yêu cầu định giá cùng các tài liệu, chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được làm cơ sở để hội đồng định giá tài sản. Do yêu cầu định giá không đầy đủ hoặc các tài liệu mà cơ quan tố tụng thu thập không đầy đủ, không chính xác sẽ dần đến việc định giá không đầy đủ, không chính xác, không bảo đảm cho việc giải quyết đúng về vụ án hình sự. Vì vậy, khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến định giá, cho dù là Luật sư bào chữa hay bảo vệ quyền lợi cho đương sự thì Luật sư cần xác định được hai nhóm tài liệu liên quan đến việc định giá.

(i) Nhóm tài liệu cơ quan tiến hành thu thập

Đây là nhóm tài liệu mà cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào đó để ra văn bản yêu cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự định giá tài sản làm căn cứ giải quyết vụ án. Cần xem xét tính hợp pháp, tính xác thực của các tài liệu này, từ đó làm căn cứ để đánh giá bản Kết luận định giá tài sản.

Bao gồm toàn bộ các tài liệu liên quan đến tài sản và tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng có được trong quá trình giải quyết vụ án như biên bản phạm tội quả tang; Biên bản khám nghiệm hiện trường; Biên bản khám xét; Biên bản thu giữ tang vật; Biên bản niêm phong tang vật, tang vật hay tài sản thu giữ hoặc tài sản bị xâm phạm và một tài liệu nữa, đó chính là biên bản ghi lời khai có liên quan đến tài sản trong các vụ án mà tài sản bị hủy hoại, hư hỏng, mất mát.

Luật sư cần xem xét toàn bộ các tài liệu này xem có được lập, thu thập theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự không? Tại Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. Điều này cho thấy, nếu việc thu thập chứng cứ không đúng quy định pháp luật thì không bảo đảm tính hợp pháp của chứng cứ. Thu thập chứng cứ, tài liệu không đầy đủ thì kết luận định giá sè không phản ánh đúng được giá trị của tài sản cần định giá, bản kết luận định giá không thỏa mãn tính xác thực của chứng cứ, từ đó không đủ cơ sở để giải quyết vụ án.

Trong thực tế, nhiều cơ quan tố tụng thường hay mắc phải các lỗi sau:

Một là, không thu thập kịp thời, đúng pháp luật các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tài sản cần định giá;

Hai là, khi gửi thông tin về các tài liệu, đồ vật cho Hội đồng định giá nhưng thông tin về số lượng, chất lượng các đồ vật, tài liệu Cơ quan điều tra gửi đi cần giám định còn sơ sài, không rõ đặc điểm, chủng loại; Hiện tài sản còn hay không còn; Đã qua sử dụng hay chưa; Nhiều tài sản không được niêm phong hay bảo quản đúng quy định pháp luật; Các tài liệu có liên quan gửi cơ quan Hội đồng định giá thường không ghi hoặc ghi không đầy đủ theo đúng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự;

Ba là, không nêu thời hạn định giá theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự;

Bốn là, xác định thời điểm để tính giá trị thiệt hại của tài sản không chính xác, không đúng thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, hư, hỏng...

(ii) Nhóm tài liệu được cung cấp bởi Hội đồng định giá tài sản

Trong nhóm tài liệu này, theo quy định của pháp luật gồm bản kết luận định giá và biên bản họp định giá tài sản. Ngoài ra, Luật sư cần thu thập và nghiên cứu thêm quyết định về việc thành lập Hội đồng định giá thường xuyên của ủy ban nhân dân cùng cấp; Quyết định thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc; Các tài liệu mà Hội đồng định giá làm căn cứ để định giá tài sản; Các tài liệu được thu thập bởi ban giúp việc Hội đồng định giá như tài liệu khảo sát tài sản cần định giá; khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá... Khi nghiên cứu các tài liệu này, Luật sư cần chú ý một số nội dung sau:

- Về thành phần Hội đồng định giá

Luật sư cần chú ý kiểm tra chặt chẽ về số lượng thành viên Hội đồng định giá, thành phần Hội đồng định giá tài sản, bảo đảm tất cả các thành viên của Hội đồng định giá phải không thuộc các trường hợp không được tham gia định giá tài sản theo quy định tại khoản 5 Điều 69 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 13 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP. Luật sư cần nghiên cứu danh sách các thành viên của Hội đồng định giá thường xuyên do Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng đối với Hội đồng định giá theo vụ việc, đối chiếu với thực tế giải quyết của vụ việc để xác định họ có thuộc trường hợp phải từ chối tham gia định giá hay không. Nếu họ thuộc trường hợp không được tham gia định giá nhưng không từ chối tham gia, thì phải cương quyết yêu cầu thay đổi thành phần Hội đồng định giá.

Luật sư cần lưu ý quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP: “Đổi với cùng một tài sản được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu định giá, trường hợp Hội đồng định giá thường xuyên đã được thành lập để tiến hành định giá đối với tài sản này thì không thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc theo quy định tại Điều 6 Nghị định này” Tức là, đối với tài sản cần định giá thuộc phạm vi và khả năng chuyên môn của Hội đồng định giá thường xuyên đã được thành lập rồi, thì sẽ do Hội đồng định giá thường xuyên thực hiện và không được thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc đề định giá đối với loại tài sản đó.

Trong trường hợp này, Luật sư đặc biệt chú ý là, tùy theo đặc thù của tài sản và yêu cầu định giá thì Luật sư cần lưu ý thành phần Hội đồng định giá có cán bộ chuyên môn có trình độ chuyên sâu về tài sản, lĩnh vực cần định giá không?

- Về biên bản phiên họp của Hội đồng định giá tài sản và bản kết luận định giá

Do biên bản phiên họp định giá tài sản là căn cứ duy nhất để Hội đồng định giá tài sản kết luận định giá. Đồng thời, là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Hội đồng định giá giải thích kết luận định giá; Xác định kết luận định giá có đúng, đầy đủ hay không để yêu cầu định giá bổ sung, định giá lại. Do vậy, cần phải được kiểm soát thật chặt chè. Theo đó:

Một là, khi nghiên cứu biên bản phiên họp định giá tài sản cần lưu ý điều kiện để tiến hành phiên họp, theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP, đó là: “Phiên họp định giá tài sản chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng định giá tham dự. Trường hợp Hội đồng định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên”. Trong mọi trường hợp không đủ điều kiện nêu trên, kết quả phiên họp không có giá trị pháp lý.

Hai là, biên bản phiên họp định giá phải được lập đúng và đầy đủ theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, đặc biệt lưu ý các nội dung: Căn cứ xác định giá; Kết quả khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; Phương pháp định giá đảm bảo đúng theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP; Thông tư số 30/2020/TT-BTC ngày 01/6/2020 của Bộ Tài chính, đặc biệt trong các trường hợp tài sản định giá không còn hoặc bị thất lạc. Trong biên bản phái ghi nhận ý kiến của các thành viên Hội đồng và những người tham dự phiên họp định giá tài sản; Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá của tài sản, theo quy định tại các điểm d, đ, e khoản 2 Điều 19 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP.

Ba là, biên bản phiên họp định giá phải ghi rõ ràng, chi tiết từng bộ phận tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng và xác định cụ thể giá trị của từng bộ phận bị hủy hoại hoặc hư hỏng đó, tránh tình trạng chỉ xác định tổng giá trị thiệt hại của các bộ phận...

Một vấn đề mà Luật sư cần hết sức chú ý, đó là phải xem xét cơ quan tiến hành tố tụng có bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với các quy định của pháp luật có liên quan đến kết luận định giá tài sản (Điều 214 và Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan trong vụ án về đề nghị định giá, được thông báo và trình bày ý kiến về kết luận, theo đó:

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận định giá, đề nghị định giá lại. Trường hợp Luật sư trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành lập biên bản.

Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khi nghiên cứu các tài liệu định giá, Luật sư cũng cần chú ý hình thức của bản kết luận định giá phải đúng quy định pháp luật. Vì trên thực tế, có nhiều địa phương sau khi họp định giá không ra bản kết luận định giá mà là một công văn mang tính thông báo về kết luận định giá hoặc có nơi chỉ gửi cho cơ quan tố tụng biên bản định giá tài sản. Có địa phương, bản kết luận định giá chi duy nhất Chủ tịch Hội đồng định giá ký tên trong khi pháp luật quy định phải có đầy đủ chữ ký của thành viên trong hội đồng định giá.

Tại khoản 4 Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án”,

Như vậy có thể thấy, đ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, Luật sư phải vận dụng các kỹ năng và những hiểu biết của mình để chỉ ra những vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng và Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng. Từ đó, Luật sư phải đưa ra những yêu cầu, kiến nghị với các cơ quan này nhằm khắc phục những vi phạm đó, không để ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Định giá tài sản: Kỹ năng phân tích, đánh giá và sử dụng kết quả

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.73106 sec| 1141.633 kb