Doanh nghiệp Nhà nước là gì? Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước?

30/12/2022
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức quản lý dưới hình thức: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên về điều kiện chính sách pháp luật, về vấn đề tài chính, thuế.

1- Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Ngoài Việt nam thì trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia quy định về loại hình Doanh nghiệp nhà nước, chính vì vậy mà quy định về khái niệm của doanh nghiệp nhà nước cũng được mỗi quốc gia hiểu theo cách khác nhau. Trong đó, phải kể đến đầu tiên là việc định nghĩa doanh nghiệp nhà nước của Liên hợp quốc định nghĩa là: “xí nghiệp quốc doanh là những xí nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quả trình ra quyết định của xí nghiệp’’. Từ định nghĩa này có thể thấy rằng việc Liên hợp quốc rất chú trọng đến vấn đề sở hữu và quyền kiểm soát của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước.

Song song với đó thì theo như quy định của Ngân hàng thế giới về định nghĩa của Doanh nghiệp Nhà nước lại cho rằng: “Doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của chinh phủ mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá và dịch vụ”. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước được hiểu theo cách đơn giản nhất là việc các đơn vị thực hiện các hoạt động kinh doanh, không bao gồm các đơn vị, các ngành thuộc sở hữu nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ quốc phòng, an ninh …

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp nhà nước của New Zealand năm 1986, tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều là công ty TNHH mà nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và hai bộ trưởng thay mặt nhà nước thực hiện quyền sở hữu này.

Như vậy, mặc dù các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các quy định về định nghĩa doanh nghiệp Nhà nước của mình là khác nhau  nhưng các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới đều thống nhất và đi đến một quyết định chung về việc định nghĩa nội dung của Doanh nghiệp nhà nước là: Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp.

Dựa trên các cách quy định và định nghĩa về doanh nghiệp Nhà nước nêu trên thì ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước một bộ phận của kinh tế nhà nước và luôn được xác định giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, quan niệm về doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản pháp luật ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian. Theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”.

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước  sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu  trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.

2- Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm sau đây:

(i) Về chủ sở hữu: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước;

Một là, quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt doanh nghiệp như thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn cho tổ chức, cá nhân khác; giải thể doanh nghiệp;

Hai là, quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp;

Ba là, quyết định mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp; quyết định giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp; phê duyệt điều lệ hoạt động, sửa đổi và bổ sung điều lệ; quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỉ luật người quản lý doanh nghiệp (Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc).

Bốn là, quyết định các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

Năm là, kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp đã được giao.

Để bảo đảm thống nhất sự quản lý của chủ sở hữu nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, với tư cách chủ sở hữu, nhà nước phải thực hiện các trách nhiệm sau đối với toàn khu vực doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:

  • Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước, bao gồm thành lập mói, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế;
  • Quy định chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện chủ sở hữu nhà nước và các chức danh khác thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu nhà nước.

Để thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý và thực hiện chóc năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan nhà nước theo phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo phân tách chức năng của cơ quan nhà nước với vai trò là cơ quan hành chính chủ quản và với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.

(ii) Về lĩnh vực hoạt động: Để đảm bảo thực hiện đúng vai trò, mục tiêu và chức năng chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được giới hạn trong bốn ngành, lĩnh vực sau (Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ vê đâu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quàn lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2018/NĐ-CP):

  • Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội;
  • Hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ về tổ chức qụản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
  • Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.
  • Hoạt động ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

Như vậy, hiện nay pháp luật đã khẳng định, doanh nghiệp nhà nước chỉ được thành lập và hoạt động ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực nhằm mục tiêu đảm bảo lợi ích của cộng đồng, bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ và kinh doanh trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể cung cấp.

(iii) Về hình thức tồn tại: Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, bao gồm hai dạng sau:

  • Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con. Trong tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, các công ty con do công ty mẹ đàu tư 100% vốn sẽ không phải là doanh nghiệp nhà nước, không chịu sự ràng buộc của những quy định pháp luật dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước.
  • Công ty TNHH một thành viên độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Mặc dù tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp cũ và câc luật khác có liên quan về loại hình công ty này nhưng hiện nay trên thực tế trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước tồn tại với những tên gọi khác nhau. Ví dụ: Tập đoàn dầu khí Việt Nam là công ty mẹ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam là công ty mẹ của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Công ty TNHH MTV Khai thác và chế biến Đá An Giang, Công ty TNHH một thành viên Hanel, Công ty TNHH một thành viên Cao su Dầu Tiếng, Công ty TNHH một thành viên Bà Rịa...

Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nên các quy định về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp cũ áp dụng cho công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu. Do đặc thù về sở hữu của doanh nghiệp nhà nước nên để quản tộ công ty TNHH 100% vốn nhà nước có hiệu quả, thực hiện được các mục tiêu và chức năng của doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp những năm trước đấy và một số văn bản pháp luật khác có liên quan đã quy định một số nội dung dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước như: Quy định đặc thù ữong tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý người giữ chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước; Quy định về cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước; Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước; Công khai hoá thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước; Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

(iv) V tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nói đến doanh nghiệp nhà nước cần phân biệt hai chủ thể pháp lý trong việc chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Với tư cách là một chủ thể có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng, doanh nghiệp nhà nước tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư vào doanh nghiệp nên Nhà nước có trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư vì vậy Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm đối với cạc khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

3- Phân loại doanh nghiệp nhà nước

(i) Phân theo hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước

Theo điều 88 luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình sau:

  • Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước  hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

(ii) Phân theo nguồn vốn

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

(iii) Phân theo mô hình tổ chức quản lý

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Mọi quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như kiểm soát nguồn vốn, lợi nhuận đều thuộc quyền của nhà nước nên mô hình kinh doanh này khá kém hiệu quả. Tuy nhiên, song song với đó, doanh nghiệp cũng được hưởng rất nhiều những quyền lợi liên quan đến pháp luật, tài chính như thuế.

0 bình luận, đánh giá về Doanh nghiệp Nhà nước là gì? Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17979 sec| 1006.594 kb