Đối tượng tiếp cận với bản thảo và luật sư sau khi biên tập

15/06/2021

Bản thảo của luật sư khi hoàn thành sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Vậy những đối tượng tiếp cận bản thảo và luật sư nào sau khi biên tập.

 

hủy bản án sơ thẩm Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Xem xét lại bản thảo của chính luật sư là đối tượng tiếp cận bản thảo đầu tiên.

 

Bản thảo của luật sư khi hoàn thành sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là chính luật sư nghiên cứu thành quả Lao động của mình. Luật sư phải kiểm tra xem bản thảo có đáp ứng mục đích của khách hàng hay không. Kế đến, nó có thể tiếp tục được xem lại bởi thư ký của luật sư, lãnh đạo hoặc đối tác, khách tư vấn đối lập, bên đối lập và thậm chí bởi thư ký của luật sư tư vấn đối lập.

 

Lãnh đạo hoặc đối tác của luật sư

 

với tư cách là một luật sư tư vấn được đào tạo, luật sư sẽ thường xuyên bị giám sát và lãnh đạo cũng như đối tác của luật sư sẽ kiểm tra bản thảo của luật sư một cách chặt chẽ. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, luật sư vẫn luôn có thể tìm được những phương pháp, những “mẹo” những từ những người xung quanh và sẽ tốt hơn nữa nếu bản thảo được xem xét bởi luật sư và “người giám sát” luật sư. Nếu không thể, luật sư nên đề nghị bản thảo luật sư nhận được có những bổ sung và bình luận để luật sư có thể sắp xếp lại bản thảo một cách phù hợp với ý kiến của tất cả các bên.

Luật sư nên ghi chú những điểm còn tồn tại, tự hỏi bản thân xem tại sao lại bỏ qua hay làm sai những điểm đó trong bản thảo của luật sư. Ngoài ra, ghi chú những điểm về cách hành văn và xem xét đây có phải là điểm luật sự cần hoàn thiện hay không, từ đó rút kinh nghiệm cho những bản thảo sau đó.

 

 Khách hàng của luật sư

 

Cũng như đã nhấn mạnh trước đó, luật sư cung cấp tài liệu theo yêu cầu và chi phí của khách hàng. Việc gửi bản thảo của hợp đồng cho khách hàng để họ nhận xét là điều rất hợp lý. Nó không nhằm mục đích giúp cho khách hàng kiểm tra hợp đồng là đúng hay không mà là giúp luật sư áp dụng đúng luật. Đây là dịp để khách hàng cung vậy cho luật sư những thông tin còn thiếu mà không được đề cập trong buổi tư vấn, hoặc là dịp để luật sư có thể hỏi khách hàng chuyện gì xảy ra mà trước đó luật sư đã không gây được sự chú ý của khách hàng về sự kiện này.

 

Đối tượng tiếp cận bản thảo là luật sư phía đối lập

 

bản thảo nào trong những lĩnh vực không có tranh chấp thường là những hoạt động hợp tác, các bên kí kết hợp đồng với nhau. Điều này đòi hỏi sự thống nhất ý chí, một kết quả thuận lợi, sự ngang bằng và tương ứng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các thủ tục thường mang tính đối đầu bởi những người tham gia kí kết, với việc quan điểm của bên này áp đảo bên kia. Có lẽ nguyên nhân xuất phát từ sự ngộ nhận của một số người, cho rằng các thủ tục pháp lý là hệ thống đối đầu của hình ảnh quen thuộc là phòng xử án thay vì việc soạn thảo hậu là phòng ngừa tranh chấp. Vì vậy, bên kia thường được nhận định là phe đối lập. Các luật sư cần nhớ rằng khách hàng sẽ muốn một kết quả đồng nhất với khách hàng phía bên kia để các bên không có thiệt hại và hạn chế tối đa việc xảy ra tranh chấp giữa các bên.

Một trong những bản thảo được gửi đi có thể được sử dung như là bản thảo lưu động bởi luật sư bên kia, qua đó họ sẽ gửi lại cho luật sư cùng với sửa đổi. Sẽ rất bối rối nếu luật sư nhận lại bản thảo ban đầu mà luật sư đã bỏ nhiều thời gian soạn ra với đầy những sửa đổi màu đỏ trên mỗi trang. hãy gạt bỏ phản ứng tiêu cực và nhớ rằng luật sư phía bên kia không đối đầu ( ngay cả nếu có đối đầu) mà chỉ đơn thuần đưa dữ liệu của khách hàng vào để đạt được thỏa thuận cuối cùng.

 

Khách hàng phía bên kia 

 

Cũng giống như việc luật sư gửi bản thảo của luật sư cho khách hàng tham khảo để xác nhận bản thảo của luật sư cũng sẽ gửi bản sao cho khách hàng của họ để nhận xét. Là một vấn đề của việc thống nhất ý chí, không nên đề cập bằng những lời lẽ xúc phạm đến phía bên kia hay thảo ra những điều khoản mang tính kích động, như vậy có thể gây khó khăn trong việc đi đến thỏa thuận cuối cùng. Ví dụ, trong một hợp đồng thế chấp, không ôn là chủ nợ và con nợ, tốt hơn hết là nên sử dụng “người thế chấp”

 

Cơ quan nhà nước cũng là một đối tượng tiếp cận bản thảo

 

Trong trường hợp luật sư soạn thảo các hồ sơ đăng ký, thực hiện anh chính hoặc các công văn gửi cơ quan nhà nước. Do thường phải đi tiếp xúc với rất nhiều giấy tờ cần được xử lý hằng ngày đề chủ yếu cơ quan nhà nước lưu tâm khi tiếp nhận văn bản sẽ là luật sư đang yêu cầu điều gì và mẫu sử dụng có chính xác hay không (đối với hồ sơ/thủ tục hành chính theo quy định). Sau đó, thông thường cơ quan nhà nước sẽ có những phản hồi bằng văn bản gửi đến khách hàng của luật sư. Như vậy, để đạt được yêu cầu hoặc mong in của khách hàng, luật sư nên cụ thể những điều mình để cập và ng cấp những thông tin chính xác nhất để nhận được phản hồi chi tiết à tránh mất thời gian của cơ quan nhà nước.

 

Những bên liên quan khi xảy ra tranh chấp

 

Đây là trường hợp luật sư phải bằng tất cả kỹ năng của mình cố gắng tránh các bên tranh chấp về điều khoản của văn bản mà luật sư chuẩn bị. Điều này có thể dẫn việc luật sư bị “kết tội” vì đã không làm theo những gì khách hàng yêu cầu và mong muốn.

Một thỏa thuận tốt cần phải chặt chẽ để phòng ngừa tranh chấp. Thậm chí nếu nó tốt, vẫn có thể có tranh chấp xảy ra. Đôi khi, tranh chấp có thể xảy ra sau nhiều năm kể ngày thương lượng hợp đồng. Để Có thể giải quyết tranh chấp, cần bảo đảm rằng trong khi soạn thảo, bản thảo được trình bày theo một trình tự chặt chẽ. Luật sư nên giữ lại tất cả những bản thảo sau mỗi lần được biên tập hoặc xem xét lại bởi các bên có liên quan:

- Bản thảo đầu tiên và tiền lệ làm cơ sở;

 - Bản thảo được xử lý đầu tiên;

- Bản thảo hợp nhất nhận xét của khách hàng:

 - Bản thảo được gửi cho bên kia;

- Bảo thảo lưu động với tất cả nhận xét và sửa đổi.

- Tất cả các phiên bản được xử lý để thảo lại;

- Phiên bản cuối cùng đã được phê duyệt bởi khách hàng

- Bản sao của tất cả các văn bản.

Những thao tác có vẻ “cồng kềnh”, không cần thiết nhưng có thể có ích khi luật sư cần căn cứ cho những tranh chấp này. Những bản thảo trên có thể chứng minh luật sư đã đề xuất đổi nhưng bị từ chối và khách hàng đã duyệt bản thảo cuối cùng không có sửa đổi. Việc này cũng hỗ trợ luật sư chỉnh sửa bất kỳ sai sót nào.

Kỹ năng quan hệ với khách hàng của Luật sư

Luật sư cần soạn thảo luận cứ bào chữa,bảo vệ

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Đối tượng tiếp cận với bản thảo và luật sư sau khi biên tập

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.12504 sec| 954.75 kb