Pháp trị: Dùng pháp luật thống nhất suy nghĩ, hành vi của dân chúng

Nhất dân chi quy mạc như pháp (Để thống nhất và quy định hành vi của dân chúng, thì chẳng gì bằng pháp luật)

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Dùng pháp luật thống nhất suy nghĩ, hành vi của dân chúng

Để thống nhất và đưa hành vi của dân chúng, thì chẳng gì bằng pháp luật. Ðể khích lệ quan lại, răn đe dân chúng, loại bỏ tình trạng lộn xộn, ngăn chặn sự gian trá, thì chẳng gì bằng hình phạt. Hình phạt nghiêm khắc thì người có địa vị cao quý sẽ không dám coi thường người có địa vị thấp kém; pháp luật nghiêm minh thì nhà vua sẽ nhận được sự tôn trọng. 

Nếu một đất nước không có chế độ pháp luật hoàn thiện, quy định ý chí hành vi của con người, ai muốn làm gì thì làm, thì kết qua chẳng cần nghĩ cũng biết. Cho nên, Hàn Phi Tử chủ trương dùng pháp luật cai trị đất nước, nhấn mạnh nhà vua dùng pháp luật thống nhất suy nghĩ, hành vi của dân chúng.

Liên hệ

Nhất dân chi quy mạc như pháp

Để thống nhất và đưa hành vi của dân chúng vào mẫu mực, thì chẳng gì bằng pháp luật. Ðể khích lệ quan lại, răn đe dân chúng, loại bỏ tình trạng lộn xộn, ngăn chặn sự gian trá, giả dối, thì chẳng gì bằng hình phạt. Hình phạt nghiêm khắc thì những người có địa vị cao quý sẽ không dám coi thường những người có địa vị thấp kém; pháp luật nghiêm minh thì nhà vua sẽ nhận được sự tôn trọng, và không bị xâm hại. 

Nếu một đất nước không có chế độ pháp luật hoàn thiện,quy định ý chí hành vi của con người, ai muốn làm gì thì làm, thì kết qua chẳng cần nghĩ cũng biết. Cho nên Hàn Phi Tử chủ trương dùng pháp luật cai trị đất nước, nhấn mạnh thiên tử cần quán triệt tư tưởng pháp trị, dùng pháp luật thống nhất suy nghĩ, hành vi của dân chúng. 

Như thế, tất cả những hiện tượng bất hợp pháp mới có thể bị trừ bỏ và đất nước mới có được một trật tự tốt đẹp. Hàn Phi Tử phản đối tư tưởng "thi hành nhân nghīa đối với dân chúng”, “dùng đức độ đối đãi với dân chúng”, xuất pháp từ chủ trương bảo vệ quyền lực của nhà vua. 

Ông kiên trì theo đuổi chủ trương dùng kỷ cương phép nước hà khắc cai trị dân chúng. Tư tưởng này của ông khiến người ta nhớ tới câu nói cổ: Vô quy củ bất thành phương viên (Không có quy (compa) và củ (thước)thì không vẽ được hình tròn hình vuông). Hàm nghĩa chính của "nhất dân chi quỹ mạc như pháp” cũng tương đồng với câu nói này.

Thuộc hạ của Thạch Lặc có một vị tướng quân tên là Phù Hồng, nhân lúc nội bộ nhà Hậu Triệu lục đục, đã tự mình xây dựng môn hộ, tự xưng là Đại tướng quân, Đại Đơn Vu, Tam Tần vương. 

Sau khi Phù Hồng chết, con trai là Phù Kiện kế thừa vương vị, tiến quân vào biên ải, đánh chiếm Trường An, tự xưng là hoàng đế, lấy quốc hiệu là Tần, đây chính là triều đại Tiền Tần mà các nhà sử học thường nói đến. 

Thừa tướng của nhà Tiền Tần là Phù Hùng có một người con trai tên là Phù Kiên. Về sau Phù Kiện sinh bệnh, con trai của ông là Phù Sinh nối ngôi,là người cố chấp tự phụ, tuỳ ý giết người, khiến cho cả triều trên  dưới ai ai cũng nơm nớp lo sợ, tiếng oán than ngút trời. 

Năm 357 sau Công nguyên, Phù Kiên dẫn quân vào cung giết chết Phù Sinh, từ đó nắm đại quyền, đǎng cơ làm hoàng đế, tự xưng là “Đại Tần Thiên Vương”.

Sau khi nghe chuyện Vương Mãnh “gãi chấy bàn chuyện thiên hạ” với Hoàn Ôn, Phù Kiên cho rằng Vương Mãnh là bậc kỳ tài, bèn mời về dưới trướng mình, hai người thật lòng đối đãi với nhau,mới gặp mà như những người bạn đã quen lâu ngày. Nói đến chuyện hưng vong của đất nước, Vương Mãnh lời tuôn như thác, thao thao bất tuyệt, nói đến mức Phù Kiên vui vẻ hài lòng, hai người liền trở nên thân thiết, giống như Lưu Bị gặp được Gia Cát Lượng. Vương Mãnh cuối cùng cũng trở thành mưu thần tâm phúc của Phù Kiên.

Sau khi Phù Kiên tức vị, Vương Mãnh vì muốn ổn định đất nước nên lao tâm khổ tứ, cúc cung tân tuỵ, và thu được thành tựu. Khi ấy ở huyện Thuỷ Bình, vốn có rất nhiều cựu tộc trở về từ huyện Phương Đầu, cường hào ác bá ngang ngược, nạn đạo tặc hoành hành, khiến cho trật tự xã hội vô cùng hỗn loạn. Phù Kiên bèn lệnh cho Vương Mãnh tới huyện Thuỷ Bình, dẹp yên nơi đó. Vương Mãnh vừa tới nhậm chức đã ban lệnh cấm cường hào, trừng trị tham quan, giết mấy tên ác bá hoành hành ngang ngược trong thôn xóm, sĩ tộc cường hào không tránh khỏi việc bàn luận, dị nghị. 

Sau khi nghe được một số lời phản ánh, Phù Kiên liền nói với Vương Mãnh rằng: Việc trị quốc an bang kỵ nhất là hình phạt hà khắc, khanh mới nhậm chức không lâu mà đã giết nhiều người như thế, sợ rằng không được lòng người.

Vương Mãnh thành thực nói: Thần có nghe rằng đất nước thái bình thì cần dùng lễ trị, nước hỗn loạn phải dùng pháp trị. Bệ hạ lệnh cho thần đi bình ổn vùng đất đã hỗn loạn trong một thời gian dài, để trừ bỏ hung nghịch, thần mới giết mấy kẻ sâu mọt, những kẻ như vậy còn đến cả ngàn cả vạn, thần chẳng qua chỉ giết một phần để răn đe, đề xướng việc thi hành pháp trị mà thôi,chứ nào dám thi hành chính trị hà khắc.

Phù Kiên nghe xong lời gợi ý đó, bèn nói với quần thần: Giờ trẫm đã hiểu được cách dùng pháp luật cai trị đất nước rồi.

Không lâu sau, Vương Mãnh được thăng làm Kinh Triệu Doãn. Em trai thái hậu là Quang Lộc đại phu Cường Đức cưỡng đoạt dân nữ, cũng coi như là một ác bá ở chốn kinh thành, nhưng không ai dám trừng trị. Vương Mãnh vừa tới nhậm chức, liền ra lệnh bắt Cường Đức. Đến khi Phù Kiên sai người đến nói chuyện tình lý, thì ông đã xử tử Cường Đức rồi. Trong vòng một tháng,Vương Mãnh lại liên tiếp giết hơn 20 kẻ ác bá cậy quyền và hoàng thân quốc thích, khiến quan viên triều đình vô cùng kinh sợ, không ai dám làm điều xằng bậy nữa. 

Bởi vậy Phù Kiên khen rằng: Vương Mãnh quả thật sánh ngang với Quản Trọng, người đã phò tá Tề Hoàn công xưng bá thời nhà Chu!

Vào năm 36 tuổi, Vương Mãnh nhận được ân sủng đặc biệt của Tần vương, trong một năm ông được thăng chức đến năm lần, từ Kinh Triệu Doãn lên đến Lại bộ Thượng thư, Thượng thư Bộc xạ và Trung thư lệnh Phụ quốc tướng quân, thật là quyền lực khuynh đảo trong ngoài, uy thế áp chế chúng khanh.

Lễ trị và pháp trị, đức hoá và nghiêm hình, cái nào tốt cái nào xấu, bên nào ưu việt bên nào yếu kém hơn? Đúng là rất khó phán đoán, hoặc giả có thể nói là rất khó có thể phân định. Kết quả của việc thi hành những chính sách này như thế nào.

Vương Mãnh phò tá Phù Kiên, không chỉ dừng ở việc xử lý những kẻ ác bá cậy quyền và nạn đạo tặc huyện Thuỷ Bình, không sợ cường bạo, dám thi hành chế độ pháp luật nghiêm khắc, khiến trật tự xã hội được khôi phục nhanh chóng, thu phục được tất cả những kẻ cậy quyền cậy thế; mà còn đưa ra quan điểm hết sức rõ ràng “thời bình dùng lễ trị, thời loạn dùng pháp trị”, dùng hành động của bản thân làm rõ vấn đề lý luận. 

Vì “lễ trị” khoan dung làm cho dân chúng sống trong môi trường nhân từ càng tự do thoải mái. Chỉ có “pháp trị” mới có thể khiến cho cục diện hỗn loạn trở nên trật tự, dân chúng có được sự thống nhất về tư tưởng và hành động. Do đó luận điểm “thời bình dùng lễ trị, thời loạn dùng pháp trị” hoàn toàn tương đồng với tư tưởng “để thống nhất và quy pham hành vi của dân chúng, thì chẳng gì bằng pháp luật” của Hàn Phi Tử.

Hàn Phi Tử - Hữu độ

Nhất dân chi quỹ mạc như pháp. Thuộc quan uy dân, thoái dâm đãi, chỉ trá ngụy, mạc như hình. Hình trọng tắc bất cảm dĩ quý dị tiện; tắc thượng tôn nhi bất thâm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Dùng pháp luật thống nhất suy nghĩ, hành vi của dân chúng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.05259 sec| 1100.938 kb