Gia đoạn cách mạng tháng Tám thành công

06/03/2021

 

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. 

 

 

cách mạng tháng Tám Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987 cách mạng tháng Tám thành công

 

 

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. 

 

 

Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 duy trì tổ chức luật sư cũ với một số điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới, trong đó quan trọng là quy định về điều kiện công nhận luật sư. Người nào muốn được ghi tên vào danh sách luật sư tại Tòa thượng thẩm Hà Nội hay Sài Gòn phải có đủ các điều kiện sau đây: Có quốc tịch Việt Nam, bất luận nam hay nữ; Có bằng cử nhân luật; Đã làm luật sư tập sự trong 3 năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một văn phòng luật sư thực thụ trong nước Việt Nam; Có hạnh kiểm tốt; Được bằng chứng rằng đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sư thực thụ... "

 

 

Ngoài ra, bằng Sắc lệnh số 217/SL ngày 22/01/1946 cho phép các thẩm phán đệ nhị cấp tỉnh và khu) có bằng luật khoa cử nhân được bổ nhiệm sau phòng luật sư. ngày 19/8/1945, có thể ra làm luật sư mà không phải tập sự tại một Văn phòng luật sư.

 

 

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã được ghi nhận ngay từ Sắc lệnh đầu tiên về Toà án. Điều 5 Sắc lệnh ngày 13/9/1945 thiết lập các toà án quân sự quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho mình”. Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo là nguyên tắc dân chủ quan trọng trong tố tụng đã được thừa nhận và thể hiện trong Điều 67 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà như sau: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lây hoặc mượn luật sư”. 

 

 

Do điều kiện lúc bấy giờ số lượng luật sư ở nước ta rất ít, mặt khác do hoàn cảnh kháng chiến, một số luật sư đã tham gia cách mạng, còn một số luật sư thì chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác. Vì vậy, vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp hầu như các Văn phòng luật sư đều ngừng hoạt động. Để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, trong khi số lượng luật sự còn ít, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 (do Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 sửa đổi) đã được ban hành, cho phép nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Công dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận. Người đứng ra bênh vực không được nhận tiền thù lao của bị can hoặc nhân thân bị can. Hiến pháp năm 1959 đã thiết lập hệ thống Toà án và Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp không còn tồn tại, công tác hành chính tư pháp được giao cho Tòa án tối cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo đã được Hiến pháp năm 1959 quy định (Điều 101), năm 1963, Văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên Văn phòng luật sư Hà Nội. Sau khi tổ chức Văn phòng luật sư, tình hình yêu cầu bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân trước tòa ngày càng tăng. Lúc đầu, Văn phòng nhận bào chữa những vụ án do Tòa án yêu cầu, về sau các bị cáo, đương sự mời luật sư thì trực tiếp đến Văn phòng luật sư. lại.

 

 

Ủy ban Pháp chế của Chính phủ được thành lập khi nào?

 

 

Năm 1972, Ủy ban Pháp chế của Chính phủ được thành lập. Hai năm sau, năm 1974, Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao Văn phòng luật sư sang Ủy ban Pháp chế của Chính phủ theo chức năng quy định tại Nghị định số 190/CP ngày 09/12/1972. Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập lại Bộ Tư pháp, ngày 22/11/1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 143-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý hoạt động hành chính tư pháp trong đó có hoạt động luật sư. Trong khi chờ một văn bản pháp luật về tổ chức luật sư, sau khi trao đổi với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số cơ quan hữu quan khác, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 691/QLTPK ngày 31/10/1983 hướng dẫn về công tác bào chữa. Ở một số tỉnh thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân và tồn tại cho đến khi ban hành Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987.

 

 

Theo hướng dẫn của Thông tư này, ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng đã có tổ luật sư, bào chữa thì củng cố lại về tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn. Còn ở các tỉnh khác, nếu có đủ điều kiện và được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép thì thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân. Người làm công tác bào chữa phải là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt; gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; có kiến thức pháp lý cần thiết. Cho đến cuối năm 1987 đã có 30 tỉnh, thành phố thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân với gần 400 bào chữa viên.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Gia đoạn cách mạng tháng Tám thành công

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.94046 sec| 942.078 kb