Giai đoạn của tổ chức luật sư Việt Nam từ năm 2006 đến nay 

06/03/2021

 

Sau 5 năm thì hành, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã góp phần tăng nút nhanh đội ngũ luật sư ở nước ta về cả số lượng và chất lượng, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư. Có thể nói, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã tạo một bước ngoặt lớn cho giai đoạn của tổ chức luật sư trong quá trình hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp.

 

 

tổ chức luật sư Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Giai đoạn của tổ chức luật sư Việt Nam từ năm 2006 đến nay 

 

 

Sau 5 năm thì hành, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã góp phần tăng nút nhanh đội ngũ luật sư ở nước ta về cả số lượng và chất lượng, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư. Có thể nói, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã tạo một bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp đối với nghề luật sư trong điều kiện, tình hình mới, tạo điều kiện thuận lợi để nghề luật sư ở Việt Nam từng bước chuyên nghiệp hoá, chính quy hoá, xích lại gần với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

 

 

Hoạt động luật sư không những đã đáp ứng kịp thời nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, mà còn góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

 

 

Tuy nhiên, qua thực tế thi hành, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng một cách đầy đủ, toàn diện yêu cầu cài cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, nhất là thời kỳ Nhà nước ta đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

 

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đủ về số lượng là thật sự cần thiết. Đổi mới tổ chức và hoạt động luật sư không những phải theo định hướng phục vụ tốt hơn yêu cầu của hoạt động từ pháp nói chung, của hoạt động xét xử nói riêng, mà còn là nhân tố quan trọng hỗ trợ các quan hệ kinh tế thị trường phát triển.

 

 

Trước yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là quyết tâm của Việt Nam trong việc sớm gia nhập WTO, thì việc ban hành Luật Luật sư, một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh thống nhất về hành nghề luật sư của luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài tại Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết. Ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư, Luật Luật sư gồm 9 chương, 94 điệu và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. TIN B Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta. Sau 5 năm thi hành Luật Luật sư, đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang phát triển nhanh về số lượng với hơn 7.200 luật sư và gần 3.500 người tập sự hành nghề luật sư. Số lượng các tổ chức hành nghề luật sư cũng tăng đáng kể với gần 3.000 tổ chức hành nghề luật sư.' Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được thành lập và củng cố từ trung ương đến địa phương, trong đó có việc thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam và kiện toàn 62 Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

 

Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng của đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang từng bước được nâng lên, bước đầu đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội. Hoạt động luật sư đã có những đóng góp ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Về cơ bản, các quy định của Luật Luật sư vẫn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có nhiều quy định tiếp cận với thông lệ hành nghề luật sư của nhiều nước trên thế giới.

 

 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư vẫn còn một số hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; số luật sư có trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế chiếm tỉ lệ thấp; vẫn còn có một bộ phận luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, thậm chí đã bị kết án. Đa số các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô nhỏ, quản trị, điều hành C yêu kém, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa thực sự tạo được niềm tin đó với khách hàng. Số lượng luật sư hiện nay chưa đáp ứng được nhu cổ ngày càng tăng của xã hội và yêu cầu cải cách tư pháp; số luật sư so với dân số còn rất thấp.

 

 

Chất lượng của đội ngũ luật sư còn chưa đáp ứng được yêu cầu cũng có - dịch vụ pháp lý ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là trong điều kiện cải cách pháp và hội nhập quốc tế; hoạt động hành nghề luật sư tuy đã có sự tăng trưởng về số lượng vụ việc nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng chi xã hội; sự tham gia của luật sư vào quá trình tố tụng còn hạn chế,

 

 

Vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư nhiều, nơi chưa được phát huy đầy đủ, năng lực tự quản còn hạn chế, tính thống nhất về tổ chức, hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư sau khi Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập chưa được củng cố vững chắc. Công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư ở một số địa phương còn lỏng lẻo, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, có sự trùng dẫm nhất định giữa quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư v.v.. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam chưa thu hút được nhiều luật sư giỏi làm việc, vào Việt Nam còn hạn chế. số lượng các tổ chức luật sư nước ngoài có quy mô lớn, uy tín trên thế giới vào Việt Nam còn hạn chế.

 

 

Nguyễn nhân dẫn đến hạn chế

 

 

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hạn chế, bất cập nêu trên là do một số quy định của Luật Luật sư đã không còn phù hợp với thực tiễn. Tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư chưa chặt chẽ, rõ ràng và có phần còn dễ dãi như quy định về việc miễn đào tạo nghề, miễn, giảm thời gian tập sự, chế độ đào tạo, tập sự hành nghề. Chưa có quy định về chế độ bồi dưỡng bắt buộc đối với luật sư. Còn thiếu chính sách phù hợp khuyến khích đào tạo luật sư hội nhập quốc tế, phát triển luật sư tại các vùng miền... Thủ tục để luật sư tham gia tố tụng còn rườm rà, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư hành nghề. Quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư còn đơn giản, dẫn đến các tổ chức hành nghề luật sự phát triển nhanh về số lượng, nhưng đa phần là manh mún và nhỏ lẻ. Quy định về tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư chưa bảo đảm tính thống nhất và phát huy đầy đủ vai trò tự quản của các tổ chức này. Quy định về quản lý nhà nước đối với nghề luật sư còn sơ hở, chưa rõ ràng đã phần nào hạn chế hiệu quả quản lý nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư. Một số quy định của Luật Luật sư còn chưa phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, còn thiệu có kinh nghiệm, uy tín vào Việt Nam. quy định thu hút luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

 

 

Trước yêu cầu thực tiễn của hoạt động luật sư và để tiếp tục thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động luật sư, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao nhu cầu cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ tự thông qua ngày 20/11/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Giai đoạn của tổ chức luật sư Việt Nam từ năm 2006 đến nay 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.81813 sec| 958.477 kb