Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

"Sự phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người"

– Xixêrôn

Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự, các bên trong giao dịch thường có những xung đột về quyền và nghĩa vụ. Những tranh chấp đó thường được giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại và các bên có thỏa thuận trọng tài).

Ngoài các phương thức tài phán kể trên, còn có một số phương thức khác có thế giúp các bên giải quyết được tranh chàp và cỏ một thỏa thuận mới giúp cho các bạn có thể tiếp tục thực hiện giao dịch dân sự. Một trong các phương thức giải quyết tranh chấp đó là hòa giải.

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải có một số đặc điểm: [1] Tính linh hoạt, [2] Tính thân thiện, [3] Cách thức giải quyết, [4] Duy trì mối quan hệ của các bên, [5] Tính bảo mật.

Liên hệ

Trong lịch sử phát triền của hòa giải, đã hình thành ít nhât hai trường phái lởn về hòa giài, với cùng mục đích giúp các bên giải quyêt được tranh chấp của mình, cụ thể như sau:   

I- CHIẾN LƯỢC HÒA GIẢI ĐÁNH GIÁ

Theo chiến lược hòa giải đánh giá (evaluative mediation), hòa giải viên đánh giá các vấn đề mang tính cốt yếu đối với tranh chấp và tìm cách ở mức độ nào đó định hướng và dân dắt các bên đến kết quả thỏa thuận hòa giải thành công theo sự đánh giá cùa mình. Ờ mức độ cao nhất của trường phái này, hòa giải viên sè dẫn dắt và định hướng toàn bộ kết quả của việc giải quyết tranh chấp.
Hòa giải viên giả định rằng các bên cần và muốn hòa giải viên hướng dẫn, định hướng bằng những cơ sở phù hợp nhằm giải quyết tranh chấp dựa vào cơ sở pháp lý, thực tiễn ngành hoặc các vấn đề chuyên môn kỹ thuật, và việc hòa giải viên có thể thực hiện được việc này là dựa trên năng lực kinh nghiệm và sự khách quan của mình. Với giả định này, hòa giải viên sẽ tìm cách giúp đỡ các bên hiểu được điểm mạnh, điêm yêu ở vị thê của họ và khả năng kết quả vụ kiện hoặc bât kỳ kêt quả nào khác của tranh chấp sẽ như thế nào nếu các bên không đạt được hòa giải thành công. Để làm được việc này, hòa giải viên phải có trình độ hiểu biết ít nhất là bằng hoặc hơn các bên, và họ cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu liên quan đến tranh chấp. Trên cơ sở đó, hòa giải viên có thế đề xuất các phương án thỏa hiệp giữa các bên dựa trên vị thế của họ.
Mặc dù, hiện nay hòa giải đánh giá vẫn được sử dụng rộng rãi lẤù một so nước và một số lĩnh vực, ví dụ như tại Mỹ hoặc hòa giai iĩàn liền với giài quyết tranh chấp tại tòa án. Hình thức này hiện đang te- bị phe phán khá nhiều bởi cộng đồng hòa giải viên hiện đại bởi vì tinh cứng nhác và nhất là việc phương pháp này rất dễ dàng dẫn đến be tắc do các bên duy trì trạng thái đàm phán theo vị thế (positional negotiation). 

II- HÒA GIẢI HỖ TRỢ

Ngược lại với hòa giải đánh giá, tại chiến lược hòa giải hỗ trợ (facilitative mediation), hòa giải viên tiếp cận theo chiến lược hỗ trợ không cố gắng đánh giá các vấn đề mang tính cốt yếu đối với tranh chấp hay tìm cách định hướng và dẫn dắt các bên đến một kết quả thỏa thuận hòa giải mà mình cho là phù hợp. Ngược lại, hòa giải viên sẽ chỉ “hỗ trợ” quá trình đàm phán của các bên, giúp các bên hiểu rõ nhau hơn và xóa bỏ các hiểu lầm, các yếu tố bất lợi trong quá trinh đàm phán nhằm tự mình tìm đến kết quả hòa giải thành công dưới sự dẫn dắt của hòa giải viên trong một quy trình hòa giải công bằng và minh bạch. Hòa giải viên theo trường phái này giả định rằng các bên tranh chấp đều rất thông minh và có khả năng hợp tác với nhau và hiểu rõ về tình trạng của bản thân mình hơn là hòa giải viên hay luật sư của họ.

Vì thế, các bên có thể tự mình xây dựng các phương án giải quyết tranh chấp tốt hơn những gì mà hòa giải viên có thể đề xuất. Vì vậy, hòa giải viên chỉ có nhiệm vụ lớn nhất là giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau của các bên, làm rõ các ý kiến và quan điểm của các bên, các lợi ích của họ, tăng cường sự giao tiếp của họ với nhau nhằm giúp họ quyết định họ muốn làm gì với tranh chấp của mình. Với chiến lược này, hòa giải viên sẽ sử dụng các kỹ năng làm bạn, kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, trao đối thông tin... để giúp các bên thực hiện việc đàm phán một cách hiệu quả hơn so với nhừng gì họ đà tự làm trong quá trình đàm phán trực tiêp không qua hòa giãi.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề cập đến phương pháp tiếp cận hoà giải hỗ trợ. là trường phái thịnh hành trên thế giới hiện nay, và từ đây trở đi khái niệm “hòa giải” sẽ được hiểu là hòa giải theo trường phái hỗ trợ. 

Tại Việt Nam, trước khi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP được ban hành, cả pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết đều đã ghi nhận thương lượng, hòa giải là nhừng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại giữa các bên, điên hình như: 

- Điều 317 LTM năm 2005 quy định về các hình thức giải quyêt tranh chấp, trong đó có “Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.”

- Điều 338 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định: “Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền...”

- Khoản 1 Điều 14 Luật đầu tư năm 2014 quy định: “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”
-    Các Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - Ấn Độ, Việt Nam - Bungari, Việt Nam - Lào... đêu khuyên khích việc sử dụng các phương thức giải quyết ngoài tòa án như là những phương thức giải quyết phù hợp với các bên tranh chấp.

Như trên đã trình bày, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đã định nghĩa cụ thê vê phương thức hòa giải thương mại, cũng như tạo ra khuôn khô pháp lý cho phương thức giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên, cần chú ý rằng trước khi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ra đời, hòa giải đã tôn tại trong nhiêu hoạt động giải quyết tranh châp khác, cụ thề là:

III- HÒA GIẢI TẠI CƠ QUAN TÀI PHÁN LÀ TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI (còn gọi là hòa giải trong tố tụng):

Hòa giải trong tố tụng là hoạt động hòa giải diền ra trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án tại tòa án hoặc tại trọng tài.
Hòa giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục tố tụng bắt buộc theo BLTTDS năm 2015.  Trong hình thức hòa giải này, thẩm phán sẽ đóng vai trò hòa giải viên điều hành phiên hòa giải và thông thường áp dụng cách tiếp cận tương tự như hòa giải đánh giá. Kết quả của hòa giải (nếu thành công) là thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết tranh chấp được tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Kết quả này không bị kháng cáo và có hiệu lực thi hành ngay.

Hòa giải trong quá trình tố tụng trọng tài không phải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên trọng tài viên, Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp luôn khuyến khích các bên hòa giải để giải quyết tranh chấp. Ket quả thỏa thuận giải quyết tranh chấp thành công sẽ được trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận cùa các bên và có hiệu lực cưỡng chế thi hành như phán quyết trọng tài .

IV- HÒA GIẢI CƠ SỞ:

Theo Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì hòa giãi ờ cơ sờ là việc “hòa giãi viên hưởng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuân, tranh châp. vi phạm pháp luật”. Phạm vi hòa giải ở cơ sở về địa lý bao gồm thôn. làng. àp. bân. buôn, phum, sóc, tồ dân phố, khu phô, khôi phô và cộng đồng dân cư khác. Đày là hình thức hòa giải, giải quyết tranh chấp giừa các cá nhân, gia đình, tổ chức trong cộng đồng dân cư đà tòn tại từ làu đời trong đời sống người Việt Nam. Hình thức hòa giải thường không chính thức và hòa giải viên (thường là người có phẩm chất đạo đức, có uy tín trong cộng đồng dân cư) có thể tiến hành hòa giải một cách linh hoạt tùy theo nhu cầu các bên. Ket quả hòa giải thành có giá trị ràng buộc theo pháp luật dân sự nhưng không có tính cường chế thi hành.

V- HÒA GIẢI LAO ĐỘNG:

Một số tranh chấp lao động bắt buộc phải thông qua hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án giải quyết . Trong hình thức hòa giải này, hòa giải viên lao động (do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bồ nhiệm) cần có những kinh nghiệm, am hiểu về pháp luật lao động, để điều hành phiên hòa giải và giúp đỡ các bên tranh chấp là người lao động và chủ lao động giải quyết tranh chấp lao động. Khác với hòa giải ở cơ sở, trình tự, thủ tục hòa giải lao động được quy định rất chi tiết và chặt chẽ trong Bộ luật lao động năm 2012. Kết quả hòa giải thành có giá trị ràng buộc theo pháp luật dân sự nhưng không có cơ chế thi hành như bản án của tòa án.
Trong Chương này, tác giả sẽ chỉ giới hạn các trao đổi về hòa giải trong phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải tại Việt Nam được điều chỉnh bởi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.26355 sec| 1109.844 kb