Hậu quả pháp lý của ly hôn về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con

07/10/2024
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Hậu quả pháp lý về con cái sau khi ly hôn với nội dung bao gồm: giao con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho ai nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc và người không được giao nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trực tiếp có quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục và phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con như thế nào.

1- Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Thực tiễn hiện nay cho thấy, các tranh chấp về con chung chưa thành niên khi vợ chồng ly hôn ngày càng gay gắt và phức tạp. Bởi lẽ, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, khi mức thu nhập và mức sống, sinh hoạt của người dân được nâng cao; tỉ lệ sinh con của các cặp vợ chồng trong nhiều năm qua phải thực hiện theo chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước nên mỗi cặp vợ chồng thường có từ một đến hai con. Tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ gia tăng trong xã hội. Khi vợ chồng ly hôn, thường tự thỏa thuận với nhau về tài sản, tuy nhiên bên nào cũng muốn được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trực tiếp.

Hậu quả pháp lý về con cái sau khi ly hôn với nội dung bao gồm: Giao con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho ai nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc và người không được giao nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trực tiếp có quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục và phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con như thế nào. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con là nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có tồn tại hay không.

Theo luật định, vợ và chồng (với tư cách là mẹ, là cha của con) đều có mọi quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Sau khi ly hôn, việc giáo dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho bên nào trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải căn cứ vào điều kiện thực tế của vợ chồng và phải bảo đảm vì lợi ích mọi mặt của con. Tòa án cần xem xét về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế, thời gian của mỗi bên vợ, chồng... xem ai là người có điều kiện thực tế thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con được tốt hơn thì quyết định giao con cho người đó (Tòa án cũng nên xem xét quan hệ tình cảm của con gắn bó với cha hay với mẹ), cần thấy rằng, sau khi ly hôn, trong hoàn cảnh vợ chồng ly tán ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển binh thường của các con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tòa án cần giáo dục, hướng dẫn, giải thích cho đương sự hiểu rõ về trách nhiệm của họ đối với các con; không vì mâu thuẫn giữa cha mẹ mà làm ảnh hưởng đến tình cảm của con. Tòa án cần phải điều tra, tìm hiểu kĩ càng, không thể chỉ dựa vào ý muốn của hai vợ chồng. Trường hợp vợ chồng đã thoả thuận với nhau về việc giao con cho ai trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; về mức cấp dưỡng nuôi con; nếu xét thấy chưa hợp lý, quyền lợi của con chưa được bảo đảm thì Tòa án cần phải xem xét để điều chỉnh cho đúng vì lợi ích của con. Trường hợp cha mẹ ly hôn, càng phải tạo điều kiện để cha mẹ được gần gũi con, tiếp xúc với con, trực tiếp nuôi dạy con và phải tạo cho con một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng để việc cha mẹ ly hôn không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con, để con không cảm thấy bị cô đơn, thiệt thòi.
Thực tế trong những năm qua đã cho thấy, tý lệ trẻ vị thành niên phạm tội khá nhiều, trong đó có nguyên nhân chính vì cha mẹ ly hôn đã thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục con, vô trách nhiệm đối với con.
Trong những trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể quyết định giao con cho ông bà hoặc những người thân thích khác nuôi dưỡng, giáo dục nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ tư cách hay không có điều kiện thực tế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

“1- Sau Khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giảo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. 2- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau Khi ly hôn Đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp vớ1 lợi ích của con”.

Nội dung quy định này vẫn kế thừa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây. Tuy nhiên, về năng lực của con chưa thành niên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì khi Tòa án quyết định giao con cho bên nào nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trực tiếp thì phải hỏi, xem xét nguyện vọng của con.

Về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. 2- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thầm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giảo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thầm nom con của người đó”.

Về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật nảy; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tồn trọng quyền được nuôi con của mình. 2- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng cảc thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con".

Đặc biệt, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định cụ thể hơn về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 84). Quy định này xuất phát từ thực tiễn, những tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thường xảy ra, có nhiều vụ việc rất gay gắt, phức tạp. về nguyên tắc, vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đối người trực tiếp nuôi con. Việc thay đối người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “1- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cả nhân, tổ chức được quy định tại Khoản  5 Điều này, Tòa án có thế quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết Khi có một trong các căn cứ sau đây: (a) Cha, mẹ có thỏa thuận vê việc thay đồi người trực tiêp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; (b) Người trực tiếp nuô1 con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3- Việc thay đối người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự. 5. Trong trường hợp có cần cứ theo quy định tại điểm b Khoản  2 Điều này thì trên cơ sở 1ợ1 ích của con, cá nhân, cơ quan, to chức sau có quyền yêu cầu thay đối người trực tiếp nuôi con: (a) Người thân thích; (b) Cơ quan quản ly nhà nước về gia đình; (c) Cơ quan quản lý nhà nưởc về trẻ em; (d) Hội liên hiệp phụ nữ”.

Cùng với việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục, Tòa án đồng thời giải quyết việc cấp dưỡng nưôi con (Khoản 24 Điều 3) phù hợp với các quy định về điều kiện cấp dưỡng, mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Chương VII của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Các con được cha mẹ cấp dưỡng gồm có con đẻ và con nuôi là con chung của hai vợ chồng, về nguyên tắc, cha mẹ phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đã thành niên (đủ 18 tuổi). Trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và có thể lao động tự túc được. 

Về mức cấp dưỡng nuôi con phải bao gồm cả ăn, mặc, học hành, chữa bệnh... và các Khoản  phí tổn khác của con. Phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về đời sống của con, đồng thời Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng và người được giao trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con đế quyết định mức cấp dưỡng cho hợp lý.

Trước đây, về vấn đề này, tại mục ly Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn:

“Khi áp dụng quy định tại Điều 92 (nay là Điều 81) cần chú ý một số điểm sau đây

(a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 (nay là Điều 81) thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

(b) Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thi tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý. 

(c) Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kì hàng tháng.

(d) Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Tòa án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hậu quả pháp lý của ly hôn: nghĩa vụ, quyền của cha mẹ và con được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hậu quả pháp lý của ly hôn: nghĩa vụ, quyền của cha mẹ và con có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Hậu quả pháp lý của ly hôn về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18317 sec| 980.727 kb