Hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại

19/03/2021

 

Hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng với pháp nhân thuơng mại phạm tội có điểm khác biệt so với cá nhân phạm tội. Do đó, trong quá trình trao đổi với khách hàng, luật sư cũng cần giải thích cho khách về hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương hàng mại phạm tội. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

 

 

Hình phạt và biện pháp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

03 hình phạt chính

 

 

(i) Phạt tiến (tối thiếu 50 triệu đồng, tối đa 20 tỷ đồng);

 

 

(ii) Đình chỉ hoạt động có thời hạn: là tạm dừng hoạt động của phán nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hai và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

 

 

(iii) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hai và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

 

 

03 hình phạt bổ sung

 

 

(i) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số līnh vực nhất định: Thời hạn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

 

 

(ii) Cám huy động vốn: Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

 

 

(iii) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Các hình phạt nhìn chung chủ yếu tác động vào lợi ích kinh tế, tài chính của pháp nhân.

 

 

Biện pháp tư pháp

 

 

Bên cạnh hình phạt, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị áp dụng các biện pháp tư pháp:

 

 

(i) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, như:

 

 

- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

 

 

- Vật hoặc tiến do phạm tội hoặc do mua bán, đối chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

 

 

- Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.

 

 

(ii) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bối thường thiệt hai; buộc công khai xin lỗi.

 

 

(iii) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

 

 

(iv) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra, như: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giãy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện nếu có hành vi vi phạm quy định pháp luật về xuất nhập khẩu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; Buộc thu hói sản phẩm, hàng hóa vi phạm dang lưu thông trên thị trường.

 

 

Việc quyết định hình phạt đoi với pháp nhân thương mại phạm tội được Tòa án căn cứ vào quy định của BLHS, cần nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng tiền, Tòa án cấn căn cứ theo tình hình tài chính, khả năng thi hành án của chủ thể phạm tội.

 

 

Bên cạnh việc trao đổi với khách hàng là pháp nhân thương mại về hình phạt và các biện pháp tư pháp thì luật hàng về một phạm tội như: Kể biên tài sản liên quan đến hành vi phạm toi của pháp nhân; Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; Tạm quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; Buộc nộp một khoản tiến để bảo đảm thi hành án. Mục đích của việc quy định này là nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đoi với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 436 đến Điều 439 BLTTHS năm 2015).

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.51276 sec| 942.328 kb