Hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản pháp lý

27/06/2021
Trong kỹ thuật trình bày văn bản pháp lý, hãy chú ý nêu đúng và đầy đủ các sự kiện cần thiết. Chỉ nên tập trung vào các vấn đề chính, tránh lan man vào những thứ không trọng tâm và không thực sự hữu ích cho mục đích của bài viết.

1- Hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản pháp lý

Đọc giả thưởng ngại đọc các đoạn trích dẫn dài, do đó, có thể tách các đoạn ra để dễ theo dõi hơn. Nếu bắt buộc phải trích dẫn, hãy để chúng: càng ngắn càng tốt; có thể biên tập lại (sử dụng dấu ba chấm (...) khi biên tập); kèm theo các trích dẫn.

Việc chia đoạn và xuống dòng theo từng ý sẽ giúp cho độc giả dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản. Mỗi trang đánh máy tối thiểu phải được chia làm hai đoạn.

Các sự kiện, nếu có, rất quan trọng trong việc minh họa cho kết luận. Sự kiện là bối cảnh mả vấn đề pháp lý được quyết định và do đó có tính quyết định đối với kết quả. Điều này đặc biệt đúng trong quá trình tranh tụng. Hãy chú ý nêu đúng và đầy đủ các sự kiện cần thiết. Chỉ nên tập trung vào các vấn đề chính, tránh lan man vào những thứ không trọng tâm và không thực sự hữu ích cho mục đích của bài viết.

2- Tiêu chuẩn trong bài viết

Về cách trình bày, bài viết phải được đánh máy cẩn thận, trình bày sáng sủa, phù hợp với các quy tắc trình bày văn bản, như viết hoa, đánh số đề mục. Thông thường, văn bản định dạng cỡ phông chữ 13, Times New Roman. Tiêu đề được bồi đậm. Trang bìa là trang đầu tiên của văn bản, là yêu cầu với các bài viết dài (như công trình nghiên cứu, luận văn, hợp đồng), nêu tên của bài viết, năm viết, tác giả, nơi viết. Số trang đánh bằng chữ số tự nhiên (1, 2, 3). Phụ lục thường đánh bằng chữ số La mã (I, II, III...). Mục lục luôn là phần cần thiết đối với bài viết dài. Các tiêu để được trình bày lùi vào theo mức tiêu để, kèm theo số trang. Các bảng biểu cần có tên ở phía dưới hoặc trên bảng. Tên biểu đồ ở phía trên của biểu đồ. Nếu đầy đủ tài liệu tham chiếu, mục đích là giúp độc giả tra cứu nguồn thông tin tham khảo.

Cần lưu ý là có một số loại bài viết pháp lý phải tuân thủ mẫu bắt buộc.

Ví dụ minh họa: Thư tư vấn của Luật sư giới khách hàng cần theo mẫu của công ty luật, trong đó nhất thiết phải bao gồm tiêu đề thư (letter head), cẩu trúc, cách trình bày, ý kiến bảo lưu. Đổi với cáo trạng, bản án... phải tuân thủ quy định pháp luật về mẫu văn bản, thể thức văn bản.

Cũng có những bài viết pháp lý được trình bày dưới dạng email (thư điện tử). Trong trường hợp này, người viết có thể cân nhắc giản lược những bước yêu cầu trên, nhưng vẫn phải đảm bảo bài viết pháp lý có sức thuyết phục, ngắn gọn, dễ hiểu, logic và có căn cứ.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20691 sec| 942.766 kb