So sánh hợp đồng thử việc và hợp đồng đào tạo
Nội dung bài viết
- Căn cứ pháp lý:
- Khái niệm :
- Nguyên nhân ký kết hợp đồng:
- Tính chất cơ bản của hợp đồng:
- Nội dung chủ yếu của hợp đồng:
- Thời hạn của hợp đồng:
- Kết thúc hợp đồng:
- Chế độ và tiền lương:
- Số lần ký kết hợp đồng:
- - Hợp đồng đào tạo: Do sự thỏa thuận của hai bên
- Quyền lợi khi ký kết hợp đồng:
- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật lao động số 45/2019/QH14.
Khái niệm :
- Hợp đồng đào tạo: Là hợp đồng mà hai bên phải ký kết trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động 2019)
- Hợp đồng thử việc: Là hợp đồng với các thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. (Theo khoản 1 điều 24 Bộ luật lao động 2019)
Nguyên nhân ký kết hợp đồng:
- Hợp đồng đào tạo: Khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đang làm việc; hoặc, có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy để làm việc cho mình thì các bên cần giao kết hợp đồng đào tạo.
- Hợp đồng thử việc: Khi doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về việc làm thử thì các bên phải giao kết Hợp đồng thử việc.
Tính chất cơ bản của hợp đồng:
- Hợp đồng đào tạo: Là việc doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động) để trực tiếp hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động đang làm việc cho mình, cho những người sẽ làm việc cho mình; chứ không nhằm mục đích kinh doanh sinh lời từ các hoạt động ấy.
- Hợp đồng thử việc: Là thời gian thử thách người lao động, có đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp hay không.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng:
- Hợp đồng đào tạo:
1. Nghề đào tạo;
2. Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
3. Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
4. Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
6. Trách nhiệm của người lao động.
(Theo khoản 2 điều 62 BLLĐ 2019)
- Hợp đồng thử việc :
-
Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
2. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
3. Công việc và địa điểm làm việc;
4. Thời hạn của hợp đồng lao động;
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
7. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
8. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
(Theo khoản 1 điều 21 BLLĐ 2019)
Thời hạn của hợp đồng:
- Hợp đồng đào tạo: Do sự thỏa thuận của 2 bên.
- Hợp đồng thử việc: Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
+ Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
(Theo điều 25 BLLĐ 2019)
Kết thúc hợp đồng:
- Hợp đồng đào tạo: Khi hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định. (Theo khoản 6 điều 61 BLLĐ 2019 )
- Hợp đồng thử việc: Việc kết thúc hợp đồng diễn ra khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. (Theo điều 27 BLLĐ 2019)
Chế độ và tiền lương:
- Hợp đồng đào tạo: Trong thời gian được đào tạo, nếu các đối tượng này trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thoả thuận. Tiền lương này không cần đáp ứng yêu cầu về tiền lương tối thiểu vùng; do chưa phải là người lao động (chưa làm việc theo hợp đồng lao động) của doanh nghiệp
- Hợp đồng thử việc: Tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó (Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp - Theo điều 26 BLLĐ 2019)
Số lần ký kết hợp đồng:
- Hợp đồng đào tạo: Do sự thỏa thuận của hai bên
- Hợp đồng thử việc: Mỗi vị trí công việc chỉ được thử việc một lần, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. (Theo khoản 3 Điều 24 BLLĐ 2019)
Quyền lợi khi ký kết hợp đồng:
- Hợp đồng đào tạo: Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
-Hợp đồng thử việc: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động
Xem thêm: https://everest.org.vn/dich-vu-phap-ly-lao-dong/
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
-
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.2.
-
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm