Hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của Tổ chức hành nghề Luật sư

"Riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng ta là đại dương".

- Ryunosuke Satoro

Hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của Tổ chức hành nghề Luật sư

Hợp nhất Tổ chức hành nghề Luật sư là việc hai hoặc nhiều Công ty Luật cùng loại có thể hợp nhất thành một Công ty Luật mới cùng loại.

Sáp nhập Công ty Luật là một hoặc nhiều Công ty Luật có thể sáp nhập vào Công ty Luật khác cùng loại bằng cách chuyển toàn bộ lài sản. quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Công ty Luật nhận sáp nhập, dòng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty' luật bị sáp nhập.

Liên hệ


I- HỢP NHẤT, SÁP NHẬP TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

1- Điều kiện hợp nhất, sáp nhập tổ chức hành nghề luật sư:

Hợp nhất Tổ chức hành nghề Luật sư là việc hai hoặc nhiều Công ty Luật cùng loại có thể hợp nhất thành một Công ty Luật mới cùng loại. Ví dụ, hai hoặc nhiều Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn có thể thỏa thuận hợp nhất thành một Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn mới. Hai hoặc nhiều Công ty Luật hợp danh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một Công ty Luật hợp danh mới. Các công ty bị hợp nhất phải chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Công ty Luật hợp nhất, dòng thời chấm dứt tồn tại của các Công ty Luật bị hợp nhất.

Sáp nhập Công ty Luật là một hoặc nhiều Công ty Luật có thể sáp nhập vào Công ty Luật khác cùng loại bằng cách chuyển toàn bộ lài sản. quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Công ty Luật nhận sáp nhập, dòng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty' luật bị sáp nhập.

Công ty Luật hợp nhất hoặc sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu ách nhiệm kế toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với Luật sư. người lao động khác với các nghĩa vụ tài sản khác của các Công ty Luật bị hợp nhất, bị sáp nhập.

- Thủ tục hợp nhất, sáp nhập tổ' chức hành nghề luật sư:

Việc hợp nhất hoặc sáp nhập Tổ chức hành nghề Luật sư phải được làm thành hồ sơ và gửi đến Sở Tư pháp nơi Công ty Luật hợp nhất, sáp nhập đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:

(i) Giấy đề nghị hợp nhất hoặc sáp nhập Công ty Luật;

(ii) Hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất, sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Công ty Luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;

(iii) Giấy đăng ký hoạt động của các Công ty Luật bị hợp nhất (Công ty Luật bị sáp nhập và nhận sáp nhập);

(iv) Điều lệ của Công ty Luật hợp nhất (đối với việc hợp nhất Công ty Luật).

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty Luật hợp nhất, nhận sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bình văn bản và nêu rô lý do.

Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Công ty Luật hợp nhất, nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động giống như đối với các Công ty Luật được thành lập mới. Sở Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động của Công ty Luật bị hợp nhất, bị sáp nhập về việc hợp nhất, sáp nhập và gửi kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Công ty Luật hợp nhất, nhận sáp nhập để thực hiện việc xóa tên Công ty Luật bị hợp nhất, bị sáp nhập khỏi danh sách đăng ký hoạt động.

II- CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Trong quá trình hành nghề, các Tổ chức hành nghề Luật sư có thổ chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề theo quy định của Luật Luật sư. Cụ thể văn phòng Luật sư có thế chuyển đổi thành Công ty Luật hợp danh hoặc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn. Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi thành Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại; Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn được chuyên đổithành Công ty Luật hợp danh và ngược lại. Như vậy, Tổ chức hành nghề Luật sư chỉ được quyền chuyển đổi sang hình thức Công ty Luật mà không thển chuyển từ Công ty Luật sang thành Văn phòng Luật sư.

Công ty Luật được chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Luật sư và Công ty Luật bị chuyển đổi.

1- Thủ tục chuyển đổi:

Tổ chức hành nghề Luật sư phải gửi hồ sơ chuyến đi Công ty Luật đốn Sở Tư pháp nơi Công ty Luật chuyển đổi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:

(i) Giấy đề nghịchuyểnđổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đói và câm kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Công ty Luật được chuyên dổi;

(ii) Dự thảo điều lệ của Công ty Luật chuyển đổi;

(iii) Giấy đăng ký hoạt động của Công ty Luật được chuyển đổi;

(iv) Danh sách thành viên hoặc Luật sư chủ sở hữu; bản sao thẻ Luật sư của các Luật sư thành viên hoặc Luật sư chủ sở hữu của Công ty Luật chuyến đổi;

(v) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụsở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

Sở Tư pháp phải cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty Luật chuyển đổi trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Công ty Luật chuyên đói phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động theo quy dinh của Luật Luật sư.

III- TẠM NGỪNG, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

1- Tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư:

Tổ chức hành nghề Luật sư có quyền hoặc bị Sở Tư pháp yêu cầu tạm ngừng hoạt động. ‘Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá hai năm. Lý do tạm ngừng hoạt động do tổ chức hành nghề xác định vả phải hợp pháp, từ việc tạm ngừng do Sở Tư pháp yêu cầu... Ví dụ, Tổ chức hành nghề Luật sư không thể tạm ngừng hoạt động để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay nộp thuế. Sở Tư pháp khi phát hiện Tổ chức hành nghề Luật sư không có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật như không có trụ sở hoặc Công ty Luật hợp danh chỉ có một Luật sư thành viên... có quyền yêu cầu Tổ chức hành nghề Luật sư tạm ngừng hoạt động khi đáp ứng dù các điều kiện hành nghề.

Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Tổ chức hành nghề Luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.

Hoạt động các chi nhánh, Văn phòng giao dịch của Tổ chức hành nghề Luật sư cũng phải tạm ngừng hoạt động.

Tổ chức hành nghề Luật sư phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn Luật sư ở địa phương nơi ding ký hoạt động vả nơi có trụ sở của chỉ nhảnh, trong thời hạn LÀ mười ngày làm việc trước ngày tạm dừng hoặc tiếp tục hoạt động.

Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau:

(i)  Tên Tổ chức hành nghề Luật sư;

(ii) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;

(iii) Địa chỉ trụ sử;

(iv) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bât dấu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;

(v) Lý do tạm ngừng hoạt động;

(vi) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với Luật sư, nhân viên của Tổ chức hành nghề Luật sư.

2- Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư:

Tổ chức hành nghề Luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

(i) Tự chấm dứt hoạt động;

(ii) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động khi Tổ chức hành nghề Luật sư bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quy dinh của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động; không hoạt động liên lục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật; hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định mã Tổ chức hành nghề Luật sư không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động;

(iii) Trưởng Văn phòng Luật sư, Giám đốc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của Công ty Luật hợp danh, thành viên của Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Luật sư;

(iv) Công ty Luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;

(v)Trưởng Văn phòng Luật sư. Giám đốc công ly luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết.

(vi) Thủ tục chấm dứt hoạt động:

Trường hợp chấm dứt hoạt động do tự ý chấm dứt hoặc Công ty Luật bị hợp nhất, bị sáp nhập thì ước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động ba mươi ngày, Tổ chức hành nghề Luật sư phải thông bảo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh.

Tổ chức hành nghề Luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với Luật sư, nhân viên của Tổ chức hành nghề Luật sư; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng trước thời điểm chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thl phải thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đỏ.

Trường hợp chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động hoặc các thành viên của Công ty Luật bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư  trong thời hạn bảy ngày làm việc, kế từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề Luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn Luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Tổ chức hành nghề Luật sư, Chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Khi bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư phải thực hiện đầyđủ các nghĩa vụ giống như trường hợp chấm dứt hoạt động nêu trên. 'Thời hạn để Tổ chức hành nghề Luật sư thực hiện là sáu mươi ngày kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Trường hợp chấm dứt hoạt động do Trưởng Văn phòng Luật sư, Giám đốc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kế từ ngày Trưởng Văn phòng Luật sư, Giám đốc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn Luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi Tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Việc giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của Tổ chức hành nghề Luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38117 sec| 1121.109 kb