Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Để viết tốt, hãy thể hiện ý mình như người thường, nhưng suy nghĩ như người uyên bác".
Aristotle, 384 TCN - 322 TCN, nhà triết học, bác học người Hy Lạp cổ đại
Các hình thức soạn thảo hợp đồng: [1] soạn thảo hợp đồng từ đầu, [2] soạn thảo hợp đồng dựa trên tiền lệ hoặc mẫu có sẵn. Các hợp đồng đều có cấu trúc cơ bản với sự cấu thành của 03 nhóm điều khoản: [1] tiêu chuẩn, [2] về thương mại; [3] về pháp lý.
Quy trình thực hiện soạn thảo hợp đồng: [a] tìm hiểu yêu cầu, mong muốn của khách hàng, [b] đọc và hiểu các tài liệu, thông tin được khách hàng cung cấp, [c] tham khảo các thông lệ hoặc tiền lệ mẫu, [đ] nhận diện và xử lý các rủi ro, [e] soạn thảo chi tiết từng điều, khoản, [f] kiểm tra dự thảo hợp đồng.
Yêu cầu của khách hàng đối với việc soạn thảo hợp đồng là cơ sở để luật sư hợp đồng xác định kế hoạch soạn thảo và nội dung soạn thảo. Cũng là một đề nghị, về soạn thảo hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp hay hợp đồng về nhượng quyền thương mại, nhưng mỗi khách hàng đến gặp luật sư hợp đồng với yêu cầu soạn thảo và bối cảnh soạn thảo các loại hợp đồng khác nhau.
Không giống như một ý kiến tư vấn vốn có tính chất tương đối “kỹ thuật" và có thể theo một khuôn mẫu nhất định - “mở bài”, “kết luận" và “thân bài”, việc soạn thảo hợp đồng có tính chất khuôn mẫu hơn và đòi hỏi sự sáng tạo của luật sư hợp đồng để tạo ra một sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Không có hợp đồng nào giống hợp đồng nào, kể cả khi hợp đồng đều thuộc một lĩnh vực pháp lý hoặc thuộc một giao dịch tương tự. Các hợp đồng mà luật sư cần soạn thảo rất đa dạng, giống như chính tính đa dạng của các lĩnh vực hoạt động và yêu cầu của khách hàng.
Mỗi giao dịch đều có bối cảnh riêng đặc thù, đó là điều luật sư hợp đồng cần lưu ý để đưa ra những phương án soạn thảo hợp đồng đảm bảo rằng hợp đồng được soạn thảo vừa ghi nhận được bổi cảnh cụ thể, cấu trúc đặc thù của giao dịch, vừa đáp ứng và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
Để hiểu được bối cảnh vụ việc, luật sư hợp đồng cần tìm hiểu thông tin về các bên tham gia hợp đồng. Lý do, cơ sở các bên hướng đến trong hợp đồng. Nếu khách hàng chỉ đơn thuần hướng đến việc tìm hiểu thông tin, mong muốn của khách hàng mà bỏ qua thông tin của bên kia trong giao dịch thì có thể sẽ không đảm bảo được sự thuyết phục của hợp đồng.
Trong một số trường hợp, giao dịch cần thực hiện, tiến hành nhanh, gọn vì những lý do nhất định hoặc các bên có nhiều thời gian để thương thảo thì luật sư hợp đồng có thể sử dụng các phương án soạn thảo khác nhau để dự thảo hợp đồng.
Vị thế của khách hàng trong giao dịch là khía cạnh luật sư hợp đồng không thể bỏ qua để dự thảo các điều khoản cho phù hợp. Hợp đồng luật sư soạn thảo là cơ sở để khách hàng tiếp tục đàm phán với đối tác. Do đó, nếu luật sư hợp đồng dự thảo các điều khoản không phản ánh một cách hợp lý vị thế của khách hàng trong giao dịch sẽ có thể dẫn đến không được đánh giá cao, không được sử dụng một phần hoặc toàn bộ hoặc có thể khiến khách hàng gặp những khó khăn trong việc đàm phán.
Có một số trường hợp, khách hàng đề nghị luật sư soạn thảo các hợp đồng như hợp đồng vay, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hợp đồng bán tài sản, tuy nhiên khách hàng đang ở vị thế yếu , vị thế của bên cần có nguồn tài chính để giải quyết một số khó khăn tài chính hiện thời. Trong trường hợp như vậy, luật sư dự thảo hợp đồng với các điều khoản bất lợi cho bên cho vay, bên nhận chuyển nhượng hay bên mua tài sản thì hợp đồng đó sẽ gây khó cho chính khách hàng của mình.
Khi soạn thảo hợp đồng, bên cạnh việc giúp khách hàng văn bản hóa các kết quả đàm phán, luật sư hợp đồng còn làm nhiệm vụ “gác cửa”, đảm bảo sự phù hợp của hợp đồng được soạn thảo với các văn bản pháp luật, án lệ điều chỉnh hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được điều chỉnh bằng pháp luật Việt Nam, sự cẩn trọng trong việc tra cứu và sử dụng các văn bản pháp luật cụ thể để tư vấn cho khách hàng trong quá trình đàm phán, soạn thảo là việc làm tất yếu của luật sư hợp đồng.
Việc nắm vững các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng là cơ sở quan trọng để luật sư hợp đồng đối chiếu kiểm soát các yếu tố đảm bảo giá trị của hợp đồng. Bên cạnh đó, việc nắm vững các quy định pháp luật còn giúp ích cho các bên sẽ không gặp phải những khó khăn cũng như giúp khách hàng khai thác, phát huy được ưu đãi thuận lợi mà pháp luật áp dụng với một giao dịch cụ thể.
Sự rõ ràng trong ngôn ngữ của hợp đồng đã được chuẩn mực trên thế giới. Để đảm bảo sự rõ ràng trong ngôn ngữ, luật sư hợp đồng cần có sự lựa chọn từ ngữ chính xác, truyền đạt được đầy đủ trực tiếp đúng nội dung muốn truyền đạt. Luật sư hợp đồng cần hạn chế sử dụng những từ đa nghĩa, những thuật ngữ chuyên môn, những thuật ngữ cổ hoặc “latinh”. Bên cạnh đó, luật sư cần lưu ý đến người sử dụng hợp đồng. Tùy theo đặc điểm của khách hàng mà luật sư sử dụng ngôn ngữ phù hợp để đảm bảo khi khách hàng đọc hợp đồng có thể hiểu được đầy đủ và chính xác.
Súc tích là yêu cầu khá thách thức với luật sư khi soạn thảo hợp đồng. Viết dài thường khó hơn viết ngắn mà vẫn rõ ràng đủ ý. Sự súc tích của ngôn ngữ đòi hỏi luật sư hợp đồng phải có quá trình thực hành, rút kinh nghiệm lâu dài va luôn có ý thức tham khảo và ghi nhận lại những điều khoản tuy được soạn thảo ngắn gọn nhưng vẫn đủ, khúc triết ý tưởng của người soạn thảo.
Khi đưa các thông tin, dữ liệu, số liệu vào hợp đồng, luật sư hợp đồng cần lưu ý đến sự chính xác của các thông tin, dữ liệu và số liệu đó. Việc kiểm tra nhiều lần, kiểm tra chéo sẽ giúp luật sư hạn chế được các sai sót, bất cập trong việc dẫn chiếu và sự chính xác của số liệu.
Nếu luật sư hợp đồng chính người soạn thảo hợp đồng, thì điều này sẽ mang lại cho luật sư hợp đồng ưu thế vượt trội trong quá trình đàm phán hợp đồng, cũng như trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, hoặc khi xảy ra tranh chấp hợp đồng. Cụ thể, với tư cách là bên soạn thảo, luật sư hợp đồng sẽ có những lợi ích sau:
- Chủ động đưa ra nội dung hợp đồng. Bạn có quyền quyết định những nội dung nào nên đưa vào hợp đồng, nội dung nào không. Vì vậy chủ động được nội dung đàm phán;
- Giới hạn được đáng kể những nội dung của bên đối tác đưa ra. Tất nhiên là bên đối tác có quyền đưa ra nội dung mới hay yêu cầu bổ sung hoặc bỏ đi nội dung nào đó nhưng thông thường vì họ phải tập trung vào việc phân tích và hồi đáp các nội dung bạn đưa ra mà quên mất yêu cầu của họ;
- Xây dựng hợp đồng với những điều khoản có lợi nhất cho phía;
- Hạn chế được cảm xúc cá nhân khi đọc dự thảo hợp đồng với những điều khoản của bên đối tác đưa ra.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
Soạn thảo hợp đồng là quá trình tạo lập các điều khoản chứa đựng sự thỏa thuận của các bên dựa trên các quy định pháp luật tương ứng điều chỉnh mối quan hệ xã hội mà các bên đang xác lập.
Các hình thức soạn thảo hợp đồng, gồm: [1] soạn thảo hợp đồng từ đầu, [2] soạn thảo hợp đồng dựa trên tiền lệ hoặc mẫu có sẵn.
Các hợp đồng đều có cấu trúc cơ bản với sự cấu thành của ba (03) nhóm điều khoản: [1] Nhóm điều khoản về thương mại; [2] Nhóm điều khoản về pháp lý; [3] Nhóm điều khoản tiêu chuẩn. Từng nhóm điều khoản có ý nghĩa khác nhau và vai trò của luật sư trong từng nhóm điều khoản đó cũng khác nhau.
Soạn thảo hợp đồng từ đầu luôn là công việc có nhiều thách thức với luật sư hợp đồng. Khách hàng có thể chỉ cung cấp cho luật sư hợp đồng một hoặc một số phần “nguyên liệu”, để ra sản phẩm cuối cùng, luật sư hợp đồng cần phân tích bối cảnh tư vấn, tài liệu, mong muốn của khách hàng và nhiều yếu tố khác để có thể “chế biến” ra hợp đồng.
Để có thể soạn thảo hợp đồng từ đầu, trước hết luật sư hợp đồng cần hiểu được về cấu trúc của hợp đồng. Mỗi hợp đồng, tùy theo bối cảnh và tính phức tạp của giao dịch sẽ có thể có cấu trúc chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các hợp đồng đều có cấu trúc cơ bản với sự cấu thành của ba nhóm điều khoản sau: (i) Nhóm điều khoản về thương mại; (ii) Nhóm điều khoản về pháp lý; (iii) Nhóm điều khoản tiêu chuẩn. Từng nhóm điều khoản có ý nghĩa khác nhau và vai trò của luật sư trong từng nhóm điều khoản đó cũng khác nhau. Việc phân tích một dự thảo hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất dưới đây sẽ minh họa cho các nhóm điều khoản.
[a] Nhóm điều khoản hợp đồng về thương mại:
Đây là nhóm điều khoản ghi nhận thỏa thuận của các bên về các vấn đề mang tính thương mại - thể hiện cấu trúc của giao dịch. Các điều khoản thuộc nhóm này thường do các bên đàm phán và quyết định. Vai trò của luật sư hợp đồng với nhóm điều khoản này là hiểu rõ về thỏa thuận của các bên và ghi nhận một cách rõ ràng, chinh xác và chặt chẽ. Với mỗi loại hợp đồng khác nhau thì sẽ có những điều khoản thương mại điển hình.
Ví dụ 01:
Thỏa thuận chuyển nhượng: Theo vào các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này, bên chuyển nhượng đồng ý chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đồng ý nhận chuyển nhượng từ Bên chuyển nhượng vào ngày chuyển giao tất cả tài sản thuộc về khách sạn được liệt kê tại Phụ lục I (“tài sản chuyển nhượng”).
Giá chuyển nhượng: Giá chuyển nhượng tài sản chuyển nhượng () (VNĐ) (“giá chuyển nhượng”). Giá chuyển nhượng không bao gồm thuế giá trị gia tăng hay bất kỳ loại thuế, phí hoặc lệ phí nào khác mà Bên nhận chuyển nhượng phải nộp hoặc phải thanh toán cho Bên chuyển nhượng để nộp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bàn giao và thanh toán: Các Bên đồng ý rằng việc bàn giao tài sản chuyển nhượng từ Bên chuyển nhượng sang Bên nhận chuyển nhượng phải hoàn tất muộn nhất vào ngày tròn mười lăm (15) ngày kể từ ngày ký hợp đồng này (trừ trường hợp được các Bên gia hạn). Tại thời điểm kết thúc việc bàn giao tài sản chuyển nhượng, các Bên sẽ ký biên bản bàn giao là bằng chứng về việc Bên chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao tài sản chuyển nhượng theo hợp đồng này cho Bên nhận chuyển nhượng (“biên bản bàn giao”).
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày chuyển giao, Bên nhận chuyển nhượng sẽ thanh toán cho Bên chuyển nhượng toàn bộ khoản tiền thanh toán thực tế bằng cách chuyển khoản số tiền tương đương vào tài khoản sau đây của Bên chuyển nhượng. - Số tài khoản: (...); - Chủ tài khoản: (...); - Ngân hàng: (...)
Trong thời hạn năm (5) ngày kể từ ngày Bên nhận chuyển nhượng thanh toán khoản tiền thực tế theo quy định tại Điều 3.01(b), Bên chuyển nhượng sẽ xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng đối với giá chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng.
Chuyển giao rủi ro: Mọi tổn thất liên quan đến tài sản chuyển nhượng sẽ do Bên chuyển nhượng gánh chịu cho đến thời điểm các Bên ký biên bản bàn giao và sẽ chuyển sang Bên nhận chuyển nhượng từ thời điểm đó.
[b] Nhóm điều khoản pháp lý của hợp đồng:
Nhóm điều khoản này ghi nhận những loại điều khoản có giá trị đảm bảo cho hiệu lực và thực hiện hợp đồng. Nhóm này gồm nhiều nhóm điều khoản khác nhau bao gồm: Các điều kiện tiên quyết để làm phát sinh nghĩa vụ của các bên; Các cam đoan và đảm bảo về các sự kiện thực tế; Cam kết về việc thực hiện hoặc không thực hiện trong thời hạn của hợp đồng; Các sự kiện vi phạm và biện pháp xử lý.
Ví dụ 02:
Cam đoan và bảo đảm:
Mỗi Bên cam đoan và bảo đảm với Bên kia rằng vào ngày ký kết Hợp đông này, mỗi cam đoan và đảm bảo của Bên đó tại Điều 4 này là đúng, chính xác và không gây nhầm lẫn. Mỗi Bên (“Bên cam đoan”) cam đoan và bảo đảm với Bên kia như sau:
Tư cách pháp nhân: Bên cam đoan (i) là một công ty được thành lập hợp lệ và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các văn kiện thành lập (ii) không trong tình trạng bị thanh lý hoặc bị quản lý tài sản và (iii) có đầy đủ quyền hạn và thẩm quyền để sở hữu tài sản của mình, và được thực hiện các hoạt động kinh doanh mà hiện tại Bên cam đoan đang tiến hành.
Thẩm quyền: Bên cam đoan có đầy đủ quyền, quyền hạn, thẩm quyền và đã thực hiện các thu tục và đạt được các chấp thuận nội bộ cần thiết phù hợp với các văn kiện thành lập của mình (kể cả điều lệ của Bên cam đoan) để ký kết và chuyển giao và thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này.
Tính hợp pháp, hiệu lực và khả năng cưỡng chế thi hành: Hợp đồng này khi được ký kết và chuyển giao hợp lệ sẽ tạo thành các nghĩa vụ hợp pháp, có hiệu lực, có giá trị ràng buộc và có thể cưỡng chế thi hành đối với Bên cam đoan theo các điều khoản của Hợp đồng này, trừ trường hợp việc thi hành các nghĩa vụ đó có thể bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật về phá sản, tái cơ cấu hoặc về các vấn đề tương tự theo quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan tới hoặc ảnh hưởng đến việc thi hành các quyền của chủ nợ nói chung.
Không mâu thuẫn: Việc Bên cam đoan ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng này sẽ không (i) vi phạm bất kỳ điều khoản nào của văn kiện thành lập của Bên cam đoan có hiệu lực tại thời điểm hiện tại, kể cả điều lệ của Bên cam cam đoan, (ii) vi phạm hoặc dẫn đến vi phạm hoặc tạo ra hành vi vi phạm theo pháp luật Việt Nam, hoặc (iii) trái với, mâu thuẫn hoặc dẫn đến bất kỳ sự vi phạm nào đối với bất kỳ họp đồng hay thỏa thuận nào rằng buộc với bên cam đoan là một bên hoặc bất kỳ hợp đồng hay thỏa thuận nào khác.
Chấp thuận: Ngoài các cam đoan và bảo đảm quy định tại các Điều từ 4.01 đên 4.05, Bên chuyển nhượng cam đoan và bảo đảm thêm với Bên nhận chuyển nhượng như sau:
(a) Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu duy nhất của tài sản chuyển nhượng.
(b) Tài sản chuyển nhượng đang trong tình trạng hoạt động tốt, ngoại trừ các hao mòn thông thường, phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến của các tài sản đó, và không có lỗi tiềm ẩn và đáng được bảo trì phù hợp với các tiêu chuẩn thông thường của ngành công nghiệp.
(c) Ngoại trừ các biện pháp bảo đảm quy định tại hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ký giữa Bên chuyển nhượng với tư cách là bên bảo đảm và Các ngân hàng với tư cách là bên nhận bảo đảm tháng 2 năm 2018, Tài sản chuyển nhượng không bị thế chấp, cầm cố hay bị ràng buộc bởi bất kỳ biện pháp bảo đảm nào hay quyền của bất kỳ bên thứ ba nào.
Cam kết:
Cam kết của bên chuyển nhượng đối với tài sản chuyển nhượng: Kể từ ngày ký Hợp đồng này cho đến ngày chuyển giao, nếu văn bản của Bên nhận Chuyển nhượng, Bên chuyển nhượng không được:
(a) Bán, chuyển nhượng hoặc định đoạt theo cách khác bất kỳ tài sản chuyển nhượng nào.
(b) Gánh chịu, tiếp nhận hoặc bảo lãnh bất kỳ nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ nợ dài hạn hoặc ngắn hạn nào liên quan đến tài sản chuyển nhượng; và
(c) Thực hiện bất kỳ hành động nào hoặc không thực hiện bất kỳ hành động nào, hoặc cho phép việc thực hiện hoặc không thực hiện hành động, có thể dẫn đến việc Bên chuyển nhượng vi phạm bất kỳ văn kiện, thỏa thuận hay hợp đồng nào liên quan đến tài sản chuyển nhượng.
Nghĩa vụ chung: (a) Mỗi Bên của Hợp đồng này phải nỗ lực hợp lý để thực hiện, hoặc đảm bảo việc thực hiện tất cả các hành động và các công việc cần thiết, phù hợp hoặc thích đáng để hoàn tất các giao dịch quy định tại Hợp đồng này ngay khi có thể thực hiện trên thực tế.
(b) Mỗi Bên phải gửi ngay cho Bên còn lại thông báo bằng văn bản về sự tồn tại hoặc xảy ra bất kỳ điều kiện nào có dẫn đến bất kỳ cam đoan hoặc bảo đảm nào được quy định trong Hợp đồng này của bất kỳ Bên nào bị sai hoặc có thể dự đoán hợp lý là có thể cản trở việc hoàn tất các giao dịch quy định trong Hợp đồng đúng thời hạn.
(c) Ngay sau khi các ngân hàng có yêu cầu, các Bên phải ký thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ thanh toán khoản nợ từ Bên chuyển nhượng sang Bên nhận chuyển nhượng theo các điều khoản và điều kiện theo thỏa thuận với các ngân hàng. Các Bên đồng ý thêm rằng nếu thời điểm ký thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ diễn ra sau ngày chuyển giao. Bên nhận chuyển nhượng sẽ gánh chịu mọi nghĩa vụ phát sinh liên quan đến khoản nợ từ ngày chuyển giao, kể cả nghĩa vụ thanh toán lãi phát sinh sau ngày đó như thể bên nhận chuyển nhượng là bên có nghĩa vụ đối với khoản nợ theo hợp đồng tín dụng từ ngày chuyển giao. Không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quy định tại câu trên, nếu các ngân hàng yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thanh toán (và Bên chuyển nhượng đã thanh toán theo yêu cầu đó của các ngân hàng) bất kỳ khoản tiền nào liên quan đến khoản nợ (kể cả tiền lãi) sau ngày chuyển giao (trừ các khoản tiền phát sinh do lỗi của Bên chuyển nhượng trước hoặc vào ngày chuyển giao) thì Bên nhận chuyển nhượng cam kết sẽ bồi hoàn cho Bên chuyển nhượng khoản tiền mà Bên chuyển nhượng đã thanh toán như vậy ngay khi có yêu cầu của Bên chuyển nhượng.
(d) Các Bên đồng ý rằng các vấn đề về lao động liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản chuyển nhượng sè được xử lý theo quy định của phương án sử dụng lao động đính kèm tại Phụ lục 11 của Hợp đồng này. Nếu pháp luật yêu cầu, các Bên sẽ trình phương án sử dụng lao động đó lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bảo mật: Các Bên đồng ý giữ bí mật đối với các nội dung của Hợp đồng này trừ trường hợp (i) Các Bên có thỏa thuận về việc tiết lộ một số điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này hoặc (ii) nếu một bên nào đó buộc phải tiết lộ thông tin khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
[c] Nhóm điều khoản tiêu chuẩn của hợp đồng
Đây là các điều khoản cơ bản thường có trong đa số các hợp đồng gắn với các nội dung như chuyển nhượng thông báo, chi phí các sửa đổi, luật điều chỉnh, thời hạn của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng. Các luật sư hợp đồng thường có những điều khoản mẫu tiêu chuẩn được chuẩn hóa qua nhiều giao dịch. Vai trò của Luật sư hợp đồng trong giai đoạn này là lựa chọn và điều chỉnh các điều khoản tiêu chuẩn để đưa vào hợp đồng cho phù hợp.
Ví dụ 04:
Chuyển nhượng: Mỗi Bên sẽ không chuyển nhượng hoặc chuyển giao các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của mình theo Hợp đồng này cho bất kỳ bên nào khác mà không có chấp thuận trước bằng văn bản của Bên kia.
Thông báo: Tất cả các thông báo cần phải đưa ra theo Hợp đồng này sẽ được lập thành văn bản và có thể được chuyển giao bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, hoặc bằng thư gửi qua đường bưu điện. Các thông báo được chuyển giao bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, hoặc bằng thư gửi qua đường bưu điện được coi như là đã được giao vào ngày mà việc nhận đã được xác nhận; tuy nhiên, với điều kiện là một thông báo được chuyển giao bằng fax sẽ chỉ có hiệu lực nếu thông báo đó cũng được chuyển giao bằng cách gửi trực tiếp, hoặc bằng thư gửi qua đường bưu điện, vào hoặc sau hai (2) ngày làm việc sau khi được chuyển giao bằng fax. Tất cả các thông báo sẽ được gửi tới các địa chỉ sau:
Nếu gửi cho Bên chuyển nhượng: (...) ... Địa chỉ: ...... Điện thoại: ...... Fax: ...... Người nhận: ......
Nếu gửi cho Bên nhận chuyển nhượng: (...) ... Địa chỉ: ...... Điện thoại: ...... Fax: ...... Người nhận: ...... và/hoặc tới các địa chỉ tương ứng khác và/hoặc các địa chỉ theo chỉ định trong văn bản được đưa ra phù hợp với các quy định của Điều 6.02 này.
Chi phí: (a) Mỗi Bên tự chịu các chi phí và phí tổn liên quan đến hoặc phát sinh từ việc thương lượng, chuẩn bị, ký kết, chuyển giao và thực hiện Hợp đồng này và việc hoàn tất các giao dịch được quy định tại Hợp đồng này phát sinh đối với Bên đó, bao gồm các phí và chi phí tư vấn tài chính, luật sư, kế toán viên và các phí và chi phí khác. (b) Bên nhận chuyển nhượng cam kết thanh toán cho Bên chuyển nhượng ngay khi có yêu cầu bất kỳ loại thuế (trừ thuế giá trị gia tăng), phí hoặc lệ phí nào mà theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên nhận chuyển nhượng phải nộp hoặc phải thanh toán cho Bên chuyển nhượng để nộp liên quan đến việc chuyển nhượng theo Hợp đồng này.
Sửa đổi: Bất kỳ sửa đổi, hoặc thay thế hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng này đều phải làm thành văn bản và được ký kết và chuyển giao hợp lệ bởi các Bên. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh bất kỳ vấn đề nào mà các bên không lường trước được hoặc không được quy định cụ thể trong Hợp đồng này, các bên sẽ thỏa thuận và thống nhất bằng văn bản và văn bản đó cấu thành một phụ lục không thể tách rời của Hợp đồng này.
Luật điều chỉnh: Hợp đồng này, và bất kỳ bất đồng, tranh chấp nào, hoặc vấn đề khác liên quan đến hoặc phát sinh từ Hợp đồng này, sẽ được điều chỉnh và giải thích phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Giải quyết tranh chấp: Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này, bao gồm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến việc tồn tại, tính hiệu lực hoặc chấm dứt của Hợp đồng này, sẽ được đưa ra và giải quyết tại tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.
Hiệu lực từng phần: Bất kỳ khi nào có thể, mỗi quy định của Hợp đồng này sẽ được diễn giải theo cách thức là có hiệu lực và hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, nhưng nếu bất kỳ quy định nào của Hợp đồng này bị xem là vô hiệu, bất hợp pháp hoặc không có khả năng thi hành về bất kỳ khía cạnh nào theo quy định của pháp luật Việt Nam, sự vô hiệu, bất hợp pháp hoặc không có khả năng thi hành đó sẽ không ảnh hưởng bất kỳ quy định nào khác, và quy định đó hoặc một phần của quy định đó sẽ được bỏ ra khỏi Hợp đồng này, phần còn lại của Hợp đồng vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Hiệu lực: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Soạn thảo dựa trên tiền lệ hoặc mẫu có sẵn là hình thức soạn thảo hợp đồng điển hình của luật sư hợp đồng. Các hãng luật nước ngoài thường dành nhiều thời gian cho việc biên tập, hiệu chỉnh và xây dựng kho dữ liệu các mẫu hợp đồng tiêu chuẩn để sử dụng trong nội bộ của hãng. Soạn thảo dựa trên tiền lệ hoặc màu có sẵn có một sổ thuận lợi như sau:
- Giúp luật sư hợp đồng tiết kiệm được thời gian;
- Kế thừa được những điều khoản đã được chuẩn tắc;
- Nhận diện được những rủi ro và phương thức xử lý rủi ro;
- Kế thừa được cấu trúc hình thức chuyên nghiệp.
Khi soạn thảo dựa trên mẫu có sẵn luật sư hợp đồng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tham khảo nhiều tiền lệ mẫu hoặc mẫu hợp đồng;
- Lựa chọn mẫu hợp đồng hoặc mẫu điều khoản phù hợp với giao dịch;
- Rà soát kỹ lưỡng từng điều khoản và có sự điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của giao dịch và yêu cầu của khách hàng;
- Đảm bảo sự phù hợp về ngôn ngữ và sự logic về cấu trúc nội dung và hình thức.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
Quy trình của Luật sư hợp đồng khi thực hiện soạn thảo hợp đồng từ đầu: [a] tìm hiểu yêu cầu, mong muốn của khách hàng, [b] đọc và hiểu các tài liệu, thông tin được khách hàng cung cấp, [c] tham khảo các thông lệ hoặc tiền lệ mẫu, [đ] nhận diện và xử lý các rủi ro, [e] soạn thảo chi tiết từng điều, khoản, [f] kiểm tra dự thảo hợp đồng.
Luật sư hợp đồng khi thực hiện soạn thảo hợp đồng dựa trên tiền lệ về cơ bản cũng theo các bước tương tự như soạn thảo hợp đồng từ đầu và có một số điều chỉnh: tìm hiểu yêu cầu của khách hàng; đọc tài liệu khách hàng cung cấp; tham khảo các thông lệ, tiền lệ mẫu...
[a] Luật sư tìm hiểu yêu cầu, mong muốn của khách hàng
Yêu cầu soạn thảo của khách hàng có thể thể hiện một cách ngắn gọn khái quát trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, để hiểu được yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất luật sư có thể tham khảo những cách thức sau;
- Tiếp xúc với khách hàng: việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là điều kiện lý tưởng nhất để luật sư lắng nghe, nắm bắt các thông tin mong muốn yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp luật sư không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thị việc trao đổi qua điện thoại hoặc các hình thức giao tiếp sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ sẽ tốt hơn là việc chỉ đọc các yêu cầu của khách hàng đã được văn bản hóa.
Tiếp xúc với khách hàng không đơn thuần là trao đổi với người đại diện/người có thẩm quyền giao dịch với luật sư. Trong một số trường hợp, luật sư có thể đề xuất làm việc với các cá nhân trong tổ chức - người có hiểu biết về chuyên môn hay những thông tin hữu ích khác. Một số luật sư, vì một số lý do nhất định chưa được giao dịch với khách hàng nhưng lại thực hiện việc soạn thảo hợp đồng thì việc trao đổi với luật sư đồng nghiệp đã được tiếp xúc khách hàng là việc làm cần thiết.
Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, luật sư cần hiểu mong muốn về mức độ chi tiết của khách hàng với hợp đồng. Có những khách hàng chỉ yêu cầu các hợp đồng có đủ những điều khoản tối thiểu nhưng chặt chẽ để đảm bảo cho giao dịch. Nhưng cũng có những khách hàng yêu cầu các hợp đồng dài, chặt chẽ, nhận diện và xử lý được nhiều tình huống và nhiều rủi ro.
- Đọc và hiểu yêu cầu soạn thảo của khách hàng: Trong một số trường hợp, mặc dù đã có những buổi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, luật sư vẫn nên đề nghị khách hàng gửi một yêu cầu soạn thảo hợp đồng cụ thể để luật sư có cơ sở tư vấn đáp ứng đúng và đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Nếu không có điều kiện tiếp xúc khách hàng cần đọc kỹ yêu cầu của khách hàng.
[b] Luật sư đọc và hiểu các tài liệu, thông tin được khách hàng cung cấp
Trong một số giao dịch, khách hàng có thể mời luật sư tham gia từ những giai đoạn ban đầu - từ khi các bên bắt đầu đàm phán, ký kết một số tài liệu sau:
- Thư đề nghị giao dịch/thư ngỏ (Letter of intent);
- Biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding);
- Điều khoản tham chiếu (Term of reference or Term sheet);
- Các biên bản cuộc họp, email, công văn, tài liệu giao dịch khác liên quan đến trao đổi, đàm phán hợp đồng.
Trong trường hợp luật sư không được tham gia vào các giai đoạn nêu trên, luật sư cần đề nghị khách hàng cung cấp các tài liệu đó để hiểu rõ về quá trình thương thảo giữa hai bên. Sau khi nghiên cứu các tài liệu được cung cấp, nếu có những điểm chưa rõ, còn mâu thuẫn luật sư cần trao đổi lại với khách hàng.
[c] Luật sư hợp đồng tham khảo các thông lệ hoặc tiền lệ mẫu
Việc tham khảo các thông lệ và tiền lệ mẫu sẽ giúp luật sư có thêm nhiều gợi ý cho việc soạn thảo hợp đồng, đặc biệt là việc hiểu thêm về giao dịch, đặc thù của giao dịch. Bên cạnh đó, luật sư sẽ có thể phát hiện ra những rủi ro điển hình thường xuất hiện trong giao dịch đó và cách xử lý, phân bổ rủi ro.
[d] Luật sư hợp đồng phác thảo cơ cấu của hợp đồng
Trên cơ sở kết quả các công việc nêu trên, luật sư dự thảo cơ cấu cơ bản của hợp đồng. Việc xây dựng bộ khung cho hợp đồng giúp cho luật sư hình dung về cấu trúc của giao dịch đã chặt chẽ hay chưa, thứ tự, kết cấu của các điều, khoản lớn, điều, khoản nhỏ có phản ánh được các mục đích của giao dịch hay không.
Ví dụ: Cấu trúc của Dự thảo Hợp đồng chuyển nhượng Khách sạn
ĐIỀU 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH
1.1 Định nghĩa
1.2 Nguyên tắc giải thích
ĐIỀU 2. CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN
2.1 Thỏa thuận chuyển nhượng
2.2 Giá chuyển nhượng
ĐIỀU 3. BÀN GIAO TÀI SẢN VÀ THANH TOÁN
3.1 Bàn giao và thanh toán
3.2 Chuyển giao rủi ro
ĐIỀU 4. CAM ĐOAN VÀ BẢO ĐẢM
4.1. Tư cách pháp nhân
4.2. Thẩm quyền
4.3. Tính hợp pháp, hiệu lực và khả năng cưỡng chế thi hành
4.4. Không mâu thuẫn
4.5. Chấp thuận
4.6. Các cam đoan và bảo đảm bổ sung của bên chuyển nhượng
ĐIỀU 5. CAM KẾT
5.1. Cam kết của bên chuyển nhượng đối với tài sản chuyển nhượng
5.2 Nghĩa vụ chung
5.3 Bảo mật
ĐIỀU 6. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
6.1 Chuyển nhượng
6.2 Thông báo
6.3 Chi phí
6.4 Sửa đổi
6.5 Bản gốc
6.6 Hiệu lực từng phần
6.7 Luật điều chỉnh
6.8 Giải quyết tranh chấp
6.9 Hiệu lực
PHỤ LỤC I DANH SÁCH TÀI SẢN CHUYỂN NHƯỢNG
PHỤ LỤC II PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
[đ] Luật sư hợp đồng nhận diện và xử lý các rủi ro:
Trong mỗi giao dịch đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định và khác nhau. Tuy nhiên, nếu khái quát lại thì các rủi ro sau:
- Rủi ro về giao dịch vô hiệu;
- Rủi ro về việc một bên không có khả năng thực hiện hợp đồng;
- Rủi ro về việc một hoặc các bên không thực hiện các cam kết của mình, hay tiến hành một số hành vi ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của bên còn lại;
- Rủi ro về việc một bên vi phạm hợp đồng hay bị coi là vi phạm hợp đồng;
- Rủi ro về các trường hợp bất khả kháng.
Luật sư nhận diện các rủi ro và tìm cách phân bổ các rủi ro, xử lý rủi ro trong các nội dung cụ thể của hợp đồng.
[e] Luật sư hợp đồng soạn thảo chi tiết từng điều, khoản
Đây là giai đoạn luật sư soạn thảo từng điều, khoản cụ thể của hợp đồng dựa trên thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp và luật sư thu thập được. Khung cơ cấu hợp đồng sẽ được lấp đầy ở giai đoạn này. Việc cẩn thận, cẩn trọng trong việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giai đoạn này đòi hỏi sự tập trung cao độ của luật sư.
[f] Luật sư hợp đồng kiểm tra dự thảo hợp đồng
Việc kiểm tra dự thảo hợp đồng cần được thực hiện một cách cẩn trọng và nghiêm túc. Thông thường ngay sau khi soạn thảo xong, luật sư thường phát hiện được không nhiều những điểm bất cập trong hợp đồng. Do đó, điều kiện lý tưởng là nên để một khoảng thời gian giãn cách nhất định, một vài tiếng sau kiểm tra lại thì sẽ hiệu quả hơn. Việc đọc đi đọc lại nhiều lần với sự tập trung sẽ phát hiện được nhiều điểm bất cập hơn.
Khi tự kiểm tra việc soạn thảo hợp đồng, luật sư cần lưu ý kiểm tra những nội dung sau:
- Kiểm tra về cơ cấu các điều, khoản (sự logic, chặt chẽ, hợp lý);
- Kiểm tra về ngữ pháp;
- Kiểm tra về sự phù hợp giữa nội dung và tiêu đề;
- Kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung và mục lục;
- Kiểm tra sự rõ ràng, súc tích và chính xác của từ ngữ, thông tin, dữ liệu;
Việc kiểm tra chéo giữa các luật sư thường giúp phát hiện thiếu sót, bất cập hơn.
Việc soạn thảo hợp đồng dựa trên tiền lệ về cơ bản cũng theo các bước tương tự như soạn thảo hợp đồng từ đâu, tuy nhiên có một số điều chỉnh với các bước sau:
- Tìm hiểu yêu cầu, mong muốn của khách hàng;
- Đọc và hiểu các tài liệu, thông tin được khách hàng cung cấp;
- Tham khảo các thông lệ/tiền lệ mẫu;
- Rà soát và hiệu chỉnh lại cơ cấu của hợp đồng mẫu;
- Nhận diện và xác định xem hợp đồng mẫu đã nhận diện và xử lý được các rủi ro hay chưa. Nếu chưa thì bổ sung;
- Điều chỉnh chi tiết nội dung các điều, khoản cho phù hợp với giao dịch và thêm các điều, khoản (nếu thấy cần thiết);
- Kiểm tra dự thảo hợp đồng.
[a] Quy trình chuẩn
Trong trường hợp luật sư được đề nghị tư vấn hiệu chỉnh hợp đồng luật sư sẽ có những thách thức nhất định trong việc hình dung ra ý tưởng của người soạn thảo hợp đồng. Điều tất yếu là bên soạn thảo thường đưa ra những điều, khoản thuận lợi hơn cho mình. Do đó, nhiệm vụ của luật sư khi tư vấn hiệu chỉnh hợp đồng là xác định được những điểm có lợi và bất lợi cho khách hàng của mình trong hợp đồng đã được dự thảo và tư vấn phương án hiệu chỉnh hợp đồng.
Tuy không ở vị thế là bên soạn thảo song luật sư vẫn cần thực hiện một số công việc tương tự như luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng, cụ thể là các công việc:
- Tìm hiểu yêu cầu, mong muốn của khách hàng;
- Đọc và hiểu các tài liệu, thông tin được khách hàng cung cấp;
- Tham khảo các thông lệ/tiền lệ mầu;
- Đọc kỹ dự thảo hợp đồng;
- Đưa ra các ý kiến tư vấn hiệu chỉnh trực tiếp vào hợp đồng và soạn thảo thư tư vấn hiệu chỉnh hợp đồng để giúp khách hàng hiểu rõ về cơ sở luật sư đưa ra các ý kiến hiệu chỉnh;
- Kiểm tra lại hợp đồng đã hiệu chỉnh và thư tư vấn hiệu chỉnh hợp đồng.
[b] Một số lưu ý khi tư vấn hiệu chỉnh hợp đồng
Để có thể tư vấn hiệu chỉnh hiệu quả, luật sư cần lưu ý những vấn đề sau:
Không tiếp cận hợp đồng với tư thế của người phê phán hoặc phủ nhận kết quả soạn thảo.
- Cần đọc kỹ và hiểu rõ ý tưởng, cấu trúc, sự logic, các dẫn chiếu và ý tưởng của người so
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm