Khái niệm bản chất, tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước

"Đừng cho rằng mình cao nhất, pháp luật còn cao hơn."

- Thomas

Khái niệm bản chất, tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước

Lịch sử phát triển của nhà nước cho thấy từ chỗ công khai thể hiện tính giai cấp tới chỗ kín đáo hơn đối với vấn đề giai cấp, tăng dần vai trò xã hội, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội, tính xã hội của mỗi nhà nước khác nhau thì khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau có thể cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện và nhận thức của lực lượng cầm quyền

Việc giải quyết các vấn đề xã hội và giai cấp không chỉ trong nội bộ một quốc gia mà ngày càng mang tính chất quốc tế. Đây cũng là sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người từ mông muội, dã man đến văn minh, nhân đạo.

Liên hệ

I- Khái niệm bản chất nhà nước

Nói tới bản chất nhà nước là nói tới tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những thưộc tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong của nhà nước, quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước.

Nhà nước là một hiện tượng xã hội, nó sinh ra từ hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu tồ chức quản lí xã hội và nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế, nên khi tìm hiểu bản chất nhà nước, cần tập trung vào hai phương diện: phương diện xã hội và phương diện giai cấp. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội và quản lí, duy trì trật tự xã hội, vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội. Do vậy, việc xác định, đánh giá bản chất nhà nước phải xuất phát từ việc xem xét cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nhà nước.

Mỗi nhà nước đều được xây dựng và tồn tại trên cơ sở kinh tế nhất định. Cơ sở kinh tế của nhà nước là những quan hệ sản xuất chủ yếu mà nhà nước dựa vào đó để tồn tại và phát triển, đồng thời nhà nước cũng ra sức củng cố, bảo vệ và tạo điều kiện cho cơ sở kinh tế đó phát triển. Nhà nước là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng nên nhà nước với kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và nằm chung trong mối quan hệ giữa thượng tầng với hạ tầng. Do vậy, cơ sở kinh tế quyết định sự ra đời, bản chất, chức năng và sự phát triển của nhà nước, cơ sở kinh tế thay đổi thì nhà nước thay đổi. Ngược lại, các chính sách, các quy định pháp luật của nhà nước xét đến cùng đều được xây dựng và thực hiện xuất phát từ chính sách kinh tế, từ điều kiện kinh tế của đất nước. Có thể nói, sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước xét đến cùng do kinh tế quyết định, song nhà nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế.

Không chỉ phụ thuộc vào cơ sở kinh tế, bản chất nhà nước còn bị chi phối bởi cơ sở xã hội. Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nhà nước sinh ra từ xã hội, là hình thức tổ chức của xã hội có giai cấp, nên nhà nước luôn phụ thuộc vào xã hội. Cơ sở xã hội của nhà nước là các lực lượng tồn tại trong xã hội, mà quan trọng nhất là lực lượng trực tiếp cầm quyền cùng mối quan hệ của họ đối với các lực lượng khác trong xã hội. về nguyên tắc lực lượng (giai cấp) nào nắm giữ quyền lực kinh tế thì cũng là lực lượng (giai cấp) nắm giữ quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Do vậy, cơ sở xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới bản chất nhà nước, cơ sở xã hội thay đổi thì bản chất nhà nước cũng thay đổi. Nhà nước sinh ra từ xã hội, có nhiệm vụ thay mặt xã hội để quản lí xã hội, giải quyết các vấn đề quan trọng nảy sinh trong xã hội, nghĩa là thực hiện các chức năng xã hội, do vậy, nhà nước có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển mọi mặt của xã hội. Đe làm được việc đó, nhà nước tạo ra cho mình một vị thế tựa hồ như “đứng trên xã hội”, đại diện chính thức cho xã hội, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, ban hành pháp luật, thực hiện việc quản lí xã hội để giữ cho xã hội “trong vòng trật tự”. Do vậy, hiện nay trong xã hội có giai cấp cứ nhà nước này mất đi thì phải có một nhà nước khác thay thế để quản lí, duy trì trật tự xã hội.

Như vậy, bản chất nhà nước phụ thuộc vào nhiều yểu tố khác nhau, song quan trọng nhất là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của sự ra đời, bản chất, chức năng và sự phát triển của nhà nước, cơ sở kinh tế thay đổi thì nhà nước thay đổi. Ngược lại, các chính sách, các quy định pháp luật của nhà nước xét đến cùng đều được xây dựng và thực hiện xuất phát từ chính sách kinh tế, từ điều kiện kinh tế của đất nước. Có thể nói, sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước xét đến cùng do kinh tế quyết định, song nhà nước cũng có ảnh hưởng rất lón đến sự phát triển của kinh tế.

II- Tính xã hội của nhà nước

Ở phương diện xã hội, nhà nước là một tổ chức của xã hội, được sinh ra từ xã hội để duy trì, quản lí xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Xã hội muốn tồn tại ổn định, có trật tự và phát triển thì đòi hỏi phải có sự tổ chức và quản lí chặt chẽ, nếu không xã hội sẽ hỗn loạn. Bởi, xã hội nào cũng luôn có hàng loạt các vấn đề mang tính chất chung của toàn xã hội, mà không phải là của riêng một cá nhân hay lực lượng nào như sản xuất, thiên tai, địch họa, trật tự an toàn xã hội... Đe giải quyết các vấn đề đó, xã hội cần phải có một tổ chức thay mặt xã hội, nhân danh xã hội để tổ chức, tập hợp, quản lí toàn thể xã hội. Tổ chức đó phải thiết lập quyền lực chung (quyền lực công) của toàn xã hội. Những công việc này trước đây do tổ chức thị tộc, bộ lạc đảm nhiệm, khi nhà nước xuất hiện, nó phải thay mặt cho xã hội, đứng ra tổ chức dân cư giải quyết các vấn đề đó vì sự ổn định, sống còn của cả xã hội chứ không riêng của một giai cấp, cá nhân nào. Vì vậy, nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước ở mức độ này hay mức độ khác phải có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia, dân tộc và công dân của mình; phải tập họp và huy động mọi tầng lớp trong xã hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; duy trì trật tự xã hội và giải quyết những vấn đề phát sinh trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho các lĩnh vực hoạt động của xã hội được tiến hành bình thường, có hiệu quả, giúp xã hội phát triển vì lợi ích chung của cả cộng đồng, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi thành viên và cả cộng đồng.

Mặt khác, trong xã hội có giai cấp, các giai cấp dù là thống trị hay bị trị cũng đều là những bộ phận thống nhất tạo nên xã hội. Vì vậy, nhà nước vừa bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, vừa phải bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác, tất nhiên chỉ trong giới hạn mà lợi ích của giai cấp thống trị cho phép. Theo Ăngghen, những hoạt động về mặt xã hội "là cơ sở của sự thống trị chính trị và sự thong trị chỉnh trị cũng chỉ kéo dài chừng nào mà nó còn thực hiện những hoạt động về mặt xã hội của nó”.Như vậy, những hoạt động về mặt xã hội của nhà nước không mang tính chất thuần tuý xã hội như của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mà nó vẫn biểu hiện ở mức độ này hay mức độ khác lợi ích của giai cấp thống ữị, bởi suy cho cùng nó cũng bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị. Như vậy, nhà nước là tổ chức quyền lực công, tổ chức nhân danh xã hội thực hiện việc quản lí xã hội, nhà nước không thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng khác trong xã hội.

Mặc dù được sinh ra, tồn tại trong lòng xã hội nhưng nhà nước có vị trí đặc biệt trong xã hội, nó tựa hồ như đứng trên xã hội, đại diện cho cả xã hội để giải quyết những công việc mang tính xã hội. Do vậy, tính xã hội của nhà nước là một thuộc tính mang tính khách quan. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi tính xã hội của nhà nước được biểu hiện trong mỗi kiểu nhà nước, trong mỗi nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Nhà nước chủ nô, nhất là các nhà nước chủ nô phưong Đông, do điều kiện kinh tế - xã hội khá khắc nghiệt nên đã phải thực hiện khá nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội để duy trì tồn tại phát triển của xã hội.

Sự tham gia của các nhà nước phong kiến trong việc giải quyết những công việc của xã hội vừa xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của xã hội phong kiến, vừa phụ thuộc mong muốn và nguyện vọng của cư dân và cả từ ý chí chủ quan, lòng tốt của những người cầm quyền. Trong xã hội phong kiến, khi mà mọi quyền lực đều thuộc về các vua chúa phong kiến thì nền chính trị tốt hay xấu trong nhiều trường họp phụ thuộc vào nhân cách, phẩm hạnh của vua, chúa và tầng lóp quan lại trong nước. Việc đưa đất nước đến thịnh vượng hay suy vong, nhân dân ấm no hay đói khổ lầm than trong nhiều trường họp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, sự sáng suốt, nhân từ hay ngu muội, bạo ngược của vua chúa trong đất nước. Các nhà nước phong kiến tùy thuộc điều kiện cụ thể của đất nước ở những chừng mực nhất định tham gia tiến hành các hoạt động kinh tế - xã hội vì sự phát triển đất nước, vì lợi ích của dân cư, vì sự phồn thịnh của quốc gia. Tuy nhiên, sự quan tâm tới các hoạt động xã hội của nhà nước phong kiến chưa nhiều, chưa đúng với vị trí vai trò của nó trong xã hội.

Với sự phát triển của xã hội, sự ra đời của nhà nước tư sản đã bắt đầu một sự biến đổi lớn trong bản chất nhà nước: tính xã hội của nhà nước dần nổi trội hơn, tính giai cấp của nhà nước được che giấu kín đáo hơn. Nhà nước tư sản tiến bộ hơn rất nhiều so với nhà nước chủ nô và phong kiến. Với những thể chế và thiết chế dân chủ tư sản được xác lập đã làm cho nhà nước tư sản có vai trò xã hội ngày càng quan trọng hơn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội tư sản nói riêng và của nền văn minh nhân loại nói chung. Giai đoạn gần đây nhà nước tư sản can thiệp sâu hơn, nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo ra những điều kiện đế xã hội phát triển tốt hơn, văn minh hơn.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động khác có lợi ích và địa vị xã hội tương đối thống nhất nên các quan hệ sản xuất mới được thiết lập và củng cố dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - đó là kiểu quan hệ sản xuất thể hiện sự hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động. Cơ sở kinh tế - xã hội đó đã làm cho mục đích ra đời, tồn tại và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác hẳn so với các nhà nước trước đây. Nếu các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản đều ra đời, tồn tại nhằm bảo vệ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, từ đó duy trì bảo vệ sự thống trị, áp bức, bóc lột của giai cấp bóc lột là một thiểu số dân cư đối với người lao động là số đông trong xã hội, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa tìm cách xoá bỏ dần chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để tiến tới xóa bỏ mọi sự áp bức, bóc lột trong xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, nó tồn tại và hoạt động được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả xã hội. Mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới tốt đẹp hơn về mọi mặt. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức trực tiếp tổ chức và quản lí hầu hết các mặt quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, trong đó quan trọng nhất là tổ chức và quản lí kinh tế. Đó là một sự nghiệp vĩ đại nhưng đồng thời cũng là công việc cực kì khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù và những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước phải là một tổ chức có đủ năng lực để quản lý và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, của dân chủ và văn minh thì tính xã hội của nhà nước ngày càng mở rộng; sự giới hạn quyền lực nhà nước ngày càng được xác định rõ ràng hơn; tính minh bạch, công khai và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được thực hiện có hiệu quả hơn và các quá trình xã hội hoá một số hoạt động nhà nước sẽ diễn ra mạnh mẽ hệ sản xuất mới được thiết lập và củng cố dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - đó là kiểu quan hệ sản xuất thể hiện sự hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động. Cơ sở kinh tế - xã hội đó đã làm cho mục đích ra đời, tồn tại và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác hẳn so với các nhà nước trước đây. Nếu các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản đều ra đời, tồn tại nhằm bảo vệ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, từ đó duy trì bảo vệ sự thống trị, áp bức, bóc lột của giai cấp bóc lột là một thiểu số dân cư đối với người lao động là số đông trong xã hội, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa tìm cách xoá bỏ dần chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để tiến tới xóa bỏ mọi sự áp bức, bóc lột trong xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, nó tồn tại và hoạt động được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả xã hội. Mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới tốt đẹp hơn về mọi mặt. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức trực tiếp tổ chức và quản lí hầu hết các mặt quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, trong đó quan trọng nhất là tổ chức và quản lí kinh tế. Đó là một sự nghiệp vĩ đại nhưng đồng thời cũng là công việc cực kì khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù và những phần tử chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước phải là một tổ chức có đủ năng lực để quản 11 và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, của dân chủ và văn minh thì tính xã hội của nhà nước ngày càng mở rộng; sự giới hạn quyền lực nhà nước ngày càng được xác định rõ ràng hơn; tính minh bạch, công khai và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được thực hiện có hiệu quả hơn và các quá trình xã hội hoá một số hoạt động nhà nước sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển, trách nhiệm của nhà nước ngày càng nặng nề hơn, nhiều vấn đề như lao động, việc làm, phòng chống tội phạm và bảo vệ môi trường... không chỉ là vấn đề mang tính quốc gia mà còn có tính quốc tế và luôn đòi hỏi nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết. Điều này dẫn đến tính xã hội của nhà nước không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà nó được mở rộng ra đối với toàn nhân loại, các nhà nước phải tuỳ thuộc vào nhau, liên kết với nhau nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề của mỗi nước và của toàn nhân loại.

III- Tính giai cấp của nhà nước

Ở phương diện này nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích cho các giai tầng trong xã hội, mà chủ yếu là của giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra.

Nhà nước bị giai cấp chiếm địa vị chủ yếu trong hệ thống sản xuất xã hội nắm giữ và lợi dụng. Theo các nhà kinh điển thì, nhà nước theo nghĩa chung nhất chỉ là sự thể hiện (dưới hình thức tập trung nhất) những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất. Những điều kiện kinh tế bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội có giai cấp và những mâu thuẫn không thể điều hoà được do chúng tạo ra giữa các giai cấp đối kháng đã sinh ra sự cần thiết khách quan buộc giai cấp thống trị trong những quan hệ kinh tế đó phải tập trung sức mạnh của mình vào nhà nước. Nói cách khác, giai cấp thống trị về kinh tế của xã hội trong điều kiện tồn tại mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải trở thành giai cấp thống trị về chính trị và thực hiện sự thống trị về chính trị thông qua nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác. Sự thống trị về chính trị của giai cấp còn gọi là chuyên chính giai cấp. Giai cấp có kinh tế sử dụng nhà nước để chống lại các giai cấp khác, bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình.

Tuy nhiên, để thực hiện quyền lực chính trị của mình, trong những điều kiện nhất định, bên cạnh nhà nuớc, giai cấp thống trị còn sử dụng các tồ chức chính trị - xã hội khác, song nhà nước là công cụ quan trọng nhất, cần lưu ý là, để thực hiện sự thống trị giai cấp một cách có hiệu quả, giai cấp thống trị còn thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, bắt các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội phải nghe theo, phải làm theo điều mà giai cấp thống trị mong muốn.

Có thể nói tính giai cấp là thuộc tính bản chất của bất kì một nhà nước nào, song mức độ thể hiện của nó trong mỗi kiểu nhà nước và trong mỗi nhà nước cụ thể lại rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và tương quan lực lượng của các giai tầng trong xã hội. Khi một giai cấp có đủ điều kiện và sức mạnh để trở thành giai cấp thống trị thì tự nó sẽ nắm lấy quyền lực nhà nước, còn nếu không thể tự mình cầm quyền thì các giai cấp sẽ thoả hiệp, chia sẻ quyền lực nhà nước với các giai cấp và lực lượng khác trong xã hội để bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp và của xã hội.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, chủ nô chỉ là một thiểu số dân cư trong xã hội nhung có tất cả (đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ, tự do cá nhân và toàn quyền thống trị đối với nô lệ), còn nô lệ chiếm số đông trong xã hội nhưng hầu như không có gì đáng kể (tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội của họ đều do chủ nô quyết định). Với cơ sở kinh tế - xã hội như trên cho thấy tính xã hội của nhà nước chủ nô chưa thể hiện được nhiều, nhưng tính giai cấp của nhà nước chủ nô thể hiện rất rõ nét. Mặc dù chế độ nô lệ ở các nước khác nhau có những khác biệt nhất định nhưng quyền lực chính trị trong xã hội luôn thuộc về giai cấp chủ nô. Quyền lực đó thể hiện tính quân phiệt tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ. Nhà nước chủ nô - tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô là công cụ chuyên chính chủ yếu của chủ nô để cưỡng bức, đầy đọa, đàn áp một cách có tổ chức, công khai đối với nô lệ, bảo vệ sự thống trị về kinh tế, chính trị và tinh thần của chủ nô đối với nô lệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ. Vì vậy, V. I. Lênin đã nhấn mạnh: “Nhà nước chiếm hữu nô lệ bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực và khả năng caỉ trị tất cả những người nô lệ... là một bộ máy để duy trì những người nô lệ trong địa vị phụ thuộc và cho phép một bộ phận này của xã hội (giai cấp chủ nô) cưỡng bức và đàn áp bộ phận kia (giai cấp nô lệ)”)

Trong chế độ phong kiến, địa chủ phong kiến chiếm hữu đối với hầu hết đất đai, các tư liệu sản xuất khác và chiếm đoạt một phần sức lao động của nông dân, còn nông dân không có đất, không có tư liệu sản xuất nên bị lệ thuộc vào địa chủ phong kiến về mặt kinh tế, họ buộc phải làm thuê cho địa chủ phong kiến và phải làm nhiều nghĩa vụ nặng nề đối với địa chủ phong kiến. Nhà nước phong kiến là công cụ chủ yếu của địa chủ phong kiến để chống lại nông dân và những người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địa chủ phong kiến. Các nhà nước phong kiến thường công khai thể hiện tính giai cấp thông qua các thể chế và quá trình tổ chức, hoạt động của nhà nước. Nhiều nhà nước phong kiến còn liên kết chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo thành một chế độ cai trị cực kì chuyên chế để đàn áp, áp bức, bóc lột nông dân về thể xác cũng như về tinh thần. Do vậy, “... trên thực tế địa vị của nông dân chỉ khác rất ít địa vị của nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ”

So với các nhà nước của các thời đại trước, nhà nước tư sản có rất nhiều tiến bộ, tuy nhiên, do tồn tại trên cơ sở của chế độ tư hữu và phục vụ cho chế độ đó, nhà nước tư sản vẫn không thể thoát khỏi những hạn chế lịch sử của nó là duy trì, bảo vệ sự áp bức, bóc lột của thiểu số dân cư thống trị đối với đa số quần chúng nhân dân trong xã hội. Điều đó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền lực chính trị mặc dù được tuyên bố thuộc về nhân dân, song vì quyền lực kinh tế nằm trong tay giai cấp tư sản nên quyền lực nhà nước tư sản thực chất thuộc về giai cấp tư sản là chủ yếu. V. I. Lênin đã chỉ rõ: “Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau nhưng thực chất chỉ là một. Chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào cũng tẩt nhiên phải là nền chuyên chính tư sản’'’

 

Do vậy, nhà nước tư sản trên thực tế chủ yếu mang lại lợi ích, bảo vệ và thực hiện các mục đích mà giai cấp tư sản đề ra. Nhà nước tư sản đã cố gắng thích nghi với những điều kiện mới và đã đạt được những thành công nhất định trên nhiều mặt khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội không thể phủ nhận. Tuy nhiên, dù phát triển đến giai đoạn nào, dù cố gắng cải biến đến đâu để thích nghi với điều kiện mới, nhà nước tư sản cũng không thể thay đổi tính giai cấp của mình, nó vẫn là công cụ mà giai cấp tư sản dùng để duy trì, bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản.

Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới trong bản chất của nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước theo đúng nghĩa nữa, mà nó trở thành “nửa nhà nước"ĩ Bởi vì theo V. I. Lênin "chuyên chỉnh vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực. Cơ sở kính tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó là giai cẩp vô sản đưa ra và thực hiện được kiểu tổ chức lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản; đấy là thực chất của vẩn đề. Đẩy là nguồn sức mạnh, là thoát khỏi những hạn chế lịch sử của nó là duy trì, bảo vệ sự áp bức, bóc lột của thiểu số dân cư thống trị đối với đa số quần chúng nhân dân trong xã hội. Điều đó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền lực chính trị mặc dù được tuyên bố thuộc về nhân dân, song vì quyền lực kinh tế nằm trong tay giai cấp tư sản nên quyền lực nhà nước tư sản thực chất thuộc về giai cấp tư sản là chủ yếu. V. I. Lênin đã chỉ rõ: “Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau nhưng thực chất chỉ là một. Chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vó luận thế nào cũng tẩt nhiên phải là nền chuyên chính tư sản".

Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới trong bản chất của nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước theo đúng nghĩa nữa, mà nó trở thành “nửa nhà nước"ĩ Bởi vì theo V. I. Lênin "chuyên chỉnh vô sản không phải chỉ là bạo lực đối vén bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực. Cơ sở kính tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó là giai cẩp vô sản đưa ra và thực hiện được kiểu tổ chức lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản; đấy là thực chất của vấn đề. Đấy là nguồn sức mạnh, là điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản”. Khác với các giai cấp trước kia, giai cấp vô sản sau khi trở thành giai cấp thống trị, nắm trong tay quyền lực nhà nước, không có mục đích dùng nhà nước để duy trì mãi địa vị thống trị của mình, mà là để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xoá bỏ mọi sự áp bức bóc lột và mọi sự thống trị giai cấp. Vì vậy, trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực, giai cấp vô sản thực hiện sự liên minh với mọi lực lượng lao động của xã hội để thiết lập những nguyên tắc và cơ chế vận hành quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở quyền lực nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.

Như vậy, nhà nước xét dưới giác độ giai cấp thể hiện ở chỗ nó nằm trong tay giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. Với cách tiếp cận đó cho thấy nhà nước là công cụ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị của giai cấp thống trị, duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác.

Tóm lại, tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất kì nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội và ở những mức độ khác nhau bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm quyền. Tuy nhiên, mức độ và sự thể hiện (công khai hay kín đáo, tế nhị) tính giai cấp, tính xã hội của mỗi nhà nước khác nhau thì khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau có thể cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện và nhận thức của lực lượng cầm quyền. 

Lịch sử phát triển của nhà nước cho thấy từ chỗ công khai thể hiện tính giai cấp tới chỗ kín đáo hơn đối với vấn đề giai cấp, tăng dần vai trò xã hội, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội. Việc giải quyết các vấn đề xã hội và giai cấp không chỉ trong nội bộ một quốc gia mà ngày càng mang tính chất quốc tế. Đây cũng là sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người từ mông muội, dã man đến văn minh, nhân đạo.

Luật sư: Nguyễn Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý luận chung về NN&PL - Đại Học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Khái niệm bản chất, tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.48650 sec| 1164.391 kb