Khái niệm quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng

17/10/2024
Từ xa xưa, khi con người vừa tách ra khỏi thiên nhiên đã có sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà. Ban đầu, sự liên kết đó mang tính nhất thời, lỏng lẻo, dễ dàng bị phá vỡ. Cùng với thời gian, sự liên kết đó dần mang tính bền chặt, lâu dài dựa trên sự chung sống. Nhóm xã hội đó gọi là gia đình. Vậy khái niệm gia đình theo pháp luật là gì?

1- Tiến trình lịch sử về quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng

[a] Từ xã hội nguyên thuỷ cho tới khi hình thành Nhà nước

Từ xa xưa, khi con người vừa tách ra khỏi thiên nhiên đã có sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà. Ban đầu, sự liên kết đó mang tính nhất thời, lỏng lẻo, dễ dàng bị phá vỡ. Cùng với thời gian, sự liên kết đó dần mang tính bền chặt, lâu dài dựa trên sự chung sống. Chính sự chung sống đó đã tạo thành một nhóm nhỏ xã hội có tính dục khá chặt chẽ, bền vững để cho ra đời những đứa trẻ và nuôi dạy chúng. Nhóm xã hội đó gọi là gia đình, người đàn ông và người đàn bà liên kết với nhau gọi là vợ chồng. Dần dần, quan hệ vợ chồng được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật nên được gọi là quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng.

Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm quyền và nghĩa vụ nhân thân và quyền, nghĩa vụ tài sản, trong đó quyền và nghĩa vụ nhân thân là nội dung chủ đạo trong quan hệ vợ chồng.

[b] Quyền và nghĩa vụ nhân thân trong quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng

Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kì hôn nhân. Nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần, là yếu tố tình cảm, không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng. Các quyền và nghĩa vụ đó có thể là: Quyền được sống chung, được mang quốc tịch, tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng, sự quan tâm, chia sẻ, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên trong gia đinh...

Có thể nhận thấy quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng chính là chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giũa vợ và chồng phát sinh trong đời sống con người, được coi như nghĩa vụ về đạo đức và được nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền với nhân thân của vợ chồng mà không thể chuyển giao cho người khác. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng nhằm thoả mãn Nhu cầu tình cảm trong đời sống vợ chồng. Vì vậy, khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết hợp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội.

Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng chỉ là những quyền và nghĩa vụ cơ bản. Trong thực tế, vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau đa dạng và phong phú hơn nhiều.

[c] Quyền và nghĩa vụ tài sản trong quan hệ giữa vợ và chồng

Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân, giữa vợ chồng còn có quyền và nghĩa vụ tài sản. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, là cơ sở kinh tế bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội cơ bản của nó. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng là nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của vợ chồng, bảo đảm cho vợ chồng thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đối với con cái. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng mang những nét đặc trưng gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản. Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không chỉ thể hiện trong quan hệ nhân thân mà còn thể hiện trong quan hệ tài sản.

Tuy nhiên, để đảm bảo vợ chồng có thể thực sự bình đẳng trong quan hệ tài sản thì cần phải có nhiều chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho người đang ở độ tuổi lao động, đặc biệt là phụ nữ được tham gia vào các công việc xã hội, các nhà máy, công sở, quản lí Nhà nước... Đồng thời, phải tăng cường mạng lưới dịch vụ, mở rộng hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, quy định cụ thể Về chế độ lao động nữ... để những người vợ có điều kiện thuận lợi thực hiện vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Các chính sách và biện pháp trên góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho vợ chồng sử dụng đầy đủ nhất các quyền của họ, bảo đảm quyền bình đẳng thực sự trong quan hệ vợ chồng.

[d] Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, Luật Hôn nhân và gia đình khi điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ - bình đẳng. Nguyên tắc đó thể hiện trong các quy định Về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất, thể hiện sự tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đinh mới ở nước ta hiện nay.

Pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (năm 1945) thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Trong gia đình, người vợ luôn phải phụ thuộc vào chồng và phục tùng chồng. Người đàn bà khi lấy chồng muốn làm nghề gì phải được chồng cho phép, nếu chồng không cho phép thì người vợ phải xin quan Chánh Tòa sở tại giải trừ sự phản đối của người chồng. Sau Cách mạng tháng Tám, bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (Hiến pháp năm 1946) đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Trong quá trình phát triển của xã hội và sự đổi mới của đất nước, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện nhằm xây dựng và củng cố chế độ xã hội văn minh, hiện đại và phục vụ lợi ích của nhân dân. Các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 đều khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng.

Trên cơ sở đó, Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Với tư cách là công dân, vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến pháp công nhận. Bên cạnh đó, vợ chồng còn có các quyền và nghĩa vụ với nhau, với gia đình và xã hội. Thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó là nhằm bảo đảm thoả mãn những Nhu cầu tình cảm và vật chất trong đời sống vợ chồng, bảo đảm lợi ích chung của gia đình và xã hội.

Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng là quan hệ phát sinh giữa hai bên nam nữ sau Khi kết hôn mà nội dung là các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyên và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm quan hệ pháp luật giữa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm quan hệ pháp luật giữa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.24228 sec| 960.5 kb