Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực".
- Mahatma Gandhi
Cảm xúc: là một trạng thái phức hợp, là kết quả của sự thay đổi về sinh lý cũng như tâm lý, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của con người. Cảm xúc được nhận biết là một trong những chất liệu nền tảng, thể hiện những rung động của con người trước tác động của cuộc sống, thông qua cách thể hiện thái độ của một người trước đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra trong các mối quan hệ.
Sự hiện diện của mỗi con người được xã hội nhận biết thông qua hành vi cá nhân. Từng hành vi riêng lẻ hay chuỗi các hành vi dưới dạng hoạt động nhận thức và tương tác với thế giới xung quanh của cá nhân luôn chịu sự tác động, chi phối của cảm xúc.
I- KHÁI QUÁT VỀ CẢM XÚC
Theo cách hiểu thông thường, cảm xúc được diễn giải như là một trạng thái phức hợp, là kết quả của sự thay đổi về sinh lý cũng như tâm lý, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của con người. Cảm xúc được nhận biết là một trong những chất liệu nền tảng, thể hiện những rung động của con người trước tác động của cuộc sống, thông qua cách thể hiện thái độ của một người trước đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra trong các mối quan hệ.
Cảm xúc có những “cung bậc” khác nhau (thấp, vừa, cao) và “đọng lại” thành những giá trị qua sự đánh giá xã hội về tình cảm, nhận thức, văn hóa; nhân cách của từng cá nhân. Cảm xúc có ảnh hưởng rât lớn đến các mối quan hệ giao tiếp xã hội cũng như sự thành công của cá nhân trong cuộc sống và nghề nghiệp. Do vậy, dù được nghiên cứu ở góc độ tiếp cận nào thì giá trị và sức mạnh của cảm xúc luôn chiếm vị trí rất quan trọng đối với đời sống của con người.
Làm thế nào để hiểu rõ cảm xúc cá nhân, phát huy vài trò của những cảm xúc tích cực, đem lại hiệu quả hoạt động cao trong đời sống và hoạt động nghề nghiệp, tránh tác hại do không kiểm soát được cảm xúc luôn là vấn đề của từng cá nhân nhưng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân khác trong xã hội. Các lý thuyết về cảm xúc mà nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện tập trung ở ba góc độ chính là: sinh lý, thần kinh và nhận thức.
Lý thuyết về sinh lý cho rằng, cảm xúc là một dạng phản ứng của cơ thể trước đối tượng giao tiếp và sự việc mà cá nhân tiếp xúc. Dưới tác động của kích thích bên ngoài, các phản ứng của cơ thể tương đồng vói một loại cảm xúc diễn ra để rồi sau đó, cảm xúc xuất hiện như là một hệ quả của những phàn ứng mà cơ thể mang lại. Cảm xúc trước hết được hình thành trên cảm giác cơ thể, nhằm phản ứng lại sự tác động từ bên ngoài.
Lý thuyết về thần kinh quan niệm, chính hoạt động của não bộ dẫn đến các phản ứng cảm xúc. Cảm xúc của con người xét về nguồn gốc, chức năng hay sự biểu hiện luôn mang tính xã hội. Như vậy, cảm xúc là một hiện tượng tâm lý, là sự rung cảm của chủ thế đối với môi trường xung quanh, là trạng thái tinh thần của chủ thể trong mối quan hệ với đối tượng tiếp xúc và sự vật, sự việc diễn ra trong xã hội.
Lý thuyết về nhận thức luận giải, suy nghĩ và các hoạt động tinh thần đông vài trò căn bản tạo nên cảm xúc của con người. Cảm xúc nảy sinh từ sự nhận thức về các đối tượng, sự kiện liên quan đến con người. Theo Lazarus , cảm xúc nảy sinh phụ thuộc vào hai nhận định cơ bản. Một là, nhận thức về những cái có liên quan dựa trên các yếu tố mục tiêu liên quan, mục tiêu phù hợp và các đặc điểm của cá nhân trong các sự kiện. Trước một sự kiện xảy ra, nếu cá nhân đánh giá rằng sự kiện đó có liên quan đến mục tiêu của bản thân thì cảm xúc sẽ xuất hiện. Sự kiện phát sinh nếu không liên quan thì cảm xúc sẽ không xảy ra. Hai là, đối với một sự kiện khi xảy ra vừa phù hợp với mục tiêu, vừa có lợi cho cá nhân thì thường sẽ xuất hiện các cảm xúc “dương tính” tích cực và ngược trở lại, nếu vừa không phù hợp, vừa có hại hoặc đe dọa đến lợi ích cá nhân thì không tránh khỏi sẽ xuât hiện cảm xúc “âm tính” tiêu cực. Như vậy, “cảm xúc” là kêt quả của sự phản ứng về mặt sinh lý đối với các sự kiện. Các kích thích vật lý diễn ra trước, sau đó cá nhân xác định lý do cho kích thích này để trải nghiệm và “gắn nhãn nó” như một cảm xúc. Có thể hình dung chuỗi sự kiện diễn ra theo trình tự kích thích, sau đó đến suy nghĩ và dẫn đến đồng thời cùng một lúc của phán ứng vật lý và cảm xúc.
Ví dụ: Khi một người phải đốii diện với một nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của bản thân thì cảm xúc lo sợ sẽ đồng thời với suy nghĩ đang rơi vào tình huống “nguy hiểm”. Cảm xúc lo sợ cùng suy nghĩ đang bị đe dọa này sẽ kéo theo phản ứng vật lý là chống lại hay bỏ chạy. Quyết định này thể hiện sự lựa chọn của cá nhân và là kết quả của phản ứng lại với cảm xúc lo sợ để tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mất an toàn.
Những cảm xúc và suy nghĩ có phản hồi hoặc phản hồi như thế nào trên trạng thái cơ thể (nét mặt, ánh mắt, giọng nói, thái độ...) phụ thuộc vào một thứ khả năng vô cùng quan trọng của cá nhân, đó là khả năng kiểm soát, chế ngự cảm xúc. Nó chứng tỏ và thể hiện “trí tuệ cảm xúc” gắn với từng cá nhân, yếu tố quyết định thái độ, cách thức con người tương tác với cá nhân khác và sự vật, sự việc diễn ra trong các mối quan hệ xã hội để có thể thành công hay bị thất bại trong các quan hệ đó. Tổng hợp những góc độ khác nhau, có thể hiểu:
Cảm xúc là thái độ, cách thức thể hiện những rung động của một cá nhân cụ thể trước tác động của đối tượng, sự vật, sự việc, có liên quan đến mục tiêu, nhu cầu, lợi ích và các hoạt động xã hội - nghề nghiệp - cuộc sống của cá nhân đó.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
II- ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM XÚC
Cảm xúc có một số đặc điểm:
Thứ nhất, cảm xúc là một hiện tượng tâm lý. Cảm xúc thể hiện thái độ của con người đối với hiện thực khách quan cũng như chính bản thân con người. Cảm xúc có tính cường độ (thể hiện ở cung bậc cảm xúc khác nhau); tính đối cực (cảm xúc bên trong và sự biểu hiện ra bên ngoài, cảm xúc khác biệt giữa đối tượng tác động và chủ thể chịu sự tác động); tính đối tượng (luôn liên quan đến một con người, sự vật, sự việc cụ thể); tính phù hợp (phù hợp hay không với mối quan tâm và lợi ích của chủ thể cảm xúc); tính chân thực (cảm giác thực sự bên trong của chủ thể tiếp nhận các tác động tới từ bên ngoài đối với các giác quan để phán ánh vào nhận thức của não bộ).
Thứ hai, cảm xúc gắn liền với nhu cầu, mục tiêu, mối quan tâm mang tính lợi ích của cá nhân. Con người chỉ bộc lộ cảm xúc với sự vật, hiện tượng có liên quan tới sự thỏa mãn/không thỏa mãn những yếu tố nêu trên của chính con người. Đặc điểm này góp phần khẳng định vài trò của cảm xúc luôn là động lực thúc đẩy cá nhân hành động theo các chiều hướng khác nhau (tích cực - tiêu cực - dung hòa).
Thứ ba, cảm xúc gắn bó chặt chẽ với suy nghĩ và được biểu hiện thông qua những thay đổi sinh lý, cử chỉ và hành vi. Không có một hiện tượng tâm lý nào lại có sự tác động làm nảy sinh Những thay đổi sinh lý, cử chi, hành vi rõ ràng như cảm xúc. Hàng loạt những thay đổi bên trong, như sự thay đổi hoạt động của cơ quan nội tạng (nhịp tim, nhịp thở: mức độ đáp ứng hệ thần kinh, thay đổi nội tiết, đáp ứng điện sinh học) và bên ngoài (ngôn ngữ, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ và vận động toàn thân) đều chịu sự chi phối của cảm xúc. Đặc điểm nảy có sự tác động hai mặt đến vấn đề quản lý cảm xúc của mỗi cá nhân trong hoạt động xã hội - nghề nghiệp.
Thứ tư, cảm xúc khi xuất hiện luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó phụ thuộc một phần quan trọng vào năng lực, cách thức đánh giá của con người về các đối tượng, sự vật, sự kiện gây nên cảm xúc. Việc cá nhân đánh giá thõa mãn/phù hợp/không thỏa mãn/không phù hợp với các nhu cầu/mục tiêu/lợi ích của bản thân thì cảm xúc tương ứng sẽ xuât hiện (dương tính/âm tính/trung tính).
Thứ năm, cảm xúc là cách thức để con người có thể thích nghi tốt (hoặc không tốt) với môi trường sống, làm việc, do vậy cảm xúc luôn mang bản chất xã hội - lịch sử. Sự hình thành và phát triển của các loại cảm xúc chịu sự chi phối, tác động chủ yếu của yếu tố xã hội và đồng thời phản ánh mối quan hệ trong xã hội loài người. Theo tiến trình phát triển của xã hội, cảm xúc của con người sẽ ngay cảng phong phú hơn, có nội dung xã hội mới trên cơ sở các mối quan hệ xã hội ngày cảng mở rộng và nhu cầu lợi ích ngày cảng đa dạng, phong phú. Đây được coi là một trong những bảo đảm cho sự thích nghi và phát triển của mỗi cá nhân trong điều kiện xã hội.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm