Khái niệm và ý nghĩa của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

05/10/2024
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lần đầu tiên quy định về việc mang thai hộ. Trước đây, theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. Bài viết này cung cấp thông tin về khái niệm và ý nghĩa của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

1- Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lần đầu tiên quy định về việc mang thai hộ. Trước đây, theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học (Nghị định số 12/2003/NĐ-CP) thì việc mang thai hộ bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế việc mang thai hộ vẫn được lén lút thực hiện với sự trợ giúp của các cơ sở y tế có khả năng thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản với các bên có liên quan. Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng vô sinh còn lựa chọn biện pháp nhờ người mang thai hộ ở nước ngoài tại các nước cho phép mang thai hộ. Thực tế đó dẫn tới hệ quả pháp lí phức tạp đối với những đứa trẻ được sinh ra từ mang thai hộ. Việc không cho phép mang thai hộ cũng cản trở việc thực hiện quyền làm cha mẹ đối với những cặp vợ chồng không thể mang thai ngay cả khi thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Theo số liệu do Bộ Y tế cung cấp tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về nghiên cứu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ngày 12/12/2012 thì Việt Nam có tỉ lệ vô sinh trong cả nước khá cao là 7,7%. Theo đánh giá của Bộ Y tế về 08 năm thi hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP thì nhu cầu nhờ mang thai hộ là có thật hiện nay và khá phổ biến.  Việc nhờ mang thai hộ xuất phát từ thực tiễn là có nhiều người vì bệnh lí không thể tự mình mang thai như bị dị tật bẩm sinh không có tử cung, u xơ tử cung, suy tim, suy gan, suy thận,... tuy nhiên họ vẫn có noãn có đủ chất lượng đế thụ thai và có mong muốn được làm mẹ. Việc cho phép mang thai hộ sẽ giúp cho các cặp vợ chồng rơi vào hoàn cảnh này thực hiện được quyền làm cha mẹ với đứa con cùng huyết thống của mình. Do đó, việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có tính nhân văn sâu sắc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc mang thai hộ cũng có thể phát sinh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm vì liên quan đến đứa trẻ được sinh ra, liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân, nên cần được điều chỉnh chặt chẽ. Hiện nay chỉ có một số quốc gia thừa nhận và cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại như Thái Lan, Liên bang Nga, Hà Lan, B1, Hungari, Canada, Australya, Israel, Nam Phi, Anh, Hy Lạp và một số bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là “việc một người phụ nữ tự ngưyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kĩ thuật ho trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyên mang thai để người này mang thai và sinh con”.

Việc mang thai hộ chỉ được thực hiện trong trường hợp người vợ không thể mang thai, sinh con ngay cả khi áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản vì lí do bệnh lí. Khi đó vợ chồng được nhờ một người phụ nữ khác mang phôi thai đã được thụ tinh trong ống nghiệm từ noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để sinh con. Việc mang thai hộ nhằm giúp cặp vợ chồng vô sinh thực hiện được quyền làm cha mẹ đối với đứa con mang dòng máu huyết thống của mình mà không kèm theo bất cứ lợi ích vật chất nào. Mọi trường hợp mang thai hộ với mục đích thương mại hoặc với bất cứ lí do không chính đáng khác đều không được pháp luật cho phép. Việc mang thai hộ chỉ được thực hiện đối với cặp vợ chồng mà không được áp dụng với người phụ nữ độc thân có nhu cầu có con.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

2- Ý nghĩa của việc quy định về mang thai hộ

Việc mang thai hộ được pháp luật quy định có ý nghĩa nhiều mặt: về tâm lí, pháp lí, đạo đức và xã hội.

- Các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là cơ sở pháp lí cho việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Các quy phạm này là cơ sở pháp lí để các cơ sở y tế có thẩm quyền có thể tiến hành một cách công khai, minh bạch các kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhằm thực hiện việc mang thai hộ đáp ứng nguyện vọng của các cặp vợ chồng. Các cặp vợ chồng mong muốn có con có quyền trình bày nguyện vọng nhờ người mang thai hộ một cách công khai, người có khả năng mang thai hộ có quyền thực hiện việc mang thai hộ một cách đàng hoàng, minh bạch, không phải lén lút, giấu giếm.

- Chỉ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuân thủ đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định mới được công nhận là hợp pháp, những hành vi mang thai hộ nhằm mục đích thương mại không được thừa nhận.

- Tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng vô sinh mà người vợ không thể mang thai ngay cả khi áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản có thể thực hiện quyền làm cha mẹ đối với con mang huyết thống của mình, the hiện tính nhân văn trong pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của các gia đình, dòng họ theo phong tục tập quán, đạo đức.

- Quy định về mang thai hộ hướng tới việc đảm bảo quyền, lợi ích cho đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ. Việc đảm bảo quyền, lợi ích của trẻ được quan tâm điều chỉnh ngay trong quá trình mang thai, sinh con và giao con giữa các bên, gắn liền với việc xác định trách nhiệm cụ thể của bên mang thai hộ, bên nhờ mang thai hộ trong từng giai đoạn. Quyền nhân thân của trẻ sinh ra từ mang thai hộ về họ tên, xác định cha mẹ... được quy định rõ ràng, vừa tránh tranh chấp vừa đảm bảo lợi ích nhân thân của trẻ.

- Các quy định về mang thai hộ nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người phụ nữ mang thai hộ cũng như gia đình họ. Khi mang thai hộ, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều sự rủi ro về sức khỏe, tinh thần, trạng thái tâm lí trong suốt quá trình mang thai, đòi hỏi họ phải khắc phục, vượt qua, không chỉ vì bản thân mình mà còn vì sức khỏe thể chất, tinh thần, tâm lí của thai nhi. Các quy định về quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vừa xác định trách nhiệm của người mang thai hộ khi tự nguyện thực hiện việc mang thai hộ vừa là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của họ khi mang thai hộ.

- Các quy định về mang thai hộ là cơ sở pháp lí để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc mang thai hộ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

3. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm và ý nghĩa của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm và ý nghĩa của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm và ý nghĩa của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17770 sec| 956.648 kb