Khái quát chung về Luật Tố tụng dân sự Việt Nam
I- KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1- Khái niệm luật tố tụng dân sự Việt Nam
Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những mức độ khác nhau nhưng pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều công nhận và bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể không trái pháp luật được Nhà nước bảo vệ được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp.
Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, dẫn đến tranh chấp. Để duy trì trật tự xã hội, Nhà nước thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Căn cứ vào Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 thì toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Do vậy, khi có chủ thể yêu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có vi phạm hoặc có tranh chấp thì toà án phải xem xét thụ lí giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động do toà án giải quyết được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự; đổi với những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự.
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự là quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản, người thẩm định giá tài sản (sau đây gọi chung là người định giá tài sản) và những người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ các chứng cứ tài liệu của vụ việc dân sự v.v.. Các chủ thế này tham gia vào quá trình này với những mục đích, động cơ, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và giữa họ nảy sinh các quan hệ khác nhau như quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chửng, người giám định, người phiên dịch và người liên quan; quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với nhau và quan hệ giữa các đương sự với người liên quan. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng, đúng đắn; bảo vệ được quyền, lọi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích cùa Nhà nước, pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. Trong khoa học pháp lý, trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là “tố tụng dân sự”. Hoạt động của các chủ thể nêu trên tiến hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật được gọi là hoạt động tố tụng dân sự. Tuy vậy, hiện nay vẫn có ý kiến cho rằng hoạt động thi hành án dân sự không phải là hoạt động tố tụng dân sự vì công tác thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức. Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của các Bộ luật Tố tụng dân sự do Nhà nước ta đã ban hành thì tố tụng dân sự bao gồm khởi kiện, hoà giải, xét xử sơ thấm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án, quyết định của toà án nên thi hành án dân sự phải được coi là một giai đoạn của tố tụng dân sự. Từ đó, tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự thành ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự. Từ đó, có thể định nghĩa luật tố tụng dân sự như sau:
Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thắng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự đế bào đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.
2- Đối tượng đỉều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự phát sinh nhiều quan hệ khác nhau giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, luật tố tụng dân sự Việt Nam đã điều chỉnh các quan hệ này bằng việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể khi tham gia quan hệ, buộc các chủ thể phải thực hiện các hành vi tố tụng của mình phù họp với ý chí của Nhà nước. Từ đó, có thể rút ra kết luận sau:
Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm nhiều loại:
- Các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan;
- Các quan hệ giữa toà án, viện kiếm sát và cơ quan thi hành án dân sự với nhau;
- Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng, việc thực hiện mục đích của tố tụng là động lực thiết lập các quan hệ. Ngoài ra, các quan hệ thuộc đổi tượng' điều chỉnh của luật tố tụng dân sự đa dạng, hình thành giữa các chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau. Trong đó, toà án, cơ quan thi hành án dân sự là các chủ thể có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự.
Trong số các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự thì các quan hệ giữa toà án và các đương sự chiếm đa số bởi toà án và các đương sự là hai chủ thể tố tụng dân sự cơ bản của vụ việc dân sự, ở bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng đều phát sinh các quan hệ này.
3- Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Luật tố tụng dân sự là ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam, luật tố tụng dân sự khác các ngành luật khác không chỉ ở đối tượng điều chỉnh mà còn ở cả phương pháp điều chỉnh của nó. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là tổng họp những cách thức mà luật tố tụng dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cũng phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó như phương pháp điều chỉnh của các ngành luật khác. Do đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cơ bản là quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật như toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với những người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch nên luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ này bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.
Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở chỗ quy định địa vị của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau; các chủ thể khác đều phải phục tùng toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự. Các quyết định của toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự có giá trị bắt buộc các chủ thể tố tụng khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự quy định như vậy là xuất phát ở chỗ toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm sát các hoạt động tố tụng. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan này phải có những quyền lực pháp lý nhất định đối với các chủ thể tố tụng khác. Do đó, ở các quan hệ do luật tố tụng dân sự điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự với các chủ thể khác.
Tuy vậy, ngoài phương pháp mệnh lệnh, luật tố tụng dân sự còn điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương pháp định đoạt vì các quan hệ pháp luật nội dung toà án có nhiệm vụ giải quyết trong các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể đó là đương sự. Do vậy, để bảo đảm quyền tự quyết định quyền lợi của các đương sự trong tố tụng, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa toà án với các đương sự phát sinh trong quá trình tố tụng bằng phương pháp định đoạt. Theo đó, các đương sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước toà án. Khi có quyền, lợi ích họp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thoả thuận giải quyết những vấn đề tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.
Như vậy, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt. Trong đó, phương pháp điểu chỉnh chủ yều nhât là phương pháp mệnh lệnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ NGUỒN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1- Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Pháp luật là công cụ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa vào cuộc sống một phần là nhờ các quy định của pháp luật. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm cho dân giàu, nước mạnh thì pháp luật càng có vai quan trọng. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, với chức năng là điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự, luật tố tụng dân sự Việt Nam có nhiệm, vụ bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Hiện tại, nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật tố ĩụng dân sự. Tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện đến toà án nhân dân (sau đây gọi là toà án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại toà án... nhằm bào đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Bộ luật Tố tụng dân sự bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật”. Theo quy định này thì luật tố tụng dân sự Việt Nam có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Để không ngừng nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự, đáp ứng được những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong giai đoạn hiện nay luật tố tụng dân sự Việt Nam phải thể chế hoá được quan điểm, đường lối của Đảng trong Nghị quyết của Bộ chính trị số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận của Bộ chính trị số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 V.V.. Bên cạnh đó, luật tố tụng dân sự Việt Nam cũng phải thể chế hoá được quan điểm, đường lối của Đảng trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Thứ hai, quy định quy trinh tố tụng dân sự thật sự khoa học làm cho các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể tố tụng có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng tạo ra được cơ chế kiểm sát, giám sát hoạt động tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự có hiệu quả, bảo đảm các hoạt động tố tụng dân sự tiến hành được đúng đắn. Qua đó, bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh, đúng pháp luật và bảo đảm được quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
Thứ ba, bảo đảm cho toà án xử lý được nghiêm minh các hành vi trái pháp luật; bảo đảm việc thi hành được các bản án, quyết định dân sự của toà án. Trên cơ sở đó, ngăn chặn và khắc phục kịp thời hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ chể độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức đông thời giáo dục được mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ cơ bản trên, luật tố tụng dân sự Việt Nam còn có nhiệm vụ bảo đảm phát huy dân chủ trong tố tụng dân sự; tạo điều kiện cho mọi người đóng góp được nhiều sức lực và trí tuệ vào các công việc của Nhà nước và xã hội. Trong đó, có cả việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
2- Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “nguồn” được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì.(1) Nguồn luật được hiểu ỉà nơi rút ra các quy tắc xử sự của các chủ thể trong xã hội do Nhà nước quy định. Các văn bản pháp luật là một trong những hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong quản lý xã hội nên được coi là nguồn luật cơ bản. Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm các văn bản. pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, người tham gia tố tụng và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự. Các văn bản pháp luật là nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều loại như Hiển pháp, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật tổ chức toà án nhân dân , Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật khác.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý. Các văn bản pháp luật khác được nhà nước ban hành nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp. Hiển pháp là một nguồn quan trọng của luật tố tụng dân sự. Trong Hiến pháp có nhiều quy định về nguyên tắc của hoạt động tố tụng dân sự như quy định về hoạt động xét xử của toà án có hội thẩm nhân dân tham gia; thẩm phán, hội thẩm nhân dân khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; toà án xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 103) V.V.. Trên cơ sở những quy định này của Hiến pháp, các văn bản pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.
- Bộ luật Tố tụng dân sự là nguồn chủ yếu nhất và quan trọng nhất của luật tố tụng dân sự. Trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự thì Bộ luật Tố tụng dân sự là văn bản pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực cao nhất, có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, quy định trực tiếp và có hệ thống về tất cà các vấn đề của tố tụng dân sự.
- Luật tổ chức toà án nhân dân và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân chủ yểu quy định về tổ chức của toà án, viện kiểm sát. Tuy vậy, trong Luật tổ chức toà án nhân dân , Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân cũng có nhiều quy định về nguyên tắc hoạt động của toà án, viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nên các văn bản pháp luật này cũng là một trong các nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam.
- Pháp lệnh án phí, lệ phí toà án (PLAPLPTA) quy định về các loại án phí, lệ phí, nguyên tắc thu nộp án phí lệ phí V.V..
- Các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự (BLDS), Bộ luật lao động (BLLĐ), Luật hôn nhân và gia đình (LHN&GĐ), Luật thương mại (LTM), Luật trọng tài thương mại (LTTTM) v.v. tuy không phải là các văn bản tố tụng dân sự nhưng vẫn có những quy định về tố tụng dân sự. Ngoài ra, Nghị quyết của Quốc hội số 103/2015/QH13 ngày 25/1 1/2015 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí toà án, Nghị quyết của HĐTP TANDTC số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/20Ĩ6 hướng dẫn thi hành một sổ quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính; Thông tư liên tich số 02/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC ngày 31/8/2016 của TANDTC và VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một sổ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự V.V.. cũng là một trong các nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm