Khái quát chung về tranh chấp thừa kế

"Nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương thân của mình".

- Heraclit, Nhà triết học Hy Lạp

Khái quát chung về tranh chấp thừa kế

Đối với tranh chấp thừa kế, việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thường không khó khăn như xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong một số vụ án khác như hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quyền sở hữu. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế cho thấy, có trường hợp xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cũng rất phức tạp.

Khi nhận diện được chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế, Luật sư cần có kỹ năng phân loại được các tranh chấp về thừa kế. Việc phân loại tranh chấp thừa kế giúp Luật sư xác định đúng, đầy đủ các chứng cứ cần thu thập cũng như áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, cung cấp cho Tòa án đế chứng minh cho yêu cầu, ý kiến của khách hàng.

Xác định đúng pháp luật nội dung áp dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập, cung cấp chứng cứ, soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, bảo đảm giải quyết tranh chấp thừa kế đúng quy định.

Liên hệ

I- NHẬN DIỆN QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRANH CHẤP THỪA KẾ:

Ví dụ: Cụ Lê Văn Giang sinh năm 1922 và cụ Trần Thị Cát sinh năm 1927 tại thôn BX, xã NH, huyện T, tỉnh H sinh được 4 người con là: ông Lê Văn Hoàng, bà Lê Thị Hoa, bà Lê Thị Hồng và bà Lê Thị Hà. Cụ Giang và cụ Cát có khối tài sản chung là 260 m2 quyền sử dụng đất thổ cư và ngôi nhà 5 gian (3 gian ngang và 2 trái) tại thửa đất số 12, tờ bản đồ số 5 thôn BX, xã NH, huyện T, tỉnh H. Năm 1997 cụ Giang mất, năm 2013 cụ Cát mất. Cụ Giang và cụ Cát không để lại di chúc. Sau khi cụ Cát mất, toàn bộ nhà, đất do vợ chồng ông Hoàng quản lý, sử dụng. Năm 2010, ông Hoàng đã bán 100 m2 đất cho vợ chồng ông Nguyên Văn Linh và bà Nguyên Thị Lan. Năm 2014, bà Hoa, bà Hồng, bà Hà yêu cầu ông Hoàng chia 50 m2 đất để các bà xây nhà thờ nhưng ông Hoàng không đồng ý, vì vậy, các bên xảy ra tranh chấp. Vụ việc được đưa ra hòa giải tại xã NH, huyện T, tỉnh H. Theo nội dung biên bản hòa giải trong đó có mặt ông Hoàng, bà Hoa, bà Hồng, bà Hà thì ông Hoàng được chia 110 m2 đất cùng toàn bộ nhà cửa, bà Hoàng Thị Hoa, bà Lê Thị Hồng, bà Lê Thị Hà được chia diện tích đất hiện ông Hoàng đang trồng rau và có chuồng lợn là 50 m2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải, ông Hoàng phải tháo dỡ hết tài sản trên diện tích đất đã chia cho bà Hoa, bà Hồng, bà Hà. Biên bản có chữ ký của bà Hoa, bà Hồng, bà Hà. Do ông Hoàng không tháo dỡ tài sản để trả lại đất nên bà Hà, bà Hoa, bà Hồng khởi kiện yêu cầu ông Hoàng phải trả lại cho các bà 50 m2  đất tại thửa số 12, tờ bản đồ số 5 thôn BX, xã NH, huyện T, tỉnh H. Toà án thụ lý vụ án.

Yêu cầu của các nguyên đơn trong vụ án này là yêu cầu đòi quyền sử dụng đất. Nếu chỉ xác định theo yêu cầu của các nguyên đơn thì quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo các tinh tiết đã nêu thì quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án trên là tranh chấp vế thừa kế.

Ví dụ trên cho thấy, để nhận diện được chính xác quan hệ pháp luật mà các bên đang tranh chấp có phải là tranh chấp thừa kế hay không thì Luật sư phải nắm chắc kỹ năng xác định quan hệ pháp luật tranh chấp dân sự nói chung và những đặc thù của quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế nói riêng. Trên cơ sở yêu cầu cụ thể của khách hàng, căn cứ vào các tình tiết thực tế của tranh chấp và quy định của pháp luật nội dung, Luật sư mới xác định được chính xác quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp thừa kế.

II- CÁC DẠNG TRANH CHẤP THỪA KẾ PHỔ BIẾN:

Khi đã nhận diện được chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế, Luật sư cần có kỹ năng phân loại được các tranh chấp về thừa kế. Việc phân loại tranh chấp thừa kế có ý nghĩa giúp Luật sư xác định đúng, đầy đủ các chứng cứ cần thu thập cũng như áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, cung cấp cho Tòa án đế chứng minh cho yêu cầu, ý kiến của khách hàng. Ngoài ra, còn giúp Luật sư xác định đúng luật nội dung áp dụng, xây dựng có hiệu quả phương án hòa giải và áp dụng các kỹ năng khác thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giai đoạn tố tụng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng, góp phần bảo đảm vụ án thừa kế được giải quyêt đúng đắn.

Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết vụ án thừa kế, có thể phân chia thành bốn loại tranh chấp thừa kế sau:

Loại tranh chấp thứ nhất: Tranh chấp về chia di sản thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu chia di sản thừa kế của các đương sự trong vụ án thừa kế.

Loại tranh chấp thứ hai: Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người.

Loại tranh chấp thứ ba: Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của đương sự.

Loại tranh chấp thứ tư: Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

Để xác định được chính xác loại tranh chấp thừa kế nào trong bốn loại tranh chấp trên, Luật sư phải có kỹ năng xác định các tình tiết vụ án, nhận diện yêu cầu của đương sự trong vụ án thừa kế là yêu cầu gì: yêu cầu chia di sản thừa kế (chia theo di chúc, chia theo pháp luật), yêu cầu xác nhận, bác bỏ quyền thừa kế hay yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

III- NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NỘI DUNG VÀ CÁC NGUỒN BỔ TRỢ KHÁC CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ:

Việc xác định đúng pháp luật nội dung áp dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập, cung cấp chứng cứ, soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng..., bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp thừa kế đúng quy định của pháp luật. Khác với các quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật thừa kế liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật như quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, nhà ở, đất đai, sở hữu, hợp đồng... Chính vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật nội dung điều chỉnh quan hệ thừa kế rất rộng. Các văn bản pháp luật nội dung được áp dụng để giải quyết tranh chấp thừa kế rất nhiều: pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, nhà ở, hôn nhân và gia đình... Mặt khác, xuất phát từ tính đặc thù cùa điều kiện chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội của nước ta nên các văn bản pháp luật nội dung được áp dụng để giải quyết tranh chấp thừa kế có sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật nội dung khi giải quyết tranh chấp thừa kế. Ví dụ, cho đến thời điểm hiện nay, Luật HN&GĐ của Nhà nước ta có 4 văn bản luật, đó là Luật HN&GĐ năm 1959, 1986, 2000, 2014. Luật HN&GĐ của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà năm 1959 có hiệu lực ngày 13/01/1960 nhưng do đất nước tại thời điểm lịch sử lúc đó bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc nên luật này chỉ mới có hiệu lực ở miền Bắc. Đến năm 1977, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất ban hành các luật và nghị quyết hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thống nhất chung cho cả nước trong đó có Luật HN&GĐ. Do đặc thù lịch sử đó, quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ta trong các giai đoạn lịch sử vừa qua là phức tạp, cùng với sự chuyển dịch dân số, con người từ vùng này sang vùng khác trong điều kiện chiến tranh làm cho quan hệ hôn nhân và gia đình càng phức tạp hơn.

Pháp luật dân sự, đất đai cũng có nhiều văn bản tương ứng với các giai đoạn khác nhau. Với đặc điểm về luật nội dung áp dụng trong giải quyết tranh chấp thừa kế đòi hỏi Luật sư khi tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế phải xác định được các nguyên tắc áp dụng pháp luật nội dung, nắm vững các quy định của pháp luật thừa kế và pháp luật có liên quan khác như quan hệ pháp luật về hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật về quyền sở hữu... Các nguyên tắc áp dụng luật nội dung giải quyết tranh chấp thừa kế yêu cầu Luật sư cần nắm vững bao gồm:

- Nguyên tắc áp dụng luật chung, luật chuyên ngành. Để có kỹ năng viện dẫn, đề xuất và áp dụng luật chung, luật chuyên ngành trong giải quyết vụ án thừa kế, Luật sư cần có kỹ năng xác định được văn bản pháp luật nào là luật chung, văn bản pháp luật nào là luật chuyên ngành. Ví dụ, trong mối quan hệ giữa BLDS và Luật HN&GĐ thì BLDS là luật chung, Luật HN&GĐ là luật chuyên ngành.

- Áp dụng luật theo hiệu lực về thời gian của văn bản pháp luật.

- Áp dụng luật theo hiệu lực về không gian của văn bản pháp luặt.

- Áp dụng luật theo cơ quan ban hành văn bản pháp luật.

Xác định được chính xác luật nội dung áp dụng giải quyết tranh chấp thừa kế, đòi hỏi Luật sư nắm vững các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định cụ thể của từng văn bản pháp luật về nguyên tắc áp dụng luật. Ví dụ, Điều 6 Luật HN&GĐ 2014 quy định về áp dụng quy định của BLDS, theo đó: “Các quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đến quan hệ hôn nhàn và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp Luật này không quy định.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Khái quát chung về tranh chấp thừa kế

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.48659 sec| 1104.477 kb