Khái quát về Kỹ năng mềm

"Đừng quá nhút nhát và đắn đo trong hành động. Cuộc sống là thử nghiệm".

-Abigail Adams

Khái quát về Kỹ năng mềm

Kỹ năng là vấn đề được nhiều nhà tâm lý học, giáo dục quan tâm, tiếp cận theo những cách khác nhau.

Nhóm quan điểm thứ nhất: xem xét kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật của hành động. Theo đó, kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động mà con người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không tính đến kết quả của hành động.

Nhóm quan điểm thứ hai: xem xét kỹ năng như biểu hiện của năng lực, là khả năng thực hiện hoạt động. Từ góc độ nghiên cứu Kỹ năng mềm, có thể kết hợp cả hai cách tiếp cận nêu trên để xác định kỹ năng vừa là mặt kỹ thuật của hành động, vừa là năng lực của cá nhân. Theo đó, kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của chủ thế vào thực hiện hành động hay hoạt động trong điều kiện cụ thể để có kết quả theo mục đích đã đề ra.

Liên hệ

Trong các kỹ năng cần thiết của con người, Kỹ năng mềm đang ngày càng giữ vai trò quan trọng.

Một thầy giáo giàu kinh nghiệm trong giảng dạy Kỹ năng mềm đã nói với học viên của mình rằng: “Mỗi cử chỉ của em sẽ bộc lộ con người em”. Tại thời điểm đó, người học viên chưa hiểu hết thông điệp sâu sắc mà người thầy muốn truyền tải. Nhưng sau đó không lâu, anh ta đã nhận ra tất cả những chuyển động vô thức của cơ thể cộng với vô số những hành vi và phản ứng mà con người vẫn sử dụng hàng ngày để tham gia vào các mối quan hệ xã hội đều đặc biệt có ý nghĩa. Một người sẽ trở nên thành công, đáng tin cậy và hấp dẫn, lôi cuốn người khác (dù là trong công việc hay cuộc sống) khi người đó biết vận dụng một cách thành thục “kỹ năng mềm”. 

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và tương tác cao của Nghề Luật, mỗi cá nhân làm nghề khi hòa mình vào lao động nghề nghiệp cùng các quan hệ xã hội - nghề nghiệp thì “Kỹ năng mềm” mà họ thể hiện ra thế giới khách quan cho thấy một sự kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa kỳ năng chuyên môn với kỹ năng ứng xử, ứng biến, vận dụng đê hành vi xử sự trở nên “thông minh” về cảm xúc, phù hợp với yêu câu công việc, qua đó gia tăng khả năng hoàn thành công việc trong bất kỳ tình huống, bối cảnh, điều kiện nào của Nghề Luật. 

Về lý thuyết, “Kỹ năng mềm ” là một thuật ngữ chỉ những kỹ năng có liên quan đến khả năng: (i) sử dụng ngôn ngữ (nói, cơ thể); (ii) hòa nhập xã hội; (iii) thể hiện thái độ và thực hiện hành vi ứng xử trong giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm (team), giữa các nhóm với nhau. Kỹ năng mềm căn bản là nhũng kỹ năng có liên quan đến việc “đưa con người vào sống, làm việc và tương tác” với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức. Đó cũng chính là bản chất sự tồn tại của con người trong xã hội theo cách định nghĩa kinh điến: “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.

Ngày càng có cơ sở để tin tưởng rằng, Kỹ năng mềm giữ vai trò quan trọng làm nên thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Thế kỷ XXI là thời điểm mà Ngân hàng Thế giới gọi là kỷ nguyên của Kinh tế dựa vào Kỹ năng  (Skills Based Economy). Các nhà nghiên cứu đánh giá, để thành đạt trong cuộc sống, thì Kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, Kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chi chiếm 15%.

Các quốc gia với nhiều hình thức và phương phap khác nhau đà tiến hành nghiên cứu, nhận diện và thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức về sự cần thiết của các Kỹ năng mềm, kỹ năng cơ bản cần thiết cho công việc. Trong bối cảnh đó, cân hiêu vê Kỹ năng mềm theo cách tiếp cận đa chiều như sau: 

1- Kỹ năng mềm là kỹ năng tư duy:

Kỹ năng mềm là kỹ năng tư duy, làm việc và tương tác với con người của một cá nhân. Khả năng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp có thể diễn đạt là kỹ năng cứng, còn cách cá nhân cư xử với bản thân, tưong tác với công việc và người khác chính là sự hiện hữu của kỹ năng mềm. Theo cách tiếp cận này, kỹ năng mềm là thuật ngữ đê mô tả nhiều kỹ năng khác nhau. Những kỹ năng đó có thể được chia làm hai (02) nhóm chính: 

Nhóm thứ nhất: bao gồm những kỹ năng thuộc về nội tại cá nhân, như: kỳ năng lắng nghe, tự học, đặt mục tiêu, tổ chức, quản lý bản thân, lập kế hoạch...

Nhóm thứ hai: bao gồm những kỹ năng liên quan đến quan hệ ra bên ngoài của cá nhân, như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng tổ chức - lãnh đạo, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thương lượng, kỹ năng hòa giải...

Với việc rèn luyện ngày càng tốt, ngày càng hoàn chỉnh những kỳ năng này, cá nhân sẽ tự biết cách đối phó và xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. 

2- Kỹ năng mềm là tập hợp các kỹ năng liên quan đến hoạt động của cá nhân:

Kỹ năng mềm là tập hợp của những kỹ năng liên quan mật thiết đến hoạt động của cá nhân trong đời sống. Có thể kể đến một số Kỹ năng mềm như kỹ năng sử dụng ngôn ngữ; kỹ năng giao tiếp; hành vi ứng xử, cách đối nhân xử thế, thái độ của con người với thế giới xung quanh, thái độ ứng xử giữa người với người.

3- Kỹ năng mềm hình thành do bẩm sinh và rèn luyện: 

Kỹ năng mềm hình thành một phần do bẩm sinh, có thể được giảng dạy ở các cấp học với mức độ nhất định, nhưng hầu hết được hình thành qua quá trình luyện tập, thực hành trong giao tiếp, tiếp xúc hằng ngày trong công việc và xã hội. Nói cách khác, nếu Kỹ năng cứng thường được học tại “Trường học” thì Kỹ năng mềm thường được học qua “Trường đời”.

Thực tiễn cho thấy, Kỹ năng mềm giữ vai trò quan trọng, giúp cho sự “thăng hoa” của Kỹ năng cứng để mang đến thành công cho mỗi cá nhân hành nghề luật hay chính tổ chức nghề luật nơi cá nhân đó thuộc về. 

Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp cá nhân tư duy, làm việc và tương tác với con người, phục vụ cho công việc, cho cuộc sống của chính mình. Nó đồng thời cũng là những kỹ năng giúp con người tự quản lý, lãnh đạo bản thân mình khi tương tác với những chủ thể khác để cuộc sống và công việc trở nên thật sự hiệu quả. 

Kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn, nghiệp vụ thuần túy, không “sờ, nắm” được nhưng phải làm được hai chức năng là giúp cá nhân quản lý, lãnh đạo bản thân và tạo ra khả năng trở nên linh hoạt, cuốn hút và hiệu quả khi làm việc/tương tác vói cá nhân khác trong môi trường chuyên môn nghề nghiệp và cuộc sống.

Ngoài ra, xét một cách gián tiếp, kỹ năng mềm mà cá nhân sở hữu còn là “nguồn tài nguyên” quý báu của bất cứ cơ quan/tổ chức hành nghề nào (nơi mà cá nhân đó thuộc về), được sử dụng để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện sứ mạng, tầm nhìn phát triển của mình.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng mềm trong Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Khái quát về Kỹ năng mềm

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37141 sec| 1096.43 kb