Khiếu kiện hành chính về thuế và những điều cần biết

23/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Việc thu, nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả hai chủ thể là người nộp thuế và Nhà nước. Người nộp thuế phải trích một khoản tài sản để chuyển cho Nhà nước mà không thể khước từ hay trì hoãn. Ngược lại, Nhà nước cũng phải tận thu thuế để bảo đảm nguồn vật chất đầu vào cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Từ đây có thể sẽ phát sinh vấn đề khiếu kiện hành chính về thuế do các bên không đạt được mục đích.

1- Nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện hành chính về thuế

Nhà nước sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy dưới hình thức các quyết định hành chính như thông báo thuế, quyết định ấn định thuế để yêu cầu đối tượng nộp thuế nộp đúng, nộp đủ theo thời hạn số thuế nhất định hoặc quyết định không hoàn thuế, miễn, giảm thuế. Việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy với hình thức của quyết định hành chính có thể làm phát sinh các mâu thuẫn, bụi đồng về quan điểm, lợi ích giữa người nộp thuế và cơ quan thu thuế. Sự xung đột về lợi ích và xu hướng tục bảo vệ lợi ích của mình bằng mọi cách sẽ làm phát sinh tranh chấp.

Ví dụ: Cơ quan quản lý thuế là chủ thể trực tiếp xác định số tiến thuế hoặc kiểm tra việc tự xác định số thuế của chủ thể nộp thuế nhưng giữa người nộp thuế và cơ quan thuế đã không thống nhất về mức tiền thuế phải nộp, hoặc cơ quan thuế xác định sai số thuế phải nộp, nhiều hơn thực tế nghĩa vụ của người nộp thuế. Các trường hợp áp dụng mức thuế sai thường chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu vì loại thuế này có nhiều biểu thuế suất khác nhau và thường xuyên thay đổi. Những sai sót phổ biến là:

(i) Áp dụng sai mã hàng hoá dẫn đến áp dụng thuế suất không đúng;

(ii) Không xác định chính xác xuất xứ hàng hóa để áp dụng theo biểu thuế suất phù hợp;

(iii) Không kiểm tra tính chân thực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà áp dụng ngay các phương pháp xác định trị giá hải quan khác;

(iv) Vận dụng các quy định xác định trị giá hải quan không chính xác.

Ngoài thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, việc áp dụng nước thuế không hợp lý cũng thường xảy ra đối với những chủ thể kinh doanh nộp thuế bằng phương pháp khoán. Số thuế phải nộp được ấn định dựa trên tình hình kinh doanh của các chủ thể nộp thuế, nhưng trong một số trường hợp, việc đánh giá chính xác tình hình kinh doanh thực tế là rất khó khăn nên cơ quan quản lý thuế đã đưa ra mức thuế không thỏa đáng. Nhiều trường hợp mức thuế khoán quá thấp, dẫn đến tình trạng thất thu thuế, nhưng trong nhiều trường hợp khác, số thuế lại được ổn định quá cao, dẫn đến thiệt hại cho người nộp thuế.

Hoặc cơ quan thuế chậm trễ trong việc thực hiện các ưu đãi thuế như: được hưởng mức thuế suất thấp, miễn thuế, giảm thuế, giãn nợ tiền thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể nộp thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chia sẻ gánh nặng thuế khi chủ thể nộp thuế gặp những sự cố khách quan bất lợi (thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ... Nhiều trường hợp, những hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế hoặc hoàn thuế đã bị cơ quan thuế xử lý một cách chậm trễ hoặc ra quyết định không hoàn thuế, hoặc số thuế hoàn không đúng.

Như vậy, khiếu kiện hành chính về thuế trước hết và phổ biến là khiếu kiện với các quyết định hành chính trong hoạt động thu thuế. Hoặc trong quá trình thực hiện chức năng quản lý thu thuế, cơ quan thuế có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế cũng có thể làm phát sinh tranh chấp vì người nộp thuế cho rằng việc đánh giá hành vi vi phạm hành chính của cơ quan thuế là không chính xác, chưa đúng pháp luật, quyết định xử phạt là trái pháp luật.

Các ví dụ nêu trên cho thấy những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tranh chấp về thuế. Các tranh chấp này được biểu hiện ra bên ngoài thông qua các hành vi thực tế của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế như hành vi khiếu nại hoặc khiếu kiện về thuế.

2- Phương thức giải quyết tranh chấp về thuế

Theo pháp luật thực định, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người nộp thuế có thể lựa chọn nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như: thủ tục khiếu nại hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại hoặc khiếu kiện đến Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, hoặc có thể lựa chọn khiếu nại trước khởi kiện sau nhưng phải bảo đảm vụ việc vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện. Như vậy, khiếu kiện về thuế là một trong các phương thức để giải quyết tranh chấp phát sinh từ chủ thể người nộp thuế và cơ quan có thẩm quyền nhân danh Nhà nước trong quá trình thu thuế.

Đối tượng của khiếu kiện về thuế là những quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đó số tiền thuế hoặc tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế trong từng vụ việc cụ thể phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa các bên tranh chấp và là căn nguyên chủ yếu dẫn đến khiếu kiện về thuế.

0 bình luận, đánh giá về Khiếu kiện hành chính về thuế và những điều cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.73660 sec| 943.414 kb