Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Bắt đầu từ nơi bạn đứng. Sử dụng những gì bạn có. Làm những gì bạn có thể".
- Arthur Robert Ashe, 1943-1993, vận động viên quần vợt, người Mỹ
Quản lý thời gian là một trong những công việc khó khăn trong Nghề luật sư. Nhiều luật sư không lưu tâm đến kế hoạch quản lý thời gian của mình, như thể nó không đáng để làm. Tuy nhiên, để hành nghề một cách hiệu quả, tạo sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc không phải tự nhiên mà đạt được. Những luật sư thông minh thường lập ra kế hoạch quản lý thời gian cho công việc một cách hợp lý, khiến công việc đạt được hiệu quả cao hơn trong khi đó vẫn dành được nhiều thời gian hơn để làm những việc họ thích.
Người làm nghề luật sư cũng như những người làm các công việc khác đều chỉ có vỏn vẹn 24 giờ trong một ngày để làm đủ mọi thứ từ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, giải trí, làm việc, nghỉ ngơi, chơi thể thao, giải trí, V.V.. Vậy làm thế nào bạn có thể bố trí giờ giấc của mình một cách hợp lý cho từng loại công việc đó để bạn có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống để tận hưởng cuộc sống hạnh phúc như bạn hằng mong muốn?
Để trả lời câu hỏi này, hãy thử nhìn vào thời gian biểu bình thưởng của bạn. Như bạn đã biết, ai làm luật sư cũng thường sẽ không có khái niệm làm việc cho hết giờ, tức là làm việc hết 08 tiếng đổng hồ làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về lao động, mà chỉ biết là phải làm việc cho đến khi công việc được hoàn thành theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, điều này rất bình thường trong các công ty luật nổi tiếng trên thế giới khi nhân viên của họ thường phải làm việc từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày, phải ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân tại văn phòng làm việc cho tiện khi có những công việc pháp lý của khách hàng cần hoàn thành gấp và nhiều người trong số họ, đặc biệt là những người còn độc thân, thậm chí còn xem văn phòng làm việc như là nhà của họ.
Bên cạnh đó, nghề luật sư cũng thường gắn liền với điều kiện làm việc mang tính áp lực cao. Luật sư cùng lúc vừa phải bảo đảm chất lượng dịch vụ tốt và chuyên nghiệp để có được sự tin tưởng của khách hàng, tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu khắt khe về nghề nghiệp cùa Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư địa phương, đồng thời phải cạnh tranh khốc liệt trong công việc với các đồng nghiệp khác trong cùng công ty luật để tìm một chỗ đứng thích hợp trong công việc. Điều này đã làm không ít luật sư bị căng thẳng, áp lực, hay quên, cáu gắt, bị nghiện ngập dẫn đến nguy cơ bị mắc các bệnh văn phòng.
Ngoài ra, những mặt trái của nghề luật sư cũng dễ làm cho cuộc sống gia đình của bạn bị đảo lộn. Trên thực tế, nhiều luật sư cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm một người phối ngẫu ưng ý vì họ không có thời gian để tìm kiếm và tìm hiểu. Hoặc nếu có lập gia đình đi chăng nữa thì việc duy trì cuộc sống hạnh phúc sau hôn nhân cũng là một thách thức không nhỏ đối với họ. Thậm chí, có nhiều luật sư buộc phải đi đến giải pháp ly thân, ly hôn sau thời gian dài chung sống với người phối ngẫu do hai bên không thể tìm được tiếng nói chung trong gia đình cũng như họ không có nhiều thời gian dành cho nhau và cho con cái của họ.
Qua những chia sẻ ở trên, bạn cần nhận thức rõ ràng rằng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với nghề luật sư của bạn. Để bạn biết thêm cách thức giải quyết vấn đề trên, xin chia sẻ với bạn một vài lời khuyên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn dưới đây. Bạn nên cảm nhận chúng và chọn cho mình những lời khuyên nào mà bạn cho là phù hợp và hữu ích với bạn nhất:
Bạn cần đặt ra một chế độ kỷ luật về thời gian đối với bản thân bạn và nghiêm chỉnh thực hiện mà không nên đưa ra bất kỳ lý do nào để thoái thác. Bạn cần quán triệt nguyên tắc “giờ nào việc nấy” và không để cho việc này dính vào việc kia một cách thường xuyên.
Ví dụ, bạn quy định cho mình là bạn sẽ về nhà ăn cơm với gia đình bạn vào lúc 07 giờ tối mỗi ngày để có điểu kiện trò chuyện với vợ, chồng, con cái của bạn vào mỗi thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần thì dù có bận rộn với các công việc pháp lý của khách hàng nào đó đến đâu, bạn cũng phải cố gắng thu xếp sao cho ổn thỏa để có thể về nhà đúng giờ. Bạn cũng nên xem việc ăn cơm tối với gia đình bạn như là một công việc pháp lý của khách hàng. Ban đầu, bạn sẽ thấy khó khăn và dễ dàng nại ra một lý do hợp lý nào đó để bỏ qua mục tiêu này. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là bạn nên kiên định với quy định mà mình đã đặt ra, vì sau khi qua vài lần khó khăn ban đầu như thế thì bạn sẽ thực hiện được điều đó.
Bạn cần tập trung, không nên đang làm việc này mà lại nghĩ ngợi sang việc khác. Nêu xảy ra, điều này sẽ làm cho bạn bị mất tập trung, làm cho những người tiếp xúc với bạn tưởng rằng bạn không quan tâm đến họ, đặc biệt là những người trong gia đình bạn, rằng bạn chỉ làm công việc cho có và nếu câu chuyện như vậy cứ được lặp đi lặp, họ sẽ dần dần mất hứng thú nói chuyện với bạn và cứ như thế bạn sẽ vô tình tạo ra một khoảng cách vô hình không mong muốn giữa bạn và những người thân trong gia đình bạn.
Bạn làm gì cũng nên có kế hoạch hẳn hoi. Bạn nên có kế hoạch làm việc cho từng ngày, tuần, tháng, quý, năm làm sao phù hợp với thời gian biểu của bạn, bao gồm kế hoạch dự phòng để đề phòng các trường hợp bất trắc, và tập trung vào việc thực hiện các kế hoạch đó. Bạn đừng ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc để rồi dẫn đến tình huống bạn không thể giải quyết xong bất kỳ công việc nào trong khi bạn cũng không dành được thời gian cho các công việc khác.
Ví dụ, bạn hành nghề luật sư thì nến tập trung vào “chuyên khoa” hẹp của mình đó là, ví dụ như pháp luật về bất động sản, lao động hay đầu tư. Bạn đừng ôm đồm muốn làm một luật sư đa khoa tức là việc gì cũng làm, rồi tự ép mình hễ có vấn đê' gì có liên quan đến pháp luật cũng đều phải biết, không những làm được và còn làm tốt các công việc pháp lý có liên quan. Kinh nghiệm cho thấy rằng không có nhiều người có thể giỏi hết tất cả các ngành luật chính, vì việc nghiến cứu tất cả chúng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức và bạn còn phải thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới nữa. Bên cạnh đó, bộ não của bạn cũng không đủ sức để chứa hết các thông tin như vậy hoặc nếu có chứa được thì bạn cũng sẽ bị quên mau và sẽ không còn tâm trí để nhớ đến những công việc khác của cá nhân và gia đình bạn. Người xưa từng nói “một nghê' cho chín” là vậy.
Bạn nên giảm bớt tối đa hay nếu có thể được là tránh xa các chất kích thích hay chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia, V.V.. Như sẽ được trình bày bên dưới, các chất kích thích sẽ bào mòn và rất có hại cho sức khỏe của con người, đặc biệt là những người làm việc ở cường độ cao, chịu nhiều áp lực liên tục như nghê' luật sư của bạn. Bạn chắc đã đọc rất nhiêu về những tác hại của các chất kích thích trên báo, internet nên tôi sẽ không cần phải nói gì thêm ở đây. Ngoài ra, thuốc lá, rượu bia cũng làm cho bạn mất khá nhiều thời gian trong ngày, bạn không thể uống rượu, bia mà không có bạn bè để trò chuyện, mà mỗi lẩn tụ tập bạn bè nhâm nhi như thế cũng tốn không ít hơn từ 03 đến 04 tiếng đồng hồ. Hút thuốc thì bạn cũng phải mất từ 06 đến 12 phút cho mỗi điếu thuốc và nếu hút trung bình 20 điếu thuốc mỗi ngày thi bạn sẽ mất từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày cho thói quen xấu này và chúng sẽ làm gián đoạn các công việc phải làm của bạn. Để giảm bớt hay tránh xa chúng ra thì bạn nên tìm đến các thú vui, giải trí lành mạnh khác chẳng hạn như nghe nhạc, uống café, đọc sách, đi xem phim, V.V., cũng như tìm đến sự trợ giúp của gia đình, họ hàng, bạn bè của bạn và đặc biệt là bạn cần có quyết tâm cao để vượt qua chúng.
Bạn nên giảm bớt lướt internet hay xem tivi tại nhà vi chúng dễ làm cho bạn bị béo phì do bạn nằm nhiều, ít vận động. Xem một bộ phim hay trên tivi vào dịp cuối tuần hay dành 20 phút để lướt web mỗi ngày sẽ phù hợp hơn cho bạn. Với thời gian còn lại trong ngày, bạn nên dành thời gian cho các công việc khác chẳng hạn như chơi thể thao, đạp xe đạp, tập thiền, yoga, làm vườn, đi ăn tối với gia đình, họ hàng, bạn bè.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm