Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hãy để công lý được thực hiện cho dù bầu trời có sụp đổ".
- John Adams
Hiện nay, pháp luật về luật sư và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật về luật sư vẫn chưa có quy định cụ thể nào đối với khung pháp lý cho việc chia tách công ty luật. Các nhà làm luật đã cho rằng khi có bất kỳ luật sư thành viên nào không còn muốn tiếp tục hành nghề với các luật sư thành viên khác trong cùng một công ty luật thì họ có thể rời khỏi công ty luật đó để thành lập một công ty luật mới hay họ cũng có thể tham gia vào các công ty luật hiện đang hoạt động khác. Do đó, việc chia tách trên thực tế nên được thực hiện thông qua khung pháp lý của thủ tục này.
1- Khung pháp lý và quy trình thủ tục chia tách công ty luật
[a] Khung pháp lý cho việc chia tách
Hiện nay, pháp luật về luật sư và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật về luật sư vẫn chưa có quy định cụ thể nào đối với khung pháp lý cho việc chia tách công ty luật. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật này có quy định về trường hợp chuyển đổi loại hình của công ty luật do việc giảm bớt hoặc tăng thêm số lượng luật sư thành viên. Như vậy, một cách giải thích hợp lý đối với tình huống này là khi soạn thảo dự thảo của Luật Luật sư, các nhà làm luật đã cho rằng khi có bất kỳ luật sư thành viên nào không còn muốn tiếp tục hành nghề với các luật sư thành viên khác trong cùng một công ty luật thì họ có thể rời khỏi công ty luật đó để thành lập một công ty luật mới hay họ cũng có thể tham gia vào các công ty luật hiện đang hoạt động khác. Do đó, việc chia tách trên thực tế nên được thực hiện thông qua khung pháp lý của thủ tục này.
Tuy nhiên, trên thì thực tế sự chia tách công ty luật luôn tạo ra nhiều vấn đề pháp lý quan trọng mà các bên phải giải quyết ví dụ như các vấn đề về thương hiệu của công ty luật hiện hữu, phân chia danh mục khách hàng, danh sách nhân viên, tài sản cố định và tài sản vô hình ví dụ như thương hiệu, nhãn hiệu, V.V., mà nếu không có những quy định cụ thể về những vấn để này và được các bên thỏa thuận trước hay các bên có thương lượng nhưng không thể đi đến thỏa thuận thì sẽ dễ dẫn đến tranh chấp phát sinh giữa các luật sư thành viên không đáng có. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, Luật Luật sư sẽ được Quốc hội sửa đổi, bổ sung với các điều khoản có liên quan đến việc chia tách công ty luật để các luật sư thành viên trong công ty luật có hướng giải quyết cho vấn đề này.
[b] Các bước và quy trình chia tách
Như đã nêu ở trên, hiện nay pháp luật chưa quy định khung pháp lý chi tiết cho việc chia tách công ty luật nhưng trên thực tế việc chia tách có thể được thực hiện gián tiếp thông qua thủ tục chuyển đổi hình thức của công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh. Vì thế, bạn có thể tham khảo các thủ tục như bên dưới:
Theo quy định của pháp luật về Luật sư hồ sơ chuyển đổi công ty luật sẽ được gửi đến Sở Tư pháp địa phương nơi công ty luật chuyển đổi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
(i) Giấy đề nghị chuyển đổi, trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty luật được chuyển đổi;
(ii) Dự thảo điều lệ của công ty luật chuyển đổi;
(iii) Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật được chuyển đổi;
(iv) Danh sách các thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu;
(v) Bản sao thẻ luật sư của các luật sư thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật chuyển đổi; và Bản sao các giấy tờ chứng minh về trụ sở của công ty luật nếu có thay đổi về trụ sở.
Trong vòng 07 ngày làm việc, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi; nếu từ chối thì Sở Tư pháp tỉnh, thành phố phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
■ Các bước thực hiện trong quá trình chia tách
Nhìn chung, các thủ tục cần phải thực hiện khi tiến hành thủ tục quá trình chia tách công ty luật của bạn sẽ gồm các bước sau đây:
- Luật sư thành viên nào có ý định chia tách sẽ dựa vào điều lệ của công ty luật của bạn hoặc thỏa thuận luật sư thành viên để yêu cầu triệu tập cuộc họp bất thường của hội đồng luật sư thành viên để quyết định về việc chia tách;
- Các bên sẽ tiến hành thương lượng từ việc phân chia danh mục khách hàng, các loại tài sản, thương hiệu, V.V., cho đến thời điểm chia tách;
- Lập biên bản họp hội đồng luật sư thành viên thống nhất các vấn đề có liên quan đến việc chia tách;
- Chuẩn bị và nộp hồ sơ thay đổi Giấy đăng ký hoạt động có liên quan đến việc rút tên của luật sư thành viên cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố;
■ Theo dõi hồ sơ và nhận lại Giấy đăng ký hoạt động đã được điều chỉnh (giảm số lượng luật sư thành viên);
- Bố cáo việc thay đổi Giấy đăng ký hoạt động;
- Thông báo cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các cơ quan Nhà nước có liên quan;
- Giải quyết các vấn đề tồn đọng giữa các bên, nếu có;
- Tiệc chia tay nội bộ, nếu xét thấy cần thiết;
- Các luật sư thành viên chia tách sẽ di dời tài sản, đổ dùng cá nhân của mình ra khỏi văn phòng của công ty luật của bạn; và
- Các luật sư thành viên chia tách sẽ làm thủ tục thành lập công ty luật mới hay tham gia vào một công ty luật hiện hữu nào đó. Nếu tham gia vào công ty luật hiện hữu khác, công ty luật hiện hữu khác sẽ làm thủ tục thay đổi Giấy đăng ký hoạt động của họ để bổ sung tên của các luật sư thành viên đó thành luật sư thành viên mới trong công ty luật hiện hữu đó.
2- Cách để hạn chế chia tách công ty luật
Dù có những thuận lợi và khó khăn khi chia tách công ty luật, thật sự mà nói nếu bạn là luật sư điều hành thì bạn sẽ ít khi muốn công ty luật của bạn bị chia tách vi, trong một chừng mực nào đó, nó làm suy yếu nguồn nhân lực, giảm doanh thu, giảm lĩnh vực hành nghề thế mạnh, giảm thứ hạng trong bảng xếp hạng các công ty luật hàng đẩu, V.V.. Với tư cách là luật sư điều hành, bạn phải có phương cách hay kế hoạch phù hợp, kịp thời và khôn khéo tại từng thời điểm để làm sao giữ chân các luật sư thành viên để cùng nhau xây dựng công ty luật của bạn vững mạnh. Đối với bản thân bạn, đó chính là chứng minh cho vai trò lãnh đạo không thể thiếu của bạn trong công ty luật của bạn thông qua kỹ năng quản trị doanh nghiệp bài bản và chuyên nghiệp, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghé uyên thâm, kỹ năng tìm kiếm và phục vụ khách hàng, kỹ năng không thiên vị, bè cánh trong các luật sư thành viên tạo sự tôn trọng, vị nể trong các luật sư thành viên. Khi những luật sư thành viên thật lòng tôn trọng và vị nể bạn, khả năng chia tách sẽ phẩn nào được giảm bớt, các luật sư thành viên đểu thấy được định hướng cho con đường phát triển của công ty luật, thấy được rằng họ còn có những thứ cần học hỏi thêm từ bạn, V.V..
Tiếp đến là sự thay đổi phương cách phân chia thu nhập của các luật sư thành viên sao cho hợp lý hơn, có ghi nhận những yếu tố thiên về lịch sử của những luật sư thành viên sáng lập, khả năng đóng góp công sức của từng luật sư thành viên, việc phân chia hợp lý vai trò quản trị doanh nghiệp giữa các luật sư thành viên, V.V., tại từng thời điểm phát triển của công ty luật của bạn cũng sẽ góp phần trong việc giữ chân các luật sư thành viên.
Bên cạnh đó, việc phân công mỗi luật sư thành viên đảm nhận từng lĩnh vực hành nghề riêng biệt được chuyên môn hóa trong các lĩnh vực pháp luật mà công ty luật của bạn đang cung cấp dịch vụ cho khách hàng (có thể xem như là luật sư chuyên ngành) thay vì một luật sư làm tất cả các công việc pháp lý của những khách hàng mà mình đảm nhận (tức là luật sư đa ngành) trong một chừng mực nào đó cũng làm cho việc chia tách gặp khó khăn hơn vì khi chia tách để mở một công ty luật mới các luật sư thành viên muốn chia tách sẽ không có đủ kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề ở các lĩnh vực pháp luật khác dẫn đến họ cảm thấy không tự tin khi làm riêng một mình.
Hơn thế nữa, bạn cũng cố gắng làm sao cho thu nhập của các luật sư thành viên thật hấp dẫn mà khó có công ty luật nào trên địa bàn dám trả như vậy để thu hút nhân tài hay nếu có luật sư thành viên nào muốn thành lập công ty luật mới của họ thì thu nhập của họ khi mới thành lập cũng khó hấp dẫn bằng thu nhập họ được nhận từ công ty luật của bạn.
Sau cùng, việc tích cực tham gia hợp tác, liên doanh với các công ty luật khác cùng tầm cỡ trên thị trường dịch vụ pháp lý để chia sẻ miếng bánh dịch vụ pháp lý chung cũng phần nào làm giảm đi những điểm đến làm việc lý tưởng của các luật sư thành viên vì những sự hợp tác, liên doanh kiểu đó thường tạo ra những hạn chế nhất định đối với việc tiếp nhận các luật sư thành viên mới từ những công ty luật đối tác.
3- Chuyển nhượng công ty Luật
Chắc bạn đã biết, tùy vào hình thức thành lập ban đầu, công ty luật của bạn cũng là một thực thể pháp nhân theo quy định của pháp luật cho nên nếu trong quá trình hoạt động mà bạn không còn có nhu cầu kinh doanh nữa thì có thể xem xét thanh lý tài sản, quyết toán thuế và tiến hành thủ tục đóng cửa hay tìm người mua để sang nhượng lại công ty luật của bạn. Nếu bạn chọn thanh lý tài sản, quyết toán thuế và đóng cửa thì công việc sẽ dễ dàng vì bạn sẽ chủ động thời gian thực hiện các công việc ấy vào bất kỳ lúc nào mà bạn muốn. Tuy nhiên, việc này sẽ làm bạn mất đi nhiều giá trị doanh nghiệp mà có thể quy được bằng tiền.
Các tài sản của công ty luật của bạn, ngoài các trang thiết bị văn phòng mà giá trị còn lại của nó không đáng kể, còn có giá trị thương hiệu, cơ sở dữ liệu, danh mục khách hàng và đội ngũ nhân viên làm việc lâu năm. Nếu công ty luật của bạn đóng cửa thì tất cả các loại tài sản này đểu gần như sẽ tự động biến mất mà dẫn đến hệ quả là bạn và các luật sư thành viên khác sẽ không thu được gì từ chúng trong khi có rất nhiều công ty luật khác rất muốn có được những tài sản đó.
Vì thế, việc tìm kiếm một công ty luật nào đó có nhu cầu để sang nhượng lại các tài sản nêu trên là việc bạn nên làm khi muốn chấm dứt hoạt động của công ty luật của bạn vì bất kỳ lý do gì. Việc sang nhượng tài sản sẽ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như: (i) bạn chỉ chuyển nhượng tài sản và sẽ tiến hành thủ tục đóng cửa công ty luật của bạn; (ii) sáp nhập công ty luật của bạn vào một công ty luật khác, bạn có thể xem thêm phẩn sáp nhập, hợp nhất công ty luật ở trên; (iii) thay tên của các luật sư thành viên hiện hữu sang tên của các luật sư thành viên mới trong giấy đăng ký kinh doanh hiện thời của công ty luật của bạn.
Tuy nhiên, để thực hiện được các điều này, bạn nên nhớ rằng bản chất của nghề luật sư là nghề có tính chất đối nhân chứ không phải là đối vốn mà trong đó sự tin tưởng của khách hàng và tính bảo mật thông tin trong mối quan hệ khách hàng - luật sư là những yếu tố then chốt hàng đầu của những người làm nghề này. Do đó, nếu bạn và các luật sư thành viên khác muốn sang nhượng lại công ty luật của bạn mà trong đó bao gồm danh mục khách hàng thì chưa có gì chắc chắn là các khách hàng trong danh mục đó sẽ tiếp tục tin tưởng và sử dụng dịch vụ pháp lý của công ty luật nhận chuyển nhượng vì đối với khách hàng sự tin cậy của họ dành cho luật sư là có tính đối nhân.
Luật sư thường được khách hàng xem như bác sĩ cá nhân chuyên chăm sóc và giữ gìn sức khỏe pháp lý của họ, gia đình họ và công việc kinh doanh của họ. Họ sẽ không thấy thoải mái nếu có bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào như vậy. Từ đó dẫn đến hệ quả giá trị của danh mục khách hàng của công ty luật của bạn sẽ không được xem là tài sản có giá trị cao khi thương lượng về giá chuyển nhượng với bên nhận chuyển nhượng. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bên nhận chuyển nhượng chỉ đồng ý nhận chuyển nhượng danh mục khách hàng của công ty luật nếu các luật sư thành viên của công ty luật đồng ý ở lại làm việc cho công ty luật nhận chuyển nhượng trong một thời gian hợp lý nào đó, thông thường là từ khoảng 6 đến 12 tháng, để vừa tiếp tục thực hiện các công việc pháp lý còn dở dang của các khách hàng được chuyển giao cũng như dần dần chuyển giao các khách hàng đó cho các luật sư thành viên khác đảm nhận việc chuyển giao một cách đột ngột làm cho khách hàng bị hụt hẫng, bất ngờ.
Còn về những tài sản là cơ sở dữ liệu ví dụ như biểu mẫu hợp đồng, thư tư vấn, ý kiến pháp lý, biểu mẫu quản lý nội bộ, phần mềm phục vụ công việc và quản trị, V.V., thì bạn cũng cẩn biết rằng những loại tài sản này luôn có tính đặc thù của từng công ty luật (dựa vào các yếu tố chẳng hạn như văn hóa, quan điểm, chuyên môn của luật sư thành viên, thứ hạng, thương hiệu của công ty luật đó trên thị trường pháp lý, v.v.) cho nên có thể nó đã rất hữu dụng cho công ty luật của bạn nhưng chưa chắc là nó lại đáp ứng được yêu cầu của các công ty luật khác.
Còn riêng đối với tài sản là nguồn nhân lực của công ty luật của bạn thì lại còn khó ổn định hơn và có thể bị mất vào bất kỳ lúc nào vì sự ràng buộc giữa nhân viên và công ty luật của bạn chỉ là thời hạn trong hợp đồng lao động công ty luật của bạn giao kết của họ. Như bạn đã biết, theo pháp luật về lao động thì đối với người lao động việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của họ là không cẩn có lý do, người lao động chỉ cần tuân thủ thời gian báo trước là 03,06,30 hay 45 ngày tùy theo loại hợp đồng lao động của họ là hợp đồng có xác định thời hạn hay không xác định thời hạn thì cũng không có gì khó khăn đối với những nhân viên nào đó không thiết tha làm việc cho công ty luật mới.
Bên cạnh đó, do dịch vụ pháp lý có tính chất đối nhân cho nên trong thực tế dù công ty luật của bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn thì cũng không có chuyện cha truyền con nối tức là khi bạn không muốn hành nghề luật sư nữa hay nghỉ hưu thì bạn cũng không thể truyền lại vị trí của bạn trong công ty luật của bạn cho con cái hay người thần của bạn vì thứ nhất điểu đó không có gì đảm bảo rằng các khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn, các luật sư thành viên khác cũng có thể phản đối việc truyền lại đó, con cái và người thân của bạn không có đủ kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề, chứng chỉ hành nghề luật sư, kinh nghiệm hành nghề, đam mê nghề nghiệp hay thậm chí là không muốn nhận vị trí của bạn vì họ không đam mê với nghề này.
Từ những khó khăn nêu trên, trong thực tế việc sang nhượng lại công ty luật là rất khó thực hiện hay nếu có thể sang nhượng được thì giá trị chuyển nhượng cũng không cao cho nên việc sang nhượng thường chỉ được thực hiện qua các hình thức như hợp nhất, sáp nhập như được trình bày ở trên.
Nguồn: Sách "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phuoc & Partner.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm