Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện của Luật sư trong giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ

12/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Mai
Luật sư Nguyễn Thị Mai
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hoạt động đầu tiên mà Luật sư cần tiến hành khi giải quyết các vụ tranh chấp dân sự nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng tại Tòa án. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tốt sẽ giúp giải quyết vụ việc đúng pháp luật, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Để có được sự chuẩn bị tốt, Luật sư cần phải chú ý đến những kỹ năng cơ bản và riêng biệt dành cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ.

1- Khái quát về hợp đồng dịch vụ

Kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó mà hoạt động dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng với những yêu cầu đòi hỏi cao hơn về chất lượng sử dụng dịch vụ, giá cả và phương thức trao đổi dịch vụ. Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ vì thế này sinh ngày càng nhiều, gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung. Để có thể giải quyết tốt ; các tranh chấp này, trước hết, cần phải nắm vững bản chất pháp lý của hợp đồng dịch vụ cũng như các đặc trưng của loại hợp đông này.

(i) Bản chất của hợp đồng dịch vụ:

Để hiểu bản chất cũng như các đặc trưng của Hợp đồng dịch vụ, cần phải xem xét hai quy định sau:

Điều 513 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bén sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.”

Căn cứ vào các quy định tren, dấu hiệu cơ bản của Hợp đồng dịch vụ bao gồm:

- Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc: Không giống với các loại hợp đồng khác có đối tượng là tài sản hay quyền tài sản, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc. Tuy nhiên vì là một công việc nên đối tượng của hợp đồng này rất khó có thể đánh giá chất lượng bằng phương pháp định lượng thông thường. Lưu ý rằng không phải công việc nào cũng là đối tượng của hợp đồng này. Nếu công việc thuộc điều cấm của pháp luật thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu.

- Bên cung cấp dịch vụ là chủ thể có năng lực thực hiện dịch vụ: Xuất phát từ đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc nhất định nên bên cung cấp dịch vụ phải là chủ thể có năng lực thực hiện công việc đó và không thế chuyển giao nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng cho chủ thể khác. Năng lực này được quy định trong pháp luật chuyên ngành đối với chú thế thực hiện hoạt động dịch vụ. 

- Hợp đồng dịch vụ đa dạng về chủng loại và lĩnh vực: Có nhiều cách để có thể phân loại hợp đồng dịch vụ vào các nhóm khác nhau như căn cứ vào Căn cứ vào phân ngành của Tổ chức Thương mại thế giới WTO; Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ; Căn cứ vào quy định trong Luật thương mại năm 2005 hay Luật dân sự năm 2015. 

(ii) Các dạng tranh chấp phổ biến về hợp đồng dịch vụ:

- Tranh chấp về yêu cầu thanh toán phí dịch vụ:

Dạng tranh chấp thứ nhất: Xảy ra khi bên cung ứng dịch vụ kiện đòi bên thuê dịch vụ vì đã không thanh toán đúng, thanh toán đủ chi phí dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng

Dạng tranh chấp thứ hai: Xảy ra khi bên thuê dịch vụ kiện đòi bên cung ứng dịch vụ bồi hoàn lại khoản phí dịch vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng

- Tranh chấp vì lý do yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu: Có hai trường hợp xảy ra làm hợp đồng dịch vụ vô hiệu:

Trường hợp thứ nhất: Do người đại diện ký hợp đồng không có thẩm quyền hoặc khi bên cung ứng dịch vụ không có năng lực, chức năng thực hiện dịch vụ

Trường hợp thứ hai: Do các bên thỏa thuận về công việc phải làm (đối tượng của hợp đồng dịch vụ) vi phạm quy định pháp luật

Ngoài ra còn xảy tranh tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ của người làm dịch vụ, không đảm bảo chất lượng, số lượng công việc, dẫn đến gây thiệt hại đến quyền là lợi ích hợp pháp của bên thuê dịch vụ. Đây là những tranh chấp liên quan đến thực hiện nghĩa vụ, nội dung trong hợp đồng.

2- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện của Luật sư trong giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ

(i) Xác định yêu cầu khởi kiện của khách hàng:

Xác định yêu cầu khởi kiện của khách hàng là nội dung quan trọng trong kỹ năng của Luật SƯ’ khi tiếp xúc và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Là cơ sở để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, thẩm quyền giải quyết của Tòa án và chứng cứ đê chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Việc xác định yêu cầu khởi kiện phải dựa vào hai yêu tô. Yêu tô thứ nhất là bản chất của quan hệ pháp luật tồn tại giừa các bên tranh chấp. Yếu tố thứ hai là nội dung yêu cầu của khách hàng.

Đối với bản chất của quan hệ pháp luật, khi xác định, do tính chất đa dạng và phong phú của các hoạt động dịch vụ nên Luật sư cần lưu ý phân biệt quan hệ hợp đồng dịch vụ với các quan hệ hợp đồng khác như hợp đồng gia công, hợp đồng trong hoạt động xây dựng, hợp đồng lao động, hợp đồng uỷ quyền...

Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, Luật sư cần phải làm rõ yêu cầu khởi kiện. Khi xác định yêu cầu khởi kiện, Tòa án thường dựa vào ba tiêu chí: Yêu cầu ai? Yêu cầu cái gì? và Yêu cầu như thế nào? Như vậy, khi trao đổi với khách hàng và soạn thảo đơn khởi kiện, Luật sư cần phải làm rò cả ba nội dung này, đặc biệt là xác định rõ kiện (yêu cầu) cái gì: tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tuyên bố hủy hợp đồng, đòi thanh toán phí dịch vụ hay đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ từ hợp đồng dịch vụ. Nếu khách hàng có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hoặc đòi thanh toán phí dịch vụ thì phải làm rõ đó là những khoản thiệt hại gì, phí dịch vụ là bao nhiêu, đã thanh toán bao nhiêu, chưa thanh toán bao nhiêu, gồm những khoản dịch vụ nào, cách tính như thế nào, có đòi tiền lãi hay không đòi tiền lãi... Đây những nội dung này là bắt buộc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ.

Đây là hoạt động đầu tiên của Luật sư khi tiến hành giải quyết vụ việc dân sự nói chung, tranh chấp về hợp đồng dịch vụ nói riêng tại Tòa án. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tốt sẽ góp phần giải quyết vụ việc được đúng pháp luật, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. 

(ii) Xác định điều kiện khởi kiện

Việc xác định điều kiện khởi kiện thuộc trách nhiệm của người khởi kiện. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Toà án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó .

Các điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây:

-  Đơn khởi kiện được soạn thảo không đúng quy định, không cung cấp được rõ ràng, chính xác địa chỉ của đương sự, không cung cấp được những chứng cứ pháp lý ban đầu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.

-  Hoặc, pháp luật bắt buộc trước khi khởi kiện đến Toà án đương sự phải thực hiện thủ tục khiếu nại, hoà giải tranh chấp hoặc có văn bản thông báo việc đòi quyền lợi cho mình.

Đối với tranh chấp về hợp đồng dịch vụ, Luật sư cần chú ý đến việc soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện có đầy đủ các chứng cứ đề không vướng phải trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện.

(iii) Xác định điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án

Mặc dù đây không phải là công việc trực tiếp của Luật sư. Tuy nhiên, khi giúp khách hàng giải quyết tranh chấp, nếu xác định đúng các điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án thì việc giải quyết tranh chấp của Luật sư sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Trong các điều kiện để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 , đối với tranh chấp về hợp đồng dịch vụ, Luật sư cần chú ý đến điều kiện về thẩm quyền giải quyết và điều kiện khởi kiện của vụ việc, về thẩm quyền của Toà án, Luật sư cần lưu ý hai nội dung trong tranh chấp hợp đồng dịch vụ:

-  Là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh, thương mại.

-  Là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay thấm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại.

Việc xác định tranh chấp hợp đồng dịch vụ là tranh chấp dân sự hay kinh doanh, thương mại thì Luật sư cần phải căn cứ vào mục đích mà các bên ký hợp đồng dịch vụ. Nêu là mục đích lợi nhuận thì đó là tranh chấp kinh doanh, thương mại, còn nêu đó là mục đích tiêu dùng thì là tranh chấp dân sự.

Khi giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ, Luật sư cần phải hỏi khách hàng rõ hoặc xem xét trong hợp đồng dịch vụ có thỏa thuận trọng tài không, thỏa thuận này có hợp pháp không và tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

(iv) Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện gồm đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện. Khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, luật sư cần bảo bảo rằng việc khởi kiện của đương sự là có đủ điều kiện khởi kiện và Toà án phải thụ lý vụ việc. Khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, Luật sư cần chú ý rằng các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện phải bảo đảm tính đầy đủ và tính hợp pháp so với các nội dung có trong đơn khởi kiện và phụ thuộc vào yêu cầu khởi kiện của đương sự.

+ Về tính đầy đủ, thông thường, hồ sơ khởi kiện gồm có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Đơn khởi kiện;

- Nhóm giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc nhằm xác định tư cách pháp lý của người khởi kiện và người ký vào đơn kiện. Cá nhân khởi kiện thì thường là chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu gia đình. Nếu là cơ quan, tổ chức thì thường là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức, pháp nhân, quyết định bổ nhiệm hoặc biên bản bầu người đại diện theo pháp luật, văn bản uỷ quyền (nếu có)...;

- Nhóm giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách của người bị kiện cũng được thực hiện giống như của người khởi kiện;

- Nhóm giấy tờ, tài liệu thể hiện việc xác lập quan hệ hợp đồng dịch vụ dẫn đến tranh chấp, như bản sao hợp đồng dịch vụ, các hoá đơn chứng từ, giấy biên nhận tiền, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu, sản phẩm dịch vụ hoàn thành;

- Nhóm giấy tờ, tài liệu thể hiện quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ, như bản tư vấn pháp lý, hồ sơ thiết kế kỹ thuật...;

- Nhóm giấy tờ khác, như các văn bản trao đổi giữa các bên khi phát sinh tranh chấp...

+ Về tính hợp pháp, giấy tờ hợp pháp là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Các tài liệu nghe được, nhìn được (băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình) phải xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

+ Về việc soạn thảo đơn khởi kiện: Soạn thảo đơn khởi kiện là một công việc quan trọng của Luật sư khi bắt đầu tiến hành hành vi tố tụng. Đơn khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng dịch vụ phải được làm (theo mẫu) đúng theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Khi soạn thảo đơn khởi kiện, Luật sư cần lưu ý một số nội dung sau đây:

- Về tên Toà án nhận đơn khởi kiện, Luật sư cần ghi chính xác Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc tránh trường hợp đơn khởi kiện bị Tòa án trả lại.

- Về nội dung đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện phải thể hiện rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu khởi kiện. Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ thường phức tạp và liên quan tới nhiều chủ thể nên đơn khởi kiện phải trình bày rõ được quan hệ tranh chấp, quá trình thương lượng, hòa giải, khiếu nại giữa các bên. Yêu cầu khởi kiện phải cụ thể, rõ ràng. Đây là yêu cầu về nội dung, không phải là yêu cầu về tố tụng. Yêu cầu về nội dung cần phải cụ thể, rõ ràng chứ không được nêu chung chung như yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật hoặc chỉ trình bày nội dung tranh chấp mà không yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thề yêu cầu như thế nào.

-  Về người ký đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện phải được người khởi kiện ký tên hoặc điểm chỉ nếu người khởi kiện là cá nhân; phai do người đại diện hợp pháp ký tên và đóng dấu nếu người khởi kiện là pháp nhân, tố chức. Trường hợp Luật sư được đương sự uỷ quyền đại diện tham gia tố tụng thì việc ký đơn kiện phải tuân thu theo quy định về việc uỷ quyền.

- Về chuẩn bị hồ sơ tài liệu, chứng cứ nộp kèm đơn khởi kiện: Theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 , khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Các tài liệu, chứng của đương sự phải nộp kèm theo đơn khởi kiện phụ thuộc vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Thông thường, các tài liệu, chứng cứ này được chia thành các nhóm sau đày:

-    Nhóm tài liệu, chứng cứ chứng minh sự tồn tại, xác lập quan hệ pháp luật giữa các bên trước đó, như hợp đồng dịch vụ và các phụ lục hợp đồng (nếu có);

-    Nhóm tài liệu, chứng cứ chứng minh cho tư cách khởi kiện của mình và tư cách của người bị kiện, như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc sổ hộ khẩu; điều lệ công ty, văn bản uỷ quyền...;

-    Nhóm tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc thực hiện hợp đồng dịch vụ và trao đổi phát sinh giữa các bên trước khi có tranh chấp tại Tòa án, như các biên bản xác định việc thực hiện công việc, dịch vụ; các công văn trao đổi giữa các bên...  

-    Nhóm tài liệu, chứng cứ thể hiện vụ việc có đủ điều kiện khởi kiện.

Cần lưu ý rằng việc cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cũng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về xác định chứng cứ, Điều 96 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về giao nộp tài liệu, chứng cứ.

Khi nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp về hợp đồng dịch vụ, Luật sư có thể trực tiếp đến Toà án có thẩm quyền để nộp hoặc gửi hồ sơ khởi kiện qua đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

 Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thị Mai, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụa án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện của Luật sư trong giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.72379 sec| 999.43 kb