Kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Bỏ qua Bảo hiểm là 1 trong 10 sai lầm về tiền bạc mà nhiều người hay mắc ở lứa tuổi 30.

Kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Trong cuộc sống, rất khó để tránh khỏi những chuyện bất ngờ xảy đến, và bảo hiểm chính là chiếc lá chắn giúp bảo vệ không chỉ cho chúng ta, mà còn là vì những người thân xung quanh. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm tự nguyện vì lợi ích con người, tài sản và các đối tượng liên quan đến con người. Cùng với sự nhận thức sâu sắc của người dùng về tầm quan trọng của bảo hiểm phi nhân thọ, ngày càng nhiều hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ được ký kết nhưng cũng kéo theo nhiều tranh chấp phát sinh. Trong giải quyết được tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ tại Tòa án đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

1- Khái niệm về bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm tự nguyện hướng tới con người và các đối tượng liên quan đến con người, như tai nạn, sức khỏe, hàng hóa (kho vận, tàu xe, tàu hàng,…), nhằm đảm bảo cho các rủi ro đó.

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2010 và năm 2019 (sau đây gọi chung là Luật Kinh doanh bảo hiểm) quy định: "Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân Sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”. Có thể thấy bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm mà đối tượng của nó là tài sản, trách nhiệm dân sự, con người phi nhân thọ và rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.

Mỗi hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn 1 đến 2 năm hoặc ngắn hơn. Bạn sẽ được bồi thường tổn thất trong giới hạn của hợp đồng nếu có rủi ro xảy ra, tuy nhiên nếu trong thời hạn bảo hiểm bạn không gặp bất kỳ rủi ro nào liên quan, bạn sẽ không được nhận số tiền đã đóng sau khi kết thúc hợp đồng.

2- Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ

- Hình thức đóng phí: Thường đóng phí một lần sau khi ký hợp đồng.

- Nguyên tắc chi trả: Chi trả dựa theo hình thức đóng góp theo hình thức thế quyền.

- Người thụ hưởng: Bảo hiểm phi nhân thọ: là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự cố.

- Chi trả quyền lợi bảo hiểm: Chỉ được bồi thường tổn thất do các rủi ro gây ra trong giới hạn hợp đồng.

II- KỸ NĂNG CHUẨN BỊ THAM GIA PHIÊN TÒA SƠ THẨM TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI TÒA ÁN

Chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa sơ thẩm là kỹ năng quan trọng cần thiết của Luật sư. Trong bước chuẩn bị này, Luật sư sẽ thực hiện các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; thu thập, cung cấp, đánh giá và sử dụng chứng cứ; xây dựng phương án hỏi, chuẩn bị bàn luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

1- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ

Khi nắm vững các quy định liên quan tới bảo hiểm phi nhân thọ, Luật sư thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ ở cả vấn đề tố tụng và pháp luật nội dung. Luật sư cần lưu ý tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể để xác định đúng đối tượng bị khởi kiện. Trong trường hợp này, Luật sư nên nghiên cứu hồ sơ theo tuyến chủ thể tham gia tố tụng đề có sự phân biệt về trách nhiệm và nghĩa vụ đã được thực hiện/chưa được thực hiện giữa hai bên để từ đó có kỹ năng sử dụng chứng cứ có lợi cho khách hàng mà mình bảo vệ, chứng cứ bất lợi cho chủ thế đối lập.

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

- Trường hợp khách hàng là bên mua bảo hiểm:

+ Khai thác thông tin liên quan đến việc hợp đồng bào hiểm phát sinh hiệu lực (chủ thể giao kết hợp đồng bào hiểm, nội dung và đối tượng của hợp đồng không trái pháp luật và vi phạm điều cấm xã hội

+ Thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ đầy đủ của chủ thể tham gia hợp đồng ông

+ Khai thác thông tin về sự kiện bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

+ Thông tin về thiệt hại xảy ra

- Trường hợp khách hàng là doanh nghiệp bảo hiểm:

+ Sự vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin về đối tượng bảo hiểm dẫn đến hợp đồng bào hiểm vô hiệu 

+ Bên mua bảo hiểm có hay không tự thỏa thuận về giải quyết bồi thường không có ý kiến của bên bán bảo hiểm

+ Sự vi phạm nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

2- Kỹ năng xây dựng phương án hỏi

Luật sư xây dựng phương án hỏi phái căn cứ vào các vấn đề cần hỏi, trình tự hỏi, các câu hỏi cần thiết đối với đối tượng được hỏi, cách đặt câu hỏi và mục đích sử dụng thông tin được hôi... Trong vụ tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất, tùy vào tư cách tham gia tố tụng của khách hàng mà mình bảo vệ, Luật sư cần xây dựng mục đích hỏi các đối tượng có liên quan đề làm rõ một số hoặc tất cả các vấn đề sau đây:

- Quan hệ hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm (đối tượng được bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phí bảo hiểm, cách tính tiền bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bến trong giao kết hợp đồng...).

- Sự vi phạm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Những thông tin liên quan đến sự kiện tai nạn (thời gian, địa điểm, người làm chứng, mức độ lỗi của bên thứ ba, biên bản làm việc của cơ quan công an...).

- Trách nhiệm thông báo của bên mua bảo hiểm khi xảy ra tổn thất với doanh nghiệp bảo hiểm và nghĩa vụ các bên trong việc khắc phục, hạn chế những tổn thất?

- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc hướng dẫn bên mua bảo hiểm thực hiện các thủ tục hoàn tất hồ sơ để yêu cầu bảo hiểm, bồi thường từ người gây ra thiệt hại

- Trách nhiệm phối hợp giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giám định tổn thất

- Trách nhiệm chuyển hồ sơ yêu cầu bồi thường tiền bảo hiểm bên mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm

- Trách nhiệm bồi thường tổn thất của doanh nghiệp bảo hiểm và nguyên nhân mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra khi từ chối trả tiền bảo hiểm

Trên cơ sở mục đích hỏi nêu trên, Luật sư sẽ xây dựng phương án hỏi cụ thể để chuẩn bị tham gia phiên tòa. Khi xây dựng phương án hỏi. Luật sư cần lưu ý các vấn đề sau đây: 

- Xác định nội dung hỏi? Hỏi ai? Hỏi cải gì? Hỏi để làm gì? 

- Luật sư cần lập bảng phân chia câu hỏi, chia cột phân biệt đối tượng hỏi, mục đích hỏi, kết quả của việc hỏi. 

- Cách đặt câu hỏi phái đúng trọng tâm, trọng điểm, tập trung làm rõ các vấn đề cần chứng minh, còn mâu thuẫn. Phục vụ việc củng cố bằng chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng của mình.

3- Kỹ năng chuẩn bị bản luận cứ

Bản luận cứ của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quan hệ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ cần lưu ý các đặc trưng cơ bán sau:

Xem xét trong trường hợp nguyên đơn là bên mua bảo hiểm và bị đơn là doanh nghiệp bảo hiểm

(i)- Đối với bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn (bên mua bảo hiểm)

Nếu Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nguyên đơn (bên mua bảo hiểm) thì trong bản luận cứ cần đưa ra các luận điểm sau đây để chứng minh yêu cầu đòi chi trả số tiền bảo hiểm là có căn cứ pháp luật:

- Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm là hợp đồng có hiệu lực pháp luật làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm:

+ Chủ thể giao kết hợp đồng đáp ứng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật dân sự về năng lực hành vi dân sự của cá nhân và năng lực chủ thể của pháp nhân

+ Đối tượng bảo hiểm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên mua bảo hiểm 

+ Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực làm phát sinh hiệu lực của các điều, khoản về sự kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm dẫn chiếu áp dụng quy tắc bảo hiểm

+ Thiệt hại xảy ra là một sự kiện bảo hiểm đã được dự liệu trong hợp đồng bảo hiểm do các bên ký kết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại doanh nghiệp bảo hiểm

+ Tổn thất về giá trị tài sản là tổn thất thực tế, một phần do lỗi của người gây thiệt hại đã được các bên xác định, thống nhất lựa chọn nơi sửa chữa 

+ Nguyên đơn (bên mua bảo hiểm) đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thông báo thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giám định tổn thất

+ Không có cơ sở pháp lý chứng minh người bị thiệt hại (bên mua bảo hiểm) và người gây thiệt hại giao kết “tự khắc phục hậu quả” mà không có sự đồng ý của đại diện doanh nghiệp bảo hiểm là sự kiện loại trừ nghĩa vụ bồi thường 

+ Có cơ sở chứng minh bị đơn (trong trường hợp là doanh nghiệp bảo hiểm) vi phạm nghĩa vụ khi không hướng dẫn nguyên đơn (bên mua bảo hiểm) các thủ tục và hồ sơ để chuyển giao quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường trách nhiệm 

Sau khi đã đưa ra và lập luận đầy đủ cho những luận điểm chứng minh việc đưa ra yêu cầu bị đơn (doanh nghiệp bảo hiểm) bồi thường số tiền bảo hiểm là có căn cứ, Luật sư cần viện dẫn các quy định pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền lợi được chi trả bảo hiểm của nguyên đơn (bên mua bảo hiểm), đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

(ii)- Đối với bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn (doanh nghiệp bảo hiểm)

Nếu Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho doanh nghiệp bảo hiểm thì trong bản luận cứ cần đưa ra các luận điểm sau đây để chứng minh yêu cầu đòi chi trả số tiền bảo hiểm của nguyên đơn (bên mua bảo hiểm) là không có căn cứ pháp luật nên không được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận.

- Các nội dung đồng ý với ý kiến của nguyên đơn, đó là:

+ Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm là hợp đồng có hiệu lực pháp luật làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.

+ Thiệt hại xảy ra một sự kiện bảo hiểm đã được dự liệu trong hợp đồng bảo hiểm do các bên ký kết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Tổn thất về giá trị tài sản là tổn thất thực tế, một phần do lỗi của người gây thiệt hại đã được các bên xác định.

+ Nội dung không đồng ý:

+ Cơ sở chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường cho bên mua bảo hiểm là có căn cứ:

Thứ nhất, căn cứ vào thỏa thuận của người bị thiệt hại (bên mua bảo hiểm) và người gây thiệt hại về bồi thường thiệt hại trong đó loại trừ trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm 

Thứ hai, căn cứ vào việc bên mua bảo hiểm không tiến hành các thủ tục chuyển yêu cầu bồi hoàn để doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường trách nhiệm dựa trên mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Đây là một chứng cứ chứng minh bên mua bảo hiểm không muốn doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào việc đền bù thiệt hại đối với tài sản. 

- Doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thông báo, phối kết hợp với bên mua bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến các vấn đề giám định tổn thất, lựa chọn nơi sửa chữa tài sản nhưng bên mua bảo hiểm đã không thực hiện hết nghĩa vụ của bên được bảo hiểm

Sau khi đã đưa ra và lập luận đầy đủ cho những luận điểm chứng minh việc không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường và trả sổ tiền bảo hiểm là có căn cứ, Luật sư cần viện dẫn các quy định pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền lợi chi trả bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu của bị đơn.

Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụ án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.62388 sec| 1141.445 kb