Công việc của luật sư trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
1- Công việc luật sư trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Ngoài việc tham gia các buổi hỏi cung, đối chất và một số hoạt động tố tụng khác, tiếp cận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ vụ án, trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, “mảnh đất” mà các Luật sư có thể “dụng võ” rất rộng rãi. Khác với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân, các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thường xảy ra tranh cãi, phản biện giữa cơ quan buộc tội và người gỡ tội về xác định hành vi có cấu thành tội phạm hay không, mức độ thiệt hại, hậu quả vụ án, đồng thời còn có các hoạt động giám định tư pháp, định giá tài sản.
Mặt khác, do tính chất phức tạp, liên quan đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, thời hạn điều tra thường kéo dài, chính các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có trường hợp phải tạm đình chỉ điều tra hoặc tách vụ án. Vì thế, Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và Lời tích cho khách hàng có thể và không bị giới hạn, trực tiếp tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng và gia đình những việc sau đây:
Một là, do thời hạn tạm giam bị can được gia hạn nhiều lần, căn cứ vào tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, nếu thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra, Luật sư làm văn bản kiến nghị, dự thảo cho gia đính làm đơn bảo lĩnh hoặc đặt tiền để xin tại ngoại. Tuy nhiên vai trò của Luật sự không nên chỉ giới hạn trong việc làm kiến nghị hay soạn thảo đơn từ, mà trong phạm vi cho phép, phù hợp với quy định của pháp luật, Luật sư có thể trực tiếp trình bày với Điều tra viên, Kiểm sát viên về các điều kiện có thể xem xét cho tại ngoại.
Trong thực tiễn tố tụng, một trong những vấn đề khá quan trọng là bản thân bị can hay gia đình có nguyện vọng khắc phục hậu quả vụ án, trong khi vụ án chưa kết thúc điều tra, hành vi bị can chưa có kết luận và đề nghị truy tố. Bản thân Luật sư và khách hàng thường có tâm lý băn khoăn, không biết việc nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án có đồng nghĩa với việc thừa nhận hành vi phạm tội hay không, hệ quả pháp lý thế nào? Để xử lý tình huống này, Luật sư cần chủ động liên hệ Điều tra viên đăng ký vào làm việc với bị can trong Trại tạm giam nhằm xác định nguyện vọng xin khắc phục hậu quả vụ án là tự nguyện, mức độ, thời gian, cách thức khắc phục hậu quả.
Hai là, trong trường hợp vụ án đã được kết thúc điều tra, hồ sơ vụ ản chuyển sang Viện kiểm sát xem xét quyết định truy tố , Luật sư có cơ hội được tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ án. Việc tiếp xúc, gặp và làm việc riêng với bị can trong Trại tạm giam đã thông thoáng, thuận lợi hơn, không phụ thuộc vào sự đồng ý của Điều tra viên, nên Luật sư cần hết sức tranh thủ tiến hành các thủ tục vào gặp bị can để nắm bắt tư tưởng, nhận thức và ý kiến về nội dung bản Kết luận điều tra.
Thông qua việc trao đổi kiến này, cùng với kết quả nghiên cứu hồ sơ, Luật sư đặt câu hỏi về những nội dung quan trọng, liên quan đến việc xác định tội danh, các tình tiết làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, thông tin về những bước đi sắp tới trong kế hoạch chuẩn bị của Luật sư cho phiên tòa. Do bị can trong giai đoạn điều tra không nắm được các thông tin, tài liệu, kết quả điều tra, Luật sư cần chỉ ra những điểm còn mâu thuẫn lời khai của chính bị can, trao đổi về lời khai của những bị can khác và các đương sự trong cùng vụ án, từ đó tìm hiểu, thống nhất quan điểm và hướng bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị can.
Trong trường hợp bị can không được cơ quan điều tra thông báo về kết quả giám định tư pháp, giảm định về tài chính - kế toán hoặc định giá tài sản trong tố Luật sư cần trao đổi xem cơ sở, căn cứ, phương pháp giám định, định giá có phù hợp không, từ đó kiến nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, đề nghị tổ chức đối chất với người có lời khai khác biệt với bị can ... Đây là một thao tác vô cùng quan trọng, tạo sợi dây liên kết, tin tưởng giữa Luật sư và bị can, đồng thời cũng tạo sự động viên, tin tưởng đúng đắn cho bị can chuẩn bị bước vào giai đoạn xét xử công khai.
Ba là, từ tiếp cận hồ sơ ban đầu do gia đình cung cấp hoặc tự mình thu thập được, trên cơ sở đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan, Luật sư cần chủ động xây dựng các kiến nghị ban đầu gửi các cơ quan tiến hành tố tụng, đề nghị xem xét bản chất, sự thật khách quan của vụ án, nguyên nhân, bối cảnh, các yếu tố tác động để xem xét lại việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có dấu hiệu của tội danh khác với tội danh bị khởi tố.
Các kiến nghị này có ý nghĩa quan trọng ở chỗ, không phải chờ đến khi phiên tòa được mở, ngay từ trong giai đoạn điều tra, Luật sư đã nhận thức được nguyên tắc tranh tụng, tinh thần phản biện và tham gia tận tâm, có trách nhiệm đối với khách hàng. Hình thức của các kiến nghị này có thể là các văn bản yêu cầu làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, kiến nghị xem xét lại tội danh trong trường hợp không đủ căn cứ buộc tội. Cơ sở của kiến nghị này dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 .
Trong trường hợp bị can thừa nhận tội danh cơ quan điều tra khởi tố, Viện kiểm sát truy tố, thông qua việc tham dự các buổi hỏi cung, Luật sư tìm kiếm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thu thập các tài liệu về nhân thân, tình trạng sức khỏe, làm văn bản gửi chính quyền địa phương, doanh nghiệp nơi bị can làm việc, công tác xác nhận các thành tích đóng góp cá nhân và công tác xã hội, từ đó có kiến nghị kịp thời gửi đến các cơ quan tiến, để ghi nhận trong Kết luận điều tra, Cáo trạng về thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả vụ án các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.
2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết: Công việc của luật sư trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Công việc của luật sư trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm