Kỹ năng của Luật sư chuẩn bị tham gia phiên tòa vụ án tội phạm về chức vụ

"Một thói xấu ám ảnh của nền dân chủ là lấy dư luận thay thế cho luật pháp. Đây là hình thức thường gặp mà quần chúng thể hiện sự bạo ngược của mình".

- James Fenimore Cooper 

Kỹ năng của Luật sư chuẩn bị tham gia phiên tòa vụ án tội phạm về chức vụ

Các kỹ năng của Luật sư chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa các vụ án tội phạm về chức vụ bao gồm: Một là, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; Hai là, Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với bị can, bị cáo và đương sự khác; Ba là, Kỹ năng của Luật sư khi trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức khác; Bốn là, Chuẩn bị bản luận cứ bào chữa, bảo vệ; Năm là, Chuẩn bị kế hoạch hỏi. 

Liên hệ

I- KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ:

Theo quy định của pháp luật cũng như các loại vụ án hình sự khác, thời điểm Luật sư được quyền tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ án để nghiên cứu, sao chụp là sau khi kết thúc điều tra. Trong quá trình điều tra, Luật sư chỉ được quyền yêu cầu Cơ quan điều tra cho xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của Luật sư và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà Luật sư nhận bào chữa. Điều đó có nghĩa rằng hoạt động nghiên cứu hồ sơ của Luật sư chỉ có thể được thực hiện một cách toàn diện, đầy đủ sau khi kết thúc điều tra. Trên thực tiễn thường là sau khi hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện kiểm sát, ở giai đoạn truy tố.

Hồ sơ vụ án tội phạm về chức vụ thường có tính phức tạp hơn các vụ án hình sự như cướp của, giết người, cố ý gây thương tích... Các vụ án thường có nhiều bị can, bị cáo bị điều tra, truy tố, xét xử về một tội danh hoặc nhiều tội danh khác nhau, có liên quan đến nhau. Ví dụ: một vụ án về hành vi nhận hối lộ thường đi cùng với hành vi đưa hối lộ, thậm chí cả hành vi làm môi giới hối lộ. Các vụ án về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn thường đi cùng với các tội danh khác liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Đối với những vụ án về tội phạm chức vụ có nhiều bị can, bị cáo, liên quan đến nhiều tội danh, số lượng bút lục trong hồ sơ vụ án nhiều và không phải tài liệu gì cũng liên quan đến người mà Luật sư nhận bào chữa, Luật sư cần phải xác định bị can, bị cáo mà mình bảo vệ là ai, sự liên quan của bị can, bị cáo đó đối với các đối tượng khác trong vụ án thế nào để xác định phạm vi hồ sơ cần nghiên cứu, từ đó mới đưa ra quyết định lựa chọn hồ sơ để sao chụp, nghiên cứu phục vụ cho việc bào chữa. Trong quá trình tác nghiệp, mồi Luật sư sẽ có những cách xử lý riêng liên quan đến việc lựa chọn hồ sơ để sao chụp, nghiên cứu.

Ví dụ: trước khi nghiên cứu, sao chụp hồ sơ, Luật sư có thể đọc kỹ cáo trạng, kết luận điều tra, danh mục hồ sơ để có cái nhìn tổng thể về vụ án, vị trí, vai trò của bị can, bị cáo mà mình bảo vệ, sự liên quan của họ đối với các bị can, bị cáo, nhân chứng, người liên quan khác... sau đó mới quyết định lựa chọn tài liệu nào trong hồ sơ để sao chụp, nghiên cứu. Đối với các vụ án không quá lớn vê quy mô, phức tạp về nội dung, số lượng bị can, bị cáo, hồ sơ không nhiêu, Luật sư bảo vệ cho bị can, bị cáo đầu vụ liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo khác thì phương án tốt nhất là sao chụp toàn bộ hồ sơ. Sau khi đã sao chụp các hồ sơ liên quan đến việc bảo vệ khách hàng, hồ sơ cần được sắp xếp bố trí khoa học để thuận tiện cho việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng trong quá trình tác nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu hồ sơ thường bắt đầu từ việc nghiên cứu bản cáo trạng, kết luận điều tra rồi đến các tài liệu khác. Qua nghiên cứu bản cáo trạng, kết luận điều tra, Luật sư sẽ có cái nhìn toàn diện vc diễn biến vụ án, các căn cứ buộc tội bị can, bị cáo. Theo quy định của pháp luật thì các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế thì nội dung bản cáo trạng và kết luận điều tra thường thiên về các căn cử buộc tội. Do đó, để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng một cách hiệu quà, đặc biệt là trong các vụ án mà Luật sư cho rằng có dấu hiệu oan sai thì cần nghiên cửu kỳ các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án một cách toàn diện, đầy đủ.

Chủ thể trong nhóm các tội phạm về chức vụ thường là những người có chức vụ, quyền hạn. thuộc nhóm chủ thể đặc biệt. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư cần kiểm tra các chứng cứ liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của bị can. bị cáo. Có những vụ án, nếu không chứng minh được bị can, bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn thì cần phải xem xét lại tội danh đã truy tố.

Do các vụ án có tội phạm về chức vụ thường thu hút sự quan tâm của công luận, bị can. bị cáo nguyên là những người có chức vụ, quyền hạn, có nhiều mối quan hệ xà hội nên các cơ quan tiên hành tố tụng thường rất thận trọng về thu tục tố tụng. Tuy vậy. điều đó không có nghĩa là sẽ không có các sai phạm về tố tụng, thậm chí là các vi phạm nghiêm trọng. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ. Luật sư cần kiểm tra về thù tục tố tụng để phát hiện các vi phạm tố tụng, đặc biệt là các vi phạm nghiêm trọng tố tụng có thể làm thay đổi bản chất vụ án.

Do việc chứng minh hành vi phạm tội trong các tội phạm về chức vụ thường phức tạp horn các vụ án hình sự đơn thuần khác như cướp của, giết người vì thường liên quan đến các chính sách pháp luật, cơ chế quản lý kinh tế, phạm vi thẩm quyền... nên đòi hỏi Luật sư khi tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, bên cạnh kiến thức về pháp luật cũng cần có những kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, sự hiểu biết xã hội sâu rộng.

Trong nhóm tội phạm về chức vụ, các yếu tô liên quan đền “hậu quả, số tiền hưởng lợi, chiếm đoạt” thường có ý nghĩa quan trọng trong việc định khung hình phạt. Do đó, khi nghiên cứu hô sơ, Luật sư cân chú ý kiểm tra kỳ các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc chủng minh về hậu quả, số tiền hường lợi, chiếm đoạt.

II- KỸ NĂNG TIẾP XÚC, TRAO ĐỔI VỚI BỊ CAN, BỊ CÁO VÀ ĐƯƠNG SỰ KHÁC TRONG VỤ ÁN TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ:

1- Tiếp xúc, trao đổi với bị can, bị cáo:

Mục đích, yêu cầu của việc tiếp xúc, trao đổi với bị can, bị cáo trong các vụ án tội phạm về chức vụ cũng giống như các vụ án hình sự khác là nhằm tìm hiểu sự thật khách quan của vụ án, hiểu được mong muốn, nguyện vọng của bị can, bị cáo, giải thích pháp luật, chuẩn bị tâm lý cho bị can, bị cáo, nắm vừng, củng cố chứng cứ, xác định xem có sự vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng hay không, thống nhất phương án bào chữa.

Đối với bị can, bị cáo tại ngoại thì việc tiếp xúc, trao đối sẽ rất thuận tiện. Luật sư có thế chủ động bố trí thời gian, địa điểm cho cuộc gập gỡ cũng như nội dung làm việc. Bị can, bị cáo nguyên là những người có chức vụ, quyên hạn, thường là người có trình độ, họ thích tác phong làm việc có tính chuyên nghiệp, do đó, Luật sư nên bố trí địa diêm làm việc tại những nơi trang nghiêm, lịch sự, hoặc ngay tại văn phòng Luật sư.

Đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam, sau khi được cấp giấy thông báo người bào chữa, tùy theo từng giai đoạn tố tụng Luật sư sẽ có kế hoạch gặp gờ, tiếp xúc với bị can, bị cáo. Do bị can, bị cáo đang bị tạm giam nên việc gặp gỡ sẽ phải tuân theo các quy định của pháp luật và có nhiều hạn chế hơn so với trường hợp bị can, bị cáo đang tại ngoại.

Trong giai đoạn truy tố, xét xử, với tư cách là người bào chữa, về nguyên tắc, Luật sư được quyền chủ động vào trại tạm giam để làm việc với bị can, bị cáo. Trong giai đoạn này, khi vào trại tạm giam, Luật sư phải chủ động làm các thủ tục với trại để trích xuất bị can, bị cáo ra làm việc. Hồ sơ liên quan đến việc trích xuất gồm Giấy thông báo người bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng cấp, Giấy giới thiệu của Tố chức hành nghề Luật sư; Bản sao Thẻ Luật sư. Luật sư cần nghiên cứu Luật thi hành tạm giữ, tạm giam để nắm được thú tục, quyền hạn của Luật sư trong giai đoạn này để làm các thú tục theo quy định hoặc xứ lý các tình huống bị gây cản trở khi cần thiết.

Trong vụ án hình sự hình sự nói chung và vụ án tội phạm về chức vụ nói riêng, bị can, bị cáo là người trong cuộc nên sẽ hiếu rõ nhất về nội dung, các tình tiết của vụ việc. Trao đổi với bị can, bị cáo là cách nhanh nhất để Luật sư có thể nắm được sự thật khách quan, các tình tiết, diễn biến của vụ án. Là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý, lại là người đang bị cho là thực hiện hành vi phạm tội, bị can, bị cáo luôn có các quan diêm tự bào chữa cho mình. Trao đổi để nắm được các quan điểm tự bào chữa của bị can, bị cáo sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ khách hàng sau này, giúp Luật sư có những định hướng chính xác trong việc nghiên cứu hồ sơ, cũng như xác định phương hướng, căn cứ pháp lý đề bảo vệ khách hàng.

Việc gặp gỡ, trao đổi còn nhằm giúp Luật sư biết được mong muốn, nguyện vọng của bị can, bị cáo, từ đó giúp Luật sư đưa ra những định hướng trong quá trình giải quyết vụ án. Mỗi vụ án có những nội dung khác nhau nên mong muốn, nguyện vọng của bị can, bị cáo không phải trong trường hợp nào cũng giống nhau.

Về mặt tâm lý, do đang ở vị thế là người có địa vị xã hội nay chuyển sang địa vị của người phạm tội bị pháp luật phán xử, đặc biệt là trong những trường hợp bị tạm giam, bị can, bị cáo thường bị sốc về mặt tâm lý. Luật sư cần thấu hiểu và chia sẻ, động viên để bị can, bị cáo vượt qua được giai đoạn khó khăn, ổn định lại tâm lý.

Chứng cứ trong các vụ án tội phạm về chức vụ thường phức tạp, đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực cụ thể, trong khi đó, không phải lĩnh vực gì Luật sư cũng có thể hiểu biết hết được. Trong khi đó, bị can, bị cáo là người trong cuộc, hiểu rõ nội dung sự việc, có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của họ. Do đó, trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với bị can, bị cáo, Luật sư cần cùng với bị can, bị cáo củng cố chứng cứ, làm rõ các vấn đề liên quan đến chứng cứ của vụ án, cần thu thập thêm các chứng cứ gì, nguồn ở đâu, đánh giá các chúng cứ có lợi, bất lợi cho bị can, bị cáo để thống nhất cách khai thác, sử dụng trong quá trình tác nghiệp.

Khi gặp gỡ, trao đổi, giữa Luật sư và bị can, bị cáo cần thống nhất với nhau định hướng bào chữa, bảo vệ. Tâm lý chung là khi mời Luật sư tham gia vụ án, bị can, bị cáo luôn mong muốn sự tham gia của Luật sư sẽ giúp cho vụ án được giải quyết theo hướng có lợi nhất cho họ. Trong nhiều trường hợp, do không hiểu biết pháp luật, có bị can, bị cáo còn đặt ra điều kiện với Luật sư.

Trong thực tiễn, không phải trường hợp nào bị can, bị cáo cũng nghe theo ý kiến của Luật sư, mặc dù đã được Luật sư tư vấn nhưng vì lý do nào đó, họ nhất quyết giữ ý kiến của họ và đề nghị Luật sư thống nhất với phương hướng họ đề ra, mặc dù phương hướng này có thế sẽ gây nhiều bất lợi cho chính họ sau này. Trong trường hợp này, Luật sư cần có cách ứng xử phù hợp để vừa đảm bảo được quyền lợi của khách hàng, vừa thực hiện đúng vai trò của Luật sư.

Do tính phức tạp của hành vi phạm tội trong các vụ án về chức vụ nên quá trình giải quyết vụ án có thể xuất hiện những tỉnh huống bất ngờ, có ảnh hưởng đến định hướng giải quyết vụ án nên sự thống nhât về phương hướng bào chữa, bảo vệ giữa Luật sư và bị can, bị cáo cần có sự linh hoạt, chủ động điều chỉnh theo các tình huống mới phát sinh.

Bị cáo trong các vụ án tội phạm về chức vụ thường là những người có trình độ hiểu biết, hiểu rõ vụ án, nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống cho nên trước phiên tòa, cùng với việc thống nhất quan điểm bảo vệ, tư vấn pháp luật..., Luật sư nên tư vấn, chuẩn bị cho bị cáo các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa, các vấn đề mà Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Luật sư có thể xét hỏi bị cáo để họ có thời gian suy nghĩ, chuẩn bị và phối hợp tốt với Luật sư tại phiên tòa.

2- Kỹ năng của Luật sư tiếp xúc, trao đổi với đương sự khác:

Một đặc điểm riêng biệt của loại tội phạm về chức vụ liên quan đến các đương sự tham gia vụ án, đó là hầu như các tội danh đều không có bị hại, trừ tội danh Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Theo quy định của pháp luật, các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Do đó, khách thể chính của các tội phạm về chức vụ là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, chỉ có duy nhất tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là bên cạnh khách thể bị xâm hại là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, hành vi phạm tội còn xâm phạm đến khách thể là chế độ sở hữu của công dân.

Trong quá trình tác nghiệp với vai trò là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo trong vụ án về tội phạm chức vụ, cùng với việc gặp, trao đổi với khách hàng của mình là bị can, bị cáo trong vụ án cũng như gia đình họ, trong nhiều trường hợp Luật sư còn cần phải gặp gỡ, trao đổi với các đương sự khác trong vụ án như bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan... Việc gặp gỡ, trao đổi có thể do Luật sư chủ động nhận thấy trong quá trình tác nghiệp cũng có thê là do chính khách hàng đề nghị. Trong quá trình tham gia vụ án, thu thập được các tài liệu, chứng cứ giúp làm rõ sự thật khách quan của vụ án theo hướng có lợi cho khách hàng, ưong nhiều trường hợp Luật sư cần chủ động tiếp cận các đôi tượng liên quan trong vụ án như nhân chứng, người liên quan, nguyên đơn, bị đơn dân sự... đề trao đổi các thông tin mà họ biêt về vụ án, đề nghị cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án. Luật sư cân có thái độ vui vẻ, hòa nhã, khách quan, công bằng đề tạo sự thiện cám và lòng tin của đương sự.

Có những trường hợp để có thêm tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo, Luật sư cần tư vấn cho bị can, bị cáo cũng như gia đình họ về vấn đề bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội đối với bị hại. Sau khi đã thống nhất với bị can, bị cáo, Luật sư có thê chủ động liên hệ, tiếp xúc với bị hại để bàn về vấn đề bồi thường thiệt hại. khắc phục hậu quả. Nếu Luật sư làm tốt công tác này thì không chi tạo thêm được tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo mà còn có thể làm giảm căng thẳng, áp lực của phía bị hại trong quá trình giái quyết vụ án.

III- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI TRAO ĐỔI VỚI CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÁC TRONG VỤ ÁN TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ:

1- Kỹ năng của Luật sư trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng:

Trong các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội phạm chức vụ nói riêng, Luật sư chính thức có tư cách pháp lý để tham gia tố tụng sau khi khách hàng mời và được các cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy thông báo. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng và Luật sư có địa vị tố tụng, chức nâng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích chung là làm rõ sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo vụ án được giai quyết công bằng, theo đúng quy định của pháp luật. Xuât phát từ mục đích này, Luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng cần có sự phôi hợp, trao đối thông tin, quan điếm trong quá trình giái quyết vụ án.

Trong một số trường hợp, hoạt động tiếp xúc, trao đổi với cơ quan tiến hành tổ tụng của Luật sư có thể bắt đầu ngay từ thời điểm Luật sư chưa được cấp giấy thông báo, tức là thời điểm Luật sư còn chưa được xác lập địa vị tố tụng. Trong thực tiễn hành nghê, việc cấp giấy thông báo cho Luật sư tham gia vụ án không phải bao giờ cũng thuận lợi. Vì nhiều lý do, có một số Điều tra viên cho rằng việc Luật sư tham gia vào quá trình điều tra sẽ gây cản trở, khó khăn cho hoạt động điều tra nên thường tìm cách gây khó khăn về thủ tục đăng ký bào chữa, bảo vệ, trong khi đó, phía gia đình bị can thì thường rất mong muốn Luật sư sớm được tham gia vụ án. Khi gặp tình trạng này, Luật sư cần bình tĩnh, trao đổi với CQĐT để việc đăng ký bào chữa, bảo vệ được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Có những trường hợp, chỉ cẩn hai bên gặp nhau trao đổi là đã có thể giải quyết được vướng mắc.

Tuy nhiên, trong các trường hợp mà pháp luật yêu cầu bắt buộc phải có sự tham gia của Luật sư thì các cơ quan tiến hành tố tụng thường chủ động liên hệ với Luật sư, và luôn tạo mọi điều kiện để Luật sư tham gia.

Trong các vụ án về tội phạm chức vụ mà bị can, bị cáo bị tam giam thì gia đình họ luôn có mong muốn và đề nghị Luật sư trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng để đề nghị cho bị can, bị cáo được tại ngoại. Tùy theo giai đoạn tố tụng, tính chất của vụ án, các căn cứ pháp lý, Luật sư sẽ trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng để đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn.

Có những trường hợp việc thay đổi biện pháp ngăn chặn còn được chấp nhận ngay cả sau khi đã xét xử sơ thẩm. Ví dụ, trong một vụ án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại tài sản, ngay từ khi mới bị bắt tạm giam, Luật sư và gia đình bị can đã nhiều lần gứi đơn tới các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị cho bị can được tại ngoại điều tra. Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, đề nghị xin thay đổi biện pháp ngăn chặn không được chấp nhận. Trong quá trình xét xử, Tòa án sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo mức án tù giam, sau đó bị cáo có đơn kháng cáo. Trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm, bị cáo tiếp tục có đơn đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn và đã được Tòa phúc thẩm quyết định cho thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận đề nghị thay đôi biện pháp ngăn chặn thường được áp dụng trong trường hợp bị can, bị cáo đã thành khẩn nhận tội. Trong trường hợp bị can, bị cáo không chấp nhận tội danh bị khới tố, truy tố, xét xử, bị can, bị cáo kêu oan thì đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn ít khi được chấp nhận.

Hành vi phạm tội trong các vụ án về tội phạm chức vụ thường rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn. Trong những vụ án phức tạp, không phải người tiến hành tố tụng nào cũng có được sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vụ án, điều này đôi khi sẽ dẫn đến sự bất lợi cho bị can, bị cáo, Do đó, Luật sư cần tiếp xúc, trao đổi đề cùng các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ các vấn đề của vụ án. Trong quá trinh tham gia giải quyết vụ án. Luật sư có quyền thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Khi có được các chứng cứ này, Luật sư có thể trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng, và cung cấp theo quy định của pháp luật. Nếu nhận thấy có những căn cứ có lợi cho khách hàng mà các cơ quan tiến hành tố tụng còn bỏ qua. Luật sư có quyền trao đổi, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, xác minh vấn đề đó để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Nếu nhận thấy có các nhân chứng, người liên quan đến vụ án mà lời khai của họ có thể có lợi cho khách hàng chưa được đưa vào vụ án. Luật sư có thể trao đổi, đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của họ, đưa họ vào diện nhân chứng, người liên quan trong vụ án.

Hành vi phạm tội trong các vụ án tội phạm về chức vụ thường liên quan đến các hành vi phạm tội khác dẫn đến các vụ án loại này thường rất lớn, số lượng bị can, bị cáo nhiều, liên quan đến nhiều tôi danh khác nhau. Tùy theo tính chất của vụ án, sự liên quan của các hành vi phạm tội, nếu nhận thấy việc tách vụ án có lợi cho khách hàng. Luật sư có quyền trao đôi với các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị tách vụ án.

Hành vi vi phạm tố tụng không chỉ diễn ra trong giai đoạn điều tra mà còn ở giai đoạn xét xử. Ví dụ, trong một vụ án, Luật sư đã được Tòa án đồng ý đăng ký bào chữa và tham gia phiên tòa sơ thẩm. Sau khi mở phiên tòa xét xử, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Kết thúc quá trình điều tra bổ sung, hồ sơ được chuyển sang Tòa án để tiếp tục xét xử. Tuy nhiên, khi Luật sư đến làm việc đề nghị được sao chụp hồ sơ liên quan đến quá trình điều tra bổ sung. Thẩm phán lại yêu cầu Luật sư phải làm lại thủ tục đăng ký người bào chữa vì cho rằng thủ tục đăng ký bào chữa trước đây đã hết giá trị khi tòa quyết định trà hồ sơ điều tra bồ sung. Luật sư cho rằng yêu cầu của Thẩm phán là không có cơ sở pháp lý nên đã gửi văn bản khiếu nại đến Chánh án Tòa án và Viện kiểm sátcùng cấp. Sau đó, Thẩm phán đã mời Luật sư đến tiếp tục làm việc mà không cần phải làm thủ tục đăng ký bào chữa mới.

Nội dung trao đổi giữa Luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng phụ thuộc nhiều vào từng giai đoạn tố tụng. Trong giai đoạn điều tra, phạm vi tham gia và thông tin mà Luật sư có được còn nhiều hạn chế. Luật sư chưa được quyền tiếp cận hồ sơ vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, việc gặp gỡ, trao đổi với bị can đang bị tạm giam chưa được chủ động. Chính vì vậy, các nội dung trao đổi giữa Luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn này thường chỉ hạn chế trong các vấn đề liên quan đến hoạt động điều tra. Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ, trao đổi, thống nhất quan điểm với khách hàng, đây là thời điểm thích hợp, cần thiêt để Luật sư có thể trao đổi quan điểm về vụ án với các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là trong các vụ án mà Luật sư nhận thấy có dấu hiệu oan sai. Tại thời điểm này, nếu Luật sư gửi bản kiến nghị với các căn cứ pháp lý vững chắc tới Viện kiểm sát, chứng minh các căn cứ buộc tội trong hồ sơ vụ án là không có cơ sở pháp lý thì sẽ khiến Viện kiểm sát phải thận trọng xem xét lại các căn cứ buộc tội. Nếu nhận thấy không đủ căn cứ thì có thể Viện kiểm sátsẽ phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, hoặc có trường hợp dẫn đến đình chỉ điều tra đối với bị can.

Do việc chứng minh hành vi phạm tội trong các vụ án tội phạm về chức vụ thường phức tạp, liên quan nhiều đến các chủ trương, chính sách, lĩnh vực chuyên môn nên việc trao đổi giữa Luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng là rất cần thiết, đặc biệt là trước phiên tòa xét xử. Trong các vụ án phức tạp, nếu Luật sư không có sự trao đổi trước mà trình bày toàn bộ các chứng cứ tại phiên tòa thì nhiều khi sẽ gây khó khăn cho Hội đồng xét xử trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ để đưa ra quyết định. Để Hội đồng xét xử có thời gian xem xét, đánh giá chứng cứ, làm rõ các tình tiết của vụ án, bàn luận, thống nhất với nhau, Luật sư nên có văn bản kiến nghị gửi tới Tòa án trước khi mở phiên tòa một thời gian hợp lý. Đặc biệt là các vụ án mà Luật sư nhận thấy khách hàng mình có dấu hiệu oan sai thì việc gửi Bản kiến nghị trình bày toàn bộ các căn cứ pháp lý chứng minh sự oan sai tới Tòa án trước khi xét xử càng cần thiết.

2- Kỹ năng của Luật sư trao đổi với các cơ quan, tổ chức khác:

Tội phạm về chức vụ xâm hại đến tính đúng đắn trong hoạt động của các cơ quan tổ chức do người có chức vụ thực hiện nên thường gây sự quan tâm chú ý trong xã hội, từ người dân, các cơ quan tổ chức liên quan, đến các cơ quan thông tấn, báo chí... Bị can, bị cáo trong các vụ án tội phạm về chức vụ thường nguyên là những cán bộ, công chức công tác trong các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội nên trong nhiều trường hợp, việc Luật sư tiếp xúc, trao đổi với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể là cần thiết cho hoạt động tác nghiệp của Luật sư. Để làm rõ các tình tiết của vụ án, thu thập chứng cứ, xác định về nhân thân, nguyên nhân, động cơ phạm tội của bị can, bị cáo, Luật sư có thể chủ động liên hệ, đề nghị được gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan, tố chức liên quan, nơi bị can, bị cáo đã từng làm việc hoặc có quan hệ.

IV- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ CHUẨN BỊ BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA, BẢO VỆ TRONG VỤ ÁN TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ:

Bản luận cứ bào chữa là văn bản thể hiện quan điểm pháp lý của Luật sư, là tiếng nói chính thức của Luật sư tại phiên tòa, thể hiện kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, khả năng tranh tụng và văn hóa pháp đình của Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Quá trình tham gia vụ án trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, Luật sư có thể đưa ra rất nhiều loại văn bản như đơn đề nghị, đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị... Tuy nhiên, bản luận cứ bào chữa có thể coi là văn bản quan trọng nhất, là kết tỉnh mọi hoạt động của Luật sư trong quá trình tham gia tố tụng như gặp gỡ, trao đổi với bị can, bị cáo, nhân chứng, người liên quan, thu thập, sử dụng, đánh giá chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu các văn bản pháp luật, trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng... để có thể đưa ra những quan điểm tốt nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Khách hàng của Luật sư trong các vụ án về tội phạm chức vụ thường là những người trước đây đã từng có chức vụ, quyền hạn trong xã hội, quen với tác phong làm việc chuyên nghiệp nên việc thấy Luật sư chuẩn bị cẩn thận bản luận cứ bào chữa trước phiên tòa có ý nghĩa quan trọng đối với họ. Bản luận cứ bào chữa là cơ sở để qua đó giúp khách hàng đánh giá được kết quả làm việc của Luật sư mà họ đã tin tưởng, lựa chọn.

Trong các vụ án tội phạm về chức vụ, việc Luật sư chuẩn bị bản luận cứ bào chữa trước phiên tòa là rất cân thiết, do đặc thù các vụ án tội phạm về chức vụ thường phức tạp, hành vi phạm tội cúa bị can, bị cáo thường có tính chất đồng phạm và có thể gắn liền với nhiêu hành vi tội phạm khác.

Thời gian xét xứ một vụ án tội phạm về chức vụ thường kẽo dài. Về mặt hình thức, bố cục bản luận cứ bào chữa nên được chuẩn bị dưới hình thức vãn bản tuân theo một số nguyên tắc chung. Trong phần mở đầu bản luận cứ bào chữa, Luật sư có thể có lời kính thưa  tới các đối tượng có mặt tại phiên tòa. Trong phần nội dung, tùy theo nội dung vụ án, định hướng bào chữa mà Luật sư sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến quan điểm bảo vệ. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp cùa các vụ án tội phạm về chức vụ, phiên tòa có thể kéo dài. phát sinh nhiều tình huống ngoài dự kiến nên cấu trúc phần nội dung bản luận cứ bào chữa nên có tính linh hoạt. Thay vì viết phần nội dung hoàn chỉnh tại nhà rồi trình bày nguyên văn tại phiên tòa, Luật sư nên cấu trúc phần nội dung một cách linh hoạt, có thể sửa đổi, bổ sung tùy theo diễn biến phiên tòa. Trong phần đề nghị, căn cứ vào các vấn đề đã trình bày trong phần nội dung, Luật sư nên đưa ra quan điểm đề nghị rò ràng, nhất quán, có cơ sở pháp lý.

Để chuẩn bị cho việc viết bản luận cứ bào chữa, Luật sư cần nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến tội danh truy tố của bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác định phương hướng bào chữa, thống nhất quan điểm bào chữa với khách hàng, sắp xếp hồ sơ vụ án theo trật tự hợp lý không chì để phục vụ cho việc viết bài bào chữa mà còn để thuận tiện sừ dụng trong việc bảo vệ tại phiên tòa sau này.

Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án một cách đầy đủ và toàn diện là cách tốt nhất để Luật sư có thể hiểu được sự thật khách quan của vụ án. Hồ sơ vụ án tội phạm về chức vụ cũng bao gồm các thành phần như trong hồ sơ các vụ án hình sự khác như các tài liệu về tố tụng, phản ánh quá trình giải quyết vụ án, biên bản hỏi cung bị can, biên bản lấy lời khai nhân chứng, người liên quan, bị hại, tài liệu về nhân thân bị can, bị cáo... Tuy nhiên, do các chủ thể thực hiện các tội phạm về chức vụ là loại chủ thể đặc biệt (trừ vai trò đồng phạm), và tội phạm thường liên quan đến quyền hạn được giao, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người có chức vụ nên trong hồ sơ vụ án thường có các tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ cùa người phạm tội. Thêm nữa, các chứng cứ nhằm xác định thiệt hại, giá trị tài sản hưởng lợi, chiếm đoạt có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh cũng như định khung hình phạt đối với phần lớn các tội phạm về chức vụ. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, hiểu rõ sự thật khách quan của vụ án, căn cứ các quy định của pháp luật liên quan, Luật sư có thể xác định phương hướng để viết bản luận cứ bào chữa cho khách hàng. Tùy theo định hướng bào chữa đã thống nhất với khách hàng, Luật sư sẽ có định hướng khai thác hồ sơ vụ án, áp dụng các quy định của pháp luật để phục vụ cho việc viết bàn luận cứ bào chữa của mình, cụ thể:

Bào chữa theo hướng giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự: Trong bản luận cứ bào chữa theo hướng giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự, Luật sư có thể khai thác các căn cứ trong hồ sơ vụ án, các quy định của pháp luật theo hướng chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn, thay đổi khung hình phạt sang khung nhẹ hơn, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự... Trong trường hợp bào chữa theo hướng thay đổi tội danh, Luật sư nên chú ý khai thác các chứng cứ liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của bị cáo. Theo quy định của pháp luật, chủ thể của các tội phạm về chức vụ là dạng chủ thể đặc biệt, thường là người có chức vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Do đó, nếu đủ căn cứ chứng minh bị cáo không phải là dạng chủ thể đặc biệt, không phải là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thì sẽ dẫn đến họ không thể là chủ thể của tội phạm về chức vụ đang bị truy tố. Trong trường hợp này, sẽ dẫn đến phải thay đổi tội danh đổi với bị cáo.

Trong trường hợp bào chữa theo hướng chuyển sang khung hình phạt khác nhẹ hơn, Luật sư cần khai thác các căn cứ có liên quan đến việc định khung hình phạt, có thể là các chứng cứ liên quan đến xác định mức độ thiệt hại, số tiền chiếm đoạt, hưởng lợi...

Trong trường hợp, Luật sư nhận thấy hành vi của bị cáo đã đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm đúng như cáo trạng truy tố, bị cáo cũng thống nhất với quan điểm nhận tội thì có thể định hướng viết bản luận cứ bào chữa theo hướng đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, Luật sư không cần tập trung nhiều vào các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội cùa bị cáo. Nội dung này, trong quá trinh xét xử, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử sẽ có trách nhiệm chứng minh. Luật sư cần tập trung khai thác các tài liệu, chứng cứ có tác dụng làm giảm nhẹ hành vi phạm tội của bị cáo.

Bào chữa theo hướng đề nghị trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sátđiều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sátbổ sung tài liệu, chứng cứ: trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ buộc tội trong hồ sơ chưa đầy đủ, có nhiêu mâu thuần, nhiều tình tiết có lợi cho khách hàng chưa được làm rõ, Luật sư có thể định hướng chuẩn bị bản luận cứ bào chữa theo hướng đề nghị trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung. Nội dung bản luận cứ bào chữa cần tập trung khai thác mâu thuẫn trong các chứng cứ buộc tội, đưa ra căn cử chứng minh các vấn đề liên quan đến việc chứng minh tội phạm còn chưa được làm rõ... từ đó đưa ra đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Bào chữa theo hướng không phạm tội: Trong trường hợp Luật sư nhận thấy không đủ căn cứ buộc tội bị cáo, chứng cứ buộc tội mâu thuẫn, không có giá trị pháp lý thì có thể định hướng chuẩn bị bản bào chữa theo hướng đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội. Trong trường hợp này, Luật sư cần đưa ra các căn cứ chứng minh để bác bỏ các chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng đang sử dụng để buộc tội bị cáo, từ đó đưa ra đề nghị tòa án tuyên bị cáo vô tội. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, ít khi Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội ngay trong lần xét xử đầu tiên, trong những trường hợp chứng cứ buộc tội thiếu căn cứ, chưa đầy đủ, mặc dù Luật sư đề nghị tuyên vô tội nhưng thường Tòa án sẽ quyết định trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sátbổ sung tài liệu, chứng cứ.

V- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH HỎI VỤ ÁN TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ:

Tại phiên tòa, phần xét hỏi là một giai đoạn quan trọng trong quá trinh xét xử vụ án nhằm mục đích công khai làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trong các vụ án tội phạm về chức vụ, hành vi phạm tội cũng như diễn biến của sự việc thường không rõ ràng, có thể cảm nhận thấy bằng trực quan như hành vi của các loại tội phạm khác như giết người, cố ý gây thương tích, cướp tài sản... Việc chứng minh hành vi phạm tội trong các tội phạm chức vụ thường phức tạp, phải sử dụng đến các loại chứng cứ khác. Ví dụ, để chứng minh hành vi tham ô tài sản, ngoài việc xem xét lời khai của bị cáo, người làm chứng, người liên quan, có thể phải xem xét, đánh giá nhiều chứng cứ liên quan đến các chứng từ kế toán, tài chính của cơ quan, tổ chức; Đề chứng minh hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cần xem xét các chứng cứ chửng minh vê hậu quả thực tế đã xảy ra, các chứng cứ chứng minh về quyền hạn, nhiệm vụ mà bị cáo được giao cũng như mối quan hệ nhân quả giữa việc thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao dẫn đến hậu quả nghiêm trọng... Chính vì tính phức tạp của việc chứng minh hành vi phạm tội, diễn biến của vụ án nên hoạt động xét hỏi công khai tại phiên tòa càng có ý nghĩa trong việc chứng minh, làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Để có thể chủ động khi thực hiện quyền xét hỏi tại phiên tòa, đảm bảo việc xét hỏi đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, kiểm soát được các câu hỏi mà Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sátđã hỏi để tránh hỏi trùng lặp, tránh xét hỏi lan man, không đi vào trọng tâm, thậm chí đưa ra các câu hoi gây bất lợi cho chính khách hàng mình, Luật sư cần xây dựng kế hoạch xét hỏi trước khi ra phiên tòa. Kế hoạch xét hởi là tài liệu mà trong đó Luật sư căn cứ vào hồ sơ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, định hướng bao vệ đã thống nhất với khách hàng để dự kiến những vấn đề cần làm rõ tại phiên tòa, trình tự và nội dung những câu hỏi đề làm rõ các vấn đề đó, đối tượng cần hỏi, trình tự xét hỏi..., dự kiến các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa và phương hướng giải quyết.

Việc xác định được các vấn đề cần hỏi, các câu hỏi cụ thể tại phiên tòa không chỉ có ý nghĩa giúp Luật sư chủ động trong quá trình xét hỏi và còn giúp khách hàng của Luật sư chủ động, tự tin, phối hợp cùng Luật sư tại phiên tòa. Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện và đầy đủ, trao đối với khách hàng định hướng bào chữa, với nghiệp vụ, kinh nghiệm của mình, Luật sư có thể xác định được toàn diện các vấn đề cần làm rõ tại phiên tòa, cả các vấn đề khách quan, có lợi, bất lợi cho khách hàng mình. Một kế hoạch xét hỏi được coi là đầy đủ không chỉ bao gồm các vấn đề, các câu hỏi mà Luật sư dự định hỏi khách hàng của mình cũng như hỏi các đối tượng khác mà Luật sư cần đặt mình vào vị trí của Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, Luật sư của phía đối phương đề dự kiến họ sẽ đưa ra các câu hỏi gì để làm rõ sự thật khách quan cùa vụ án, những vấn đề gì có thể gây ra bất lợi cho khách hàng, từ đó đưa ra một bản tổng hợp các câu hỏi, vấn đề mà bị cáo có thể bị xét hỏi tại phiên tòa. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án tội phạm về chức vụ, thời gian từ khi xảy ra sự việc phạm tội đến khi đưa ra xét xử thường rất dài.

Căn cứ vào bản tổng hợp các vấn đề, các câu hỏi cần làm rõ trong vụ án, vào định hướng bào chữa, vào các căn cứ dự kiến sử dụng để bào chữa cho khách hàng của mình, Luật sư sẽ chuẩn bị một bản các câu hỏi mà Luật sư sẽ trực tiếp hỏi khách hàng, bị cáo khác, người làm chứng, người liên quan... tại phiên tòa. Việc chuẩn bị tốt bản câu hỏi này sẽ giúp Luật sư chú động khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa. Khi xây dựng bản câu hỏi cho mình, Luật sư cần lưu ý đến diễn biến phiên tòa, đặc biệt là các phiên tòa xét xử vụ án về tội phạm chức vụ có thề phát sinh nhiều tình huống nên bản câu hỏi của Luật sư cần được bố cục một cách linh hoạt để có thế điều chỉnh, bổ sung theo diễn biến phiên tòa

Trong các vụ án có nhiều bị cáo, người làm chứng, người liên quan, căn cứ vào sự liên quan giữa các đối tượng, bằng kinh nghiệm cùa mình, Luật sư sắp xếp chiến thuật hỏi, bố trí thứ tự hỏi, cách hỏi làm sao để làm rõ được sự thật của vụ án, có lợi nhất cho khách hàng của mình.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, không phải vụ án nào Luật sư cũng có thể chủ động trong việc thực hiện chiến thuật hỏi, điều này trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào cách điều khiển Chủ tọa phiên tòa. Trong một số vụ án lớn, có nhiều bị cáo, Chủ tọa phiên tòa có thể thống nhất quy định về cách hỏi.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá sự liên quan của các bị cáo trong các vụ án có nhiều bị cáo, có tính chất đồng phạm, nếu nhận thấy lời khai của các bị cáo có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của các bị cáo, nhân chứng khác. Luật sư có thể chuẩn bị trong kế hoạch xét hỏi để đề nghị Hội đồng xét xử cho cách ly bị cáo trong quá trình xét hỏi. Các vụ án về tội phạm chức vụ thường có tính chất đồng phạm với nhiều bị cáo tham gia. Trước đây, các bị cáo có thể đã cùng công tác, làm việc với nhau, nhiều người còn có mối quan hệ cấp trên, cấp dưới nên dễ dẫn đến lời khai bị ảnh hưởng do yếu tố tâm lý, quan hệ... do đó. Luật sư càng cần lưu ý đến vấn đề cách ly bị cáo trong quá trình xét hỏi.

Trong các vụ án mà bị cáo có dấu hiệu oan sai, Luật sư cần tập trung hỏi các vấn đề chứng minh sự oan sai của bị cáo.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư tham gia vụ án Hình sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư chuẩn bị tham gia phiên tòa vụ án tội phạm về chức vụ

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38375 sec| 1238.25 kb