Kỹ năng của luật sư khi tham gia lấy lời khai người bị tạm giữ

21/03/2021
Việc luật sư có mặt để tham gia hoạt động lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự bởi nó không những giúp cho người bị tạm giữ, bị can yên tâm về mặt tinh thần và luôn có niềm tin rằng mình sẽ không bao giờ phải chịu mức án nặng hơn so với mức độ và hành vi phạm tội của mình mà sự có mặt của luật sư trong những hoạt động này còn làm cho ĐTV phải khách quan, chính xác hơn trong khi thực hiện công việc của mình. 

 Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

1- Kỹ năng của luật sư khi tham gia lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can

Việc luật sư có mặt để tham gia hoạt động lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự bởi nó không những giúp cho người bị tạm giữ, bị can yên tâm về mặt tinh thần và luôn có niềm tin rằng mình sẽ không bao giờ phải chịu mức án nặng hơn so với mức độ và hành vi phạm tội của mình mà sự có mặt của luật sư trong những hoạt động này còn làm cho ĐTV phải khách quan, chính xác hơn trong khi thực hiện công việc của mình.

Để tạo cơ sở pháp lý cho luật sư - người bảo chữa có thể thực hiện tốt công việc của mình, khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa được quyển có mặt khi hỏi cung bị can và nếu được ĐTV đong ý thì có thể đặt câu hỏi đối với bị can. Mặc dù quy định này đã được ghi nhận trong các BLTTHS trước đó nhưng cho tới thời điểm hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Điều này do bản thân các luật sư cũng không có đủ thời gian hoặc không chú ý tới tẩm quan trọng của sự có mặt của luật sư trong các lần hỏi cung để có thể tham gia tất cả các buổi hỏi cung khi được ĐTV thông báo về kế hoạch hỏi cung bởi cùng một lúc luật sư không chi tham gia một vụ việc. Cẩn phân biệt hai trường hợp hỏi cung bị can tại trụ sở CQĐT; tại nơi ở, nơi làm viên của người bị tạm giữ, bị can và hỏi cung bị can tại trại tạm giam. Theo Điều 11 Thông tư số 46/2019/TT-BCA quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà người bào chữa có quyền tham gia tối thiểu 24 giờ đối với luật sư cư trú cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án; 48 giờ đối với luật sư cư trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án.

Khi đã nắm bắt được thời gian lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi bị can của ĐTV thì luật sư cần lập một kế hoạch cụ thể để tham gia vào buổi hỏi cung. Luật sư phải tìm hiểu để bảo đảm thân chủ đã được giải thích các quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can trong quá trình CQDT lấy lời khai. Luật sư phải có trước các dự kiến như: đề xuất ĐTV cần phải làm rõ những vấn để gì, chuẩn bị các câu hỏi để hỏi người bị tạm giữ, bị can. Tùy từng vụ án khác nhau mà luật sư chuẩn bị những cầu hỏi khác nhau. Ví dụ trong các vụ án mà người bị tạm giữ, bị can bị bắt quả tang, luật sư cần đặt những câu hỏi khác với những câu hỏi mà bị can không bị bắt quả tang; trong những vụ án có đồng phạm, luật sư cần đặt câu hỏi để làm rõ vị trí, vai trò của người bị tạm giữ, bị can trong số các đồng phạm; đặt các câu hỏi về mối quan hệ của người bị tạm giữ, bị can với các đồng phạm và đặt những câu hỏi để xác định rõ bị can, người bị tạm giữ tham gia vụ án có phải do bị ép buộc, lôi kéo không? Khi tham gia vào những vụ án mà có dấu hiệu định lượng trong cấu thành toi phạm (các tội phạm về ma túy, các tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản...) thì luật sư lại đặt những cau hỏi khác với các vụ án mà dấu hiệu định lượng không có ý nghĩa quyết định đến tội danh và hình phạt.

Trong trường hợp ĐTV đặt những câu hỏi có tính mớm cung hoặc bức cung đối với người bị tạm giữ, bị can thì luật sư không nên phản ứng gay gắt với ĐTV bởi làm mất hay hạ thấp uy tín của ĐTV trước mặt người bị tạm giữ, bị can là điều tối kị. Trong trường hợp này, luật sư cần khéo léo tế nhị để nghị ĐTV không nên hỏi những câu hỏi đó hoặc luật sư xin phép đặt cầu hỏi cho thân chủ của mình để phản bác lại câu hỏi của ĐTV.

2- Luật sư cần làm gì khi tham gia hoạt động điều tra

Khi tham gia hoạt động điều tra, theo dõi việc hỏi cung bị can của DIV, luật sư cần chú ý lắng nghe các câu hỏi của ĐTV và cầu trả lời của thân chủ để nắm được nội dung vụ án. Bởi thời điểm này, luật sư chưa được tiếp xúc với hổ sơ vụ án, những thông tin về sự việc phạm tội của hiện và kết quả có được đều rất khó khai thác. Luật sư cần tận dụng thời gian tham gia hỏi cung để nắm bắt các thông tin của vụ án. Đồng thờ luật sư cũng có điểu kiện phát hiện những tình tiết thân chủ trong nội dung trả lời, phát hiện những tình tiết có lợi cho thân chủ thông qua ý kiến, nội dung trả lời câu hỏi của của ĐTV...

Khi tham gia hỏi cung cùng ĐTV, KSV, ngoài việc bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can được nghe đọc và giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình, luật sư còn phải chú ý lắng nghe, phát huy tối đa kỹ năng nghẹ để hỗ trợ tốt nhất cho thân chủ của mình. Ví dụ: ĐTV giải thích pháp luật chủ thông qua ý kiến, nội dung trả lời cầu hỏi của ĐTV... cho các bị can nghe nhưng việc giải thích pháp luật đó không khách hay có định hướng buộc tội, luật sư phải ghi ngay vào sổ tay, đến lượt luật sư đặt cầu hỏi thì ngay lúc đó phải đặt câu hỏi làm sao cho bị can hiểu được chính xác quy định của pháp luật về hành vi phạm tội của mình và đôi khi luật sư phải giải thích lại thật chính xác theo quy định của pháp luật về hành vi phạm tội của bị can. Bên cạnh đó, luật sư phải ghi lại chi tiết những hành vi, ứng xử của ĐTV, KSV trong buổi hỏi cung, những tình tiết quan trọng trong vụ án được ĐTV, KSV hỏi để sau này sau khi đọc hổ sơ vụ án, Luật sư có thể hiểu một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Việc luật sư có mặt khi ĐTV hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng. Khoản 3 Điều 184 BLTTHS năm 2015 quy định về biên bản hỏi cung bị can như sau: “Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì ĐTV, cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người quan bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đẩy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can". Biên bản hỏi cung bị can là văn bản pháp lý phản ánh nội dung, kết quả một hoạt động điều tra quan trọng và là một trong nhũng nguồn chứng cứ hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Vì vây khi tham gia hỏi cung, luật sư phải chú ý tới những câu hỏi của ĐTV và những câu trả lời của thân chủ, những câu hỏi và những cầu trả lời nay bước đầu chính là hồ sơ, nội dung vụ án. Từ những thông tin đó, luật sư có thể định hướng được phần nào diễn biến cũng như hành vị phạm tợ hoặc không phạm tội của bị can để từ dó có định hướng hồ trợ tốt nhất cho thần chủ của mình. Những nội dung quan trọng của vụ án cũng như những phát hiện nếu trên cần được luật sư ghi chép để làm tài liệu bào chữa. Trước khi kí Biên bản hỏi cung, luật sự cần giúp bị can xem lại nội dung đã khai có phù hợp không, nếu phát hiện ghi không đúng thì phải để nghị chỉnh sửa ngay. Nếu bị can khai nhân liên quan đến hành vi của người khác hoặc người khác khai về hành vi của bị can, luật sư có thể ghi cuối biến bản cho bị can được tiến hành đối chất với người đó. Ngoài việc ký tên cuối biên bản, luật sư cần ký nháy trên từng trang biên bản và để nghị ĐTV gạch chéo những phần bỏ trống.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư khi tham gia lấy lời khai người bị tạm giữ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.67361 sec| 955.422 kb