Kỹ năng của Luật sư tại các phiên toà

"Công lý mà tình yêu mang lại là sự đầu hàng, công lý mà luật pháp mang lại là sự trừng phạt".

- Mahatma Gandhi  

Kỹ năng của Luật sư tại các phiên toà

Phiên tòa xét xử các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thường rất căng thẳng nếu trước đó hai bên không có sự thông cảm, chia sẻ, thỏa thuận được vân đề bồi thường thiệt hại. Nhiều phiên tòa có rất đông người phía nạn nhân (dòng họ, bạn bè, láng giềng của người bị hại, người thân người bị hại) với việc mang di ảnh, di vật của người bị hại đến để gây áp lực với bị cáo, Luật sư của bị cáo và gián tiếp gây áp lực với Hội đồng xét xử.

Do đó, Luật sư phải dự kiến cả những tình huống phát sinh, các hành vi khiêu khích, quá khích... để đề xuất Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhắc nhở cảnh sát hỗ trợ tư pháp có sự chủ động với các biện pháp giữ gìn trật tự. Đồng thời, Luật sư cũng cần chuẩn bị tâm lý cho khách hàng cũng như cho chính bản thân Luật sư

Liên hệ

1- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TOÀ:  

Cũng giống như trong các phiên tòa khác, Luật sư cần chú ý theo dõi diễn biến của phiên tòa xem có đảm bảo các thủ tục tố tụng mà bộ luật tố tụng hình sự quy định hay không. Thực tiễn cho thấy, trong loại án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người có một số người tham gia tố tụng mà sự có mặt của họ rất có ý nghĩa đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ án và đối với việc bào chữa, báo vệ. Do đó, tùy trường hợp xác định ý nghĩa về sự có mặt của họ mà Luật sư đề xuất hoan phiên tòa để bảo đảm sự có mặt của họ.

Khi Thư ký phiên toà báo cáo danh sách những người được triệu tập, Luật sư cần theo dõi để biết những người nào Toà án triệu tập đã có mặt, người nào vắng mặt, ghi lại người vắng mặt và xem sự vắng mặt này có ảnh hưởng đến việc bào chữa, bảo vệ của mình hay không. Đồng thời Luật sư đối chiếu với các điều 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về sự vắng mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa để đề xuất ý kiến cho chính xác. Với trường hợp vắng mặt của bị cáo thì bộ luật tố tụng hình sự quy định phải hoàn phiên tòa, còn đối với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vần tiến hành xét xử. Vì thế, Luật sư muốn hoãn phiên tòa thì phải nêu lý do. Chăng hạn thấy vắng mặt người làm chứng về những vấn đề quan trọng (thường là người chứng kiến bị cáo dùng vũ lực gây thương tích hoặc giết bị hại, người làm chứng gián tiếp biết việc bị cáo giao cấu trái ý muốn với bị hại do án hiếp dâm thường ít người chứng kiến trực tiếp) sẽ trở ngại cho việc xét xử, không có lợi cho người mình bảo vệ thì Luật sư bảo vệ cho bị hại đề nghị hoãn phiên tòa. Trường hợp vắng mặt bị hại nhung chi trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường do hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của bị cáo, ý kiến của Luật sư bảo vệ cho người bị hại đề nghị hoãn phiên tòa, nếu xét thấy việc hoàn phiên toà là không cần thiết chi kéo dài thời gian bị cáo bị tạm giam thì Luật sư bào chữa cho bị cáo cần đề nghị với hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử và tách phần bồi thường xét xử sau vì việc vắng mặt bị hại chỉ trở ngại cho giải quyết bồi thường thiệt hại. Nếu người giám định vắng mặt trong khi Luật sư đã dự định đặt câu hỏi làm rõ nguyên nhân chết người hoặc làm rõ phương pháp xác định dấu vết trên công cụ gây án thì đề nghị hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Ví dụ:
Trong vụ án mà kết luận giám định về nguyên nhân chết hoặc tính chất mức độ thương tích, cơ chế gây thương tích chưa rõ ràng, thôngtin ve điều kiện tiến hành giám định, cơ sớ thực hiện giám định, các vật, tài liệu, mẫu gửi đến giám định... mà Luật sư nhận thấy không phù hợp, không đúng cách làm tương tự như với các trường hợp khác, trước đó Luật sư đã đề xuất giải thích kết luận giám định, thậm chí yêu cầu giám định lại, giám định hố sung nhưng không được đảp ứng thì Luật sư cần yêu cầu hội đồng xét xử bảo đảm sự có mặt của Giám định viên tại phiên tòa, nếu người giám định vắng mặt thì đề nghị hoãn phiên tòa.

Luật sư phải chuẩn bị sẵn ý kiến để khi Chủ tọa phiên tòa hỏi về việc người tham gia tố tụng vắng mặt thì trình bày được ngay ý kiến đã chuẩn bị của mình, tuy không phải quá chi tiết nhưng cũng không thể quá vắn tắt. Bởi lẽ, trong một phiên tòa, đây là lần đầu tiên Luật sư phát ngôn, việc Luật sư nói gì sè không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền lợi của khách hàng mà còn thể hiện Luật sư đã đọc hồ sơ một cách nghiêm túc và có sự cân nhắc kỹ trước mọi tình huống, thể hiện trách nhiệm đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án và trách nhiệm đối với công việc bào chữa.

Trong trường hợp bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Luật sư phải yêu cầu hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo hoặc đương sự không được Chủ toạ giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa hoặc không hỏi họ có đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch hay không thì Luật sư phải đề nghị hội đồng xét xử cho họ được thực hiện các quyền đó theo quy định của pháp luật. Nếu thấy cần đưa thêm tài liệu, chứng cứ mới ra xem xét tại phiên tòa mà trước đó Luật sư chưa có thì Luật sư chủ động đưa ra tài liệu chứng cứ đề nghị hội đồng xét xử xem xét tại phiên tòa. Trường hợp thấy cần đề nghị triệu tập thêm người làm chứng quan trọng của vụ án thì Luật sư phải đề nghị với hội đồng xét xử triệu tập người làm chứng.

2- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG PHẦN TRANH TỤNG:

a) Kỹ năng của Luật sư trong phần xét hỏi

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về quyền của Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi theo hướng Chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Khi xét hỏi từng người, Chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hòi. Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản. Như vậy, Luật sư chỉ được hỏi sau khi hội đồng xét xử, Kiểm sát viên đã hỏi. Đẻ việc bào chữa, bảo vệ đạt kết quả, Luật sư cần chú ý theo dõi những câu hỏi của hội đồng xét xử, Kiểm sát viên xem các vấn đề cần hỏi đã được hỏi hết chưa, còn vấn đề nào liên quan đến khách hàng chưa được hỏi. Theo dõi phát hiện lời khai của người tham gia tố tụng nào có lợi, lời khai nào bất lợi cho khách hàng.Theo dõi việc hỏi của hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và Luật sư khác có vi phạm thủ tục tố tụng không. Thông thường khi tham gia phiên tòa, dù là bị cáo hay bị hại thì thường họ hay bị áp lực và mất bình tĩnh bởi những câu hỏi dồn dập mang tính áp đặt của Kiểm sát viên, các thành viên hội đồng xét xử và cả Luật sư phía đối lập nên khó có thể trả lời câu hỏi một cách chính xác. Có những trường hợp Kiểm sát viên đặt những câu hỏi phiến diện, thiếu khách quan, đặt câu hỏi gợi ý hướng bị cáo khai nhận tội hoặc có hiện tượng bức cung hỏi dồn dập không cho bị cáo có thời gian suy nghĩ trả lời hoặc phát hiện những vi phạm thủ tục tố tụng khác xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của khách hàng... Đối với những trường hợp này, Luật sư cần phải có ý kiến phản đối việc Kiểm sát viên hay hội đồng xét xử đặt ra những câu hỏi như vậy. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tâm lý ổn định và sự bình tĩnh cho bị cáo, nhất là những bị cáo là người dưới 18 tuổi. Việc xét hỏi bị cáo là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự và phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của bị cáo.Để nắm được các tình tiết của vụ án, kết hợp với việc nghe, theo dõi diễn biến phiên tòa, Luật sư cần ghi chép những điểm quan trọng có liên quan đến việc bảo vệ cho bị cáo hoặc đương sự. Thông thường Luật sư cần ghi lại lời trình bày của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, yêu cầu chung là ghi tóm tắt lời khai, sao cho vừa đầy đủ, ngắn gọn nhưng vẫn phản ánh được nội dung chính, của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Luật sư cần ghi ngắn gọn (tốt nhất là ghi tốc ký, sử dụng biểu tượng, lược đồ...) những nội dung câu trả lời thế hiện hoàn cảnh phạm tội, nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội, đặc biệt là hành vi phạm tội, ý thức chủ quan của người phạm tội để phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích; tình trạng tinh thần có bị kích động mạnh không để phân biệt giết người với giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; có yếu tố vượt quá không để phân biệt giết người, cố ý gây thương tích với giết người, cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; có sử dụng vũ lực trong các tội hiếp dâm không... Trong trường hợp hội đồng xét xử hỏi những bị cáo khác (trong vụ án đồng phạm) về các tội phạm hoặc những vấn đề không liên quan đến bị cáo hoặc đương sự mà mình bảo vệ thì Luật sư chỉ nghe mà không cần đầu tư quá nhiều cho việc ghi chép.

Về kỹ thuật đặt câu hỏi, từ nguyên tắc những câu hỏi phải làm rõ các tình tiết của vụ án sao cho có lợi cho người mình bào chữa, bảo vệ, câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và không làm cho người được hỏi hiểu theo nhiều nghĩa. Ví dụ: Tránh đặt cầu hỏi như “bị cáo cảm thấy thế nào khi trả thù bị hại?”. Câu hỏi này có thể khiến khách hàng trả lời theo hướng cảm thấy “ăn năn, day dứt” về hành vi phạm tội nhưng cũng hoàn toàn có thể theo hướng cảm thấy thực sự “nhẹ lòng khi trả được mối thù”. Tránh việc đặt câu hỏi quá chung chung, dài dòng hoặc không rõ đó là câu hỏi hay câu giải thích, vì hỏi như vậy sẽ làm cho người bị hở không biết phải trả lời như thế nào. Nếu muốn yêu cầu người bị hỏi giải thích một số điểm trong lời khai đã khai tại cột của họ, Luật sư chuẩn bị sẵn lời khai này, đánh dấu những điểm cần hỏi để luôn luôn chủ động khi xét hỏi. Vì hỏi sau hội đồng xét xử và Kiểm sát viên nên nhiều trường hợp qua theo dõi thấy hội đồng xét xử, Kiểm sát viên đã hỏi rất cụ thể, chi tiết. Luật sư nên hỏi làm rõ sự mâu thuẫn trong lời khai của người có lời khai bất lợi cho khách hàng bằng câu hỏi “vạch rò sự gian dôi”. Tập trung hỏi làm rõ hoàn cảnh phạm tội do bị hại có lời nói xúc phạm bị cáo hoặc có hành động trái pháp luật gây ra đối với bị cáo hoặc người thân của bị cáo làm bị cáo bị kích động về tinh thần; Vai trò của bị cáo trong vụ án không phải là người chủ mưu, người xúi dục như cáo buộc của Viện kiểm sát; Không có sự chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội; Hỏi làm rõ các tình tiết về nhân thân của bị cáo, gia đình có người thân có công với cách mạng, có thành tích trong công tác... hỏi làm rõ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau khi gây thương tích đã chủ động băng bó vết thương, gọi xe đưa nạn nhân đi cấp cứu, đã tận tình thăm hỏi, bồi thường được một số tiền cho bị hại... đế đề xuất áp dụng khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 bộ luật hình sự năm 2015. Trường hợp thấy trước đó khách hàng mình đã khai hoặc người tham gia tố tụng khác khai có lợi cho khách hàng mình nhưng còn thiếu, chưa rõ thi Luật sư cần sử dụng câu hỏi “bổ sung lời khai” để hỏi cho rõ hơn.

Ví dụ :
Trường hợp cần hỏi bổ sung khi thấy lời khai của khách hàng chưa đầy đù nhưng nếu được khai thêm sẽ rõ hơn tinh tiết sự việc qua vụ ản giết người xảy ra ngày 02/02/2018 tại xã T, huyện LG, tinh BG.
Tại phiên tòa khi chủ tọa hỏi Đ về nguyên nhân dùng dao đám bị hại T, bị cáo trả lời bị cáo cùng mọi người đi chơi lễ hội đình Bừng thảy có người đánh nhau nên chạy ra xem thì bị T chửi, hai bên xỏ xát, T đã dùng bản dao đập nhẹ vào người Đ nên Đ mới dùng dao đảm vào đùi T.
Lời khai của Đ chưa đầy đủ, chưa làm rõ sự việc T vô cớ hành hung bị cảo nhiều lần dẫn đến bị cáo bị kích động về tinh thần. Luật sư bào chữa cho Đ đặt câu hỏi bổ sung hỏi bị cảo ngoài việc bị hại dùng bản dao đập nhẹ một nhát vào vùng gáy của bị cáo như đã khai trước hội đồng xét xử thì bị hại còn có biếu hiện hay hành động gì với bị cáo làm bị cáo lấy dao đâm người bị hại không? Trá lời cáu hôi này, bị cáo sè khai rõ việc bị hại lần thứ hai có hành vi đầm vào mặt bị cảo nên bị cáo mới dùng dao đám bị hại. Lời khai này bồ sung cho lời khai đã khai trước hội đồng xét xử làm cho đầy đủ hơn.
Trong khi hỏi, Luật sư cùng nên lưu ý thời lượng hỏi của Luật sư không nhiều, lại ở cuối phần xét hỏi nên câu hỏi cần ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề mấu chốt; Câu hỏi sắc, gọn, tập trung vào những vấn đề quan trọng của vụ án nhưng chưa được làm rõ sao cho sự trả lời của người được hỏi sẽ có lợi nhất cho người mà mình bào chữa, bảo vệ, tránh đặt những câu hỏi quá dài, không đi vào trọng tâm hoặc vừa đặt câu hỏi vừa phân tích, bình luận làm lần lộn với phần tranh luận để Chủ toạ phiên toà phải nhắc nhở.
Tại phiên tòa nếu thấy lời khai của người tham gia tố tụng gây bất lợi cho khách hàng nhưng mâu thuẫn với lời khai của họ tại cơ quan điều tra thì đề nghị hội đồng xét xử công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra. Trong vụ án đồng phạm khi thấy bị cáo khác khai không đúng về hành vi, vị trí vai trò khách hàng cũng như lời khai của bị hại có điểm không chính xác về nguyên nhân xô xát, về hành vi cố ý gây thương tích của bị cáo hoặc công cụ, phương tiện sử dụng thực hiện tội phạm... nhưng thấy khách hàng trực tiếp hởi bị cáo khác, hồ bị hại sẽ sát hơn, làm rõ hơn tình tiết khai không đúng của bị cáo khác và bị hại thì Luật sư bào chữa đề nghị Chủ tọa phiên tòa cho bị cáo được trực tiếp hỏi những người đó để làm rõ sự thật vụ án.

b) Kỹ năng của Luật sư trong phần tranh luận

Luật sư chăm chú nghe đại diện Viện kiểm sát trình bày luận tội để nắm được nội dung của luận tội, trong đó Viện kiểm sát sử dụng những chứng cứ nào để buộc tội bị cáo, để xác định khung hình phạt, xác định vai trò vị trí của các bị cáo trong vụ án, xác định thiệt hại, xác định tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử giải quyết vụ án. Quá trình nghe, Luật sư cần phát hiện những điểm mâu thuẫn không hợp lý hoặc chưa chính xác trong lời luận tội. Những điểm bất hợp lý đó có thể là đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo nặng hơn như bị cáo chỉ tham gia vai trò giúp sức lại đánh giá là người thực hành tích cực; đánh giá khung hình phạt nặng hơn hành vi phạm tội thực tế đã thực hiện (các bị cáo chỉ đông phạm giản đơn nhưng quv kết phạm tội có tổ chức); đánh giá sai các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng cho bị cáo, bỏ sót tình tiết giảm nhẹ không đề nghị áp dụng cho bị cáo... Luật sư ghi lại những điểm này cũng như ghi lai viêc Kiểm sát viên kết luận về một tội phạm khác nhẹ hơn hoặc rút quyết định truy tố. Trường hợp bào chữa trong vụ án đồng phạm, Luật sư bào chữa cho bị cáo khác được hội đồng xét xử cho trình bày lời bào chữa trước thi Luật sư lãng nghe xem trong lời bào chữa đó có điểm nào liên quan đến khách hàng mình, nhất là những tình tiết không có lợi cho khách hàng thì phân tích nhanh để tìm ra sự mâu thuẫn. Khi đến lượt mình bào chữa Luật sư trình bày phản biện lại ý kiến của Kiểm sát viên, đồng thời phản biện cả ý kiến của Luật sư khác gây bất lợi cho khách hàng mình.

Sau khi nghe Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, nếu phát hiện có sự thay đổi quan điểm từ phía Kiểm sát viên, Luật sư cũng phải điều chỉnh bài bào chữa, bảo vệ cho phù hợp. Nếu Kiểm sát viên rút một phần nội dung truy tố thì Luật sư phải sửa lại phần này cho phù hợp theo hướng đồng ý với quan điểm rút truy tố của Kiểm sát viên và đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận việc rút truy tố đó.

Trước khi bắt đầu phần bào chữa trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, Luật sư nên thể hiện sự cảm thông đôi với những thiệt hại, mất mát về con người, về sức khỏe, về tinh thần, tài sản... mà bị hại và gia đình họ đã phải gánh chịu. Đây là lời nói thế hiện thái độ ứng xử nhân vãn, đông thời đe lam giám tính chất căng thẳng, đối kháng thường rất gay gẳt trong loại án này và giúp tạo ra một không khí thuận lợi hơn khi trinh bày luận cứ bào chữa cho khách hàng.
Khi trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ, Luật sư nên bám sát theo dàn ý của đề cương đã chuẩn bị để đi đúng trọng tâm các vân để cần bảo vệ, tránh được sự dông dài, tràn lan, lạc đề hoặc bỏ sót những diêm quan trọng để sau khi bào chữa xong mới cảm thấy tiêc nuôi. Tùy thuộc vào nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo hay bảo vệ cho đương sự, Luật sư kêt hợp giữa giọng nói với ánh mắt, nét mặt và hình thê. Khuôn mặt và giọng nói của Luật sư phải thể hiện được các sắc thái buồn vui, căm giận, cảm thông, chia sẻ... Chẳng hạn Luật sư bảo vệ muốn lên án hành vi phạm tội phải nói chậm, gằn giọng xuống thế hiện biểu cảm thái độ lên án hành vi phạm tội tàn ác dã man của bị cáo sau khi đã giết chết nạn nhân còn đang tâm cắt từng chiếc móng tay, đâm thủng con ngươi của bị hại.

- Nếu bào chữa cho bị cáo theo hướng không phạm tội.

Luật sư đi sâu phân tích làm rõ từng chứng cứ mà Viện kiểm sát đã sử dụng để buộc tội bị cáo là không có cơ sở, hoặc khiên cường, đồng thời phân tích các chứng cứ gờ tội là có cơ sở tin cậy. Thông thường Luật sư cần phân tích làm rõ những thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra làm cho tài liệu, chứng cứ dùng để buộc tội không có giá trị chứng minh. Luật sư cũng phân tích các chứng cứ gờ tội do bị cáo đưa ra xác định vào thời diêm bị hại bị giết bị cáo không có mặt tại hiện trường mà có mặt tại một địa điểm khác. Luật sư dần chứng lời khai người làm chứng nhìn thấy bị cáo ở địa điểm khác hoặc xác định bị cáo không thực hiện hành vi như cáo trạng quy buộc để khẳng định bản cáo trạng truy tố bị cáo không có căn cứ và đề nghị hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội, trả tự do, khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo.

- Trường hợp bào chữa cho bị cáo theo một tội danh hoặc khung hình phạt nhẹ hơn tội danh và khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố, Luật sư Cần tập trung phân tích các tình tiết liên quan tới cấu thành tội phạm, các tình tiết định khung hình phạt, đối chiếu với quy định của bộ luật hình sự chi ra những điểm chưa hợp lý trong xác định tội danh và khung hình phạt của bản cáo trạng. Đồng thời chỉ rõ với các chứng cứ có trong hồ sơ được thẩm tra tại phiên tòa thì hành vi của bị cáo chỉ câu thành một tội phạm khác nhẹ hơn hoặc thuộc khung hình phạt nhẹ hơn so với cáo buộc của Viện kiểm sát và đề nghị hội đồng xét xử chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn hoặc khung hình phạt khác nhẹ hơn.

Đặc điểm của đối đáp là Luật sư phải trà lời ngay những vấn đề mình không đồng ý mà không có nhiều thời gian suy nghi, chuẩn bị từ trước. Do vậy, muổn đổi đáp kịp thời, Luật sư phải tập trung lắng nghe, phát hiện những điểm mâu thuần, không hợp lý trong ỷ kiến của phía bên kia, tốc ký ghi nhanh, đánh dấu những điểm cần phải đáp lại, đồng thời suy nghĩ chuẩn bị ngay các lý lè sè trình bày khi đáp lại. Khi đối đáp một mặt, Luật sư sử dụng các chứng cứ của vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, đồng thời phải triệt để sừ dụng những điểm màu thuẫn, những vấn đề do bên đối tụng đưa ra nhưng có thể vận dụng để bảo vệ tốt cho khách hàng của mình.
Một điểm cần lưu ý, đó là khi đối đáp trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người không khí tại phiên toà thường căng thẳng do mâu thuẫn giữa các bên, có những phiên tòa gia đình bị hại đeo khăn tang, mang di ảnh người bị hại đến phòng xử án và lấy số đông để tác động tới tư tường cua những người tiến hành và tham gia tố tụng khác. Luật sư cần bình tình, có thái độ chia sè và tôn trọng những mất mát, thiệt hại về người, về cúa từ phía bị hại. Luật sư không nên có lời nói, cử chỉ tạo ra cảm nhận Luật sư không tôn trọng những mất mát mà bị hại phải gánh chịu. Nhưng dù đổi đáp có căng thẳng song trong mọi trường hợp, Luật sư đêu phải bình tĩnh, tôn trọng sự điều khiển của Chủ tọa phiên toà, tôn trọng người tiến hành tổ tụng và người tham gia tố tụng khác; tuyệt đôi không tỏ thái độ cay cú, ăn thua, lựi dụng quyền tranh luận để có lời lè miệt thị, đã kích, xúc phạm hoặc mạt sát, cài nhau tay đôi với người tham gia tranh luận. Luật sư có nghía vụ tôn trọng văn hóa pháp đình, không được có lời lè, hành vi xúc phạm cá nhân, tổ chức tại phiên tòa và Luật sư đông nghiệp bảo vệ cho bên đổi lập.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư tại các phiên toà

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.49649 sec| 1154.273 kb