Kỹ năng của Luật sư trong phần xét hỏi tại phiên toà hình sự sơ thẩm

22/06/2021
Tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp, phần xét hỏi của Luật sư vận dụng các kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về Kỹ năng của Luật sư trong phần xét hỏi tại phiên tòa.

1- Kỹ năng của Luật sư tại phiên tòa

[a] Kỹ năng nghe, đọc cáo trạng

Thông thường Kiểm sát viên sẽ đọc nguyên văn bản cáo trạng. Tuy nhiên đối với một số trường hợp trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, sát đến ngày xét xử phía bị cáo mới có biên bản bồi thường cho người bị hại, đơn xin giảm nhẹ của người bị hại hoặc một số tình tiết khác có lợi cho khách hàng...nên các tình tiết này có thể sẽ chưa được Viện kiểm sát bổ sung vào cáo trạng.

[b] Kỹ năng nghe Chủ toạ, Kiểm sát viên và những người khác hỏi

Luật sư lắng nghe và đối chiếu với kế hoạch xét hỏi được chuẩn bị để xác định vấn đề gì đã làm rõ tại phiên tòa, vấn đề chưa rõ; lời khai thay đổi hoặc có tình tiết mới phát sinh theo hướng có lợi cho khách hàng, Luật sư phải đánh dấu lại để đến phần mình hỏi sẽ không bị hỏi lặp lại.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Phương pháp đặt câu hỏi

Luật sư tránh đặt các câu hỏi theo kiểu mớm cung, đặc biệt khi hỏi về ý thức chiếm đoạt tài sản của khách hàng xuất hiện ở thời điểm nào hay có ý thức chiếm đoạt tài sản hay không. Ví dụ: Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Luật sư hỏi khách hàng: “Ý thức chiếm đoạt tài sản của anh xuất hiện trước khi lấy tài sản có phải không”. Trong các vụ án xâm phạm sở hữu, làm rõ ý thức chiếm đoạt là vấn đề quan trọng nhưng nếu hỏi theo cách mớm cung sẽ khiến cho người nghe cảm thấy câu trả lời của khách hàng không khách quan.

Luật sư tránh đặt những câu hỏi quá dài, không đi vào trọng tâm hoặc vừa đặt câu hỏi vừa phân tích, bình luận làm lẫn lộn với phần tranh luận.

Ví dụ: Luật sư khi hỏi để làm rõ việc hành hung khi khách hàng bị phát hiện là hành hung để tẩu thoát hay hành hung để giữ bằng được tài sản đã giải thích quy định của pháp luật về trường hợp hành hung; sau đó mới hỏi khách hàng khi đó đã có hành vi gì, mục đích khi thực hiện hành vi đó.

Trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, có nhiều vụ án, Luật sư phải đặt câu hỏi để đấu tranh với bị cáo (nếu là Luật sư bảo vệ), với người bị hại (nếu là Luật sư bào chữa) để làm rõ sự thật khách quan. Trong trường hợp đó, Luật sư nên sử dụng phối hợp giữa hai cách đặt câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi dùng từ để hỏi “tại sao”. Câu hỏi dùng từ để hỏi “tại sao” là cách hỏi khiến cho người bị hỏi dễ bộc lộ những điểm mâu thuẫn, không logic trong vấn đề trả lời. Tuy nhiên, để có câu hỏi “tại sao” có hiệu quả Luật sư phải phát hiện vấn đề không hợp lý, không logic trong lời khai. Tư duy của Luật sư cần phải nhạy bén, sắc sảo và bám sát với câu trả lời để liên tục đưa ra được các vấn đề khiến người khai phải lý giải.

Ví dụ: Nguyễn Mạnh Hà (19 tuổi) quen Nguyễn Hoài Nam (15 tuổi), sang ngày 20/10/2018, Hà thiếu tiền nên tìm đến Nam để vay. Nam không có tiền, Hà liên bảo Nam cho mượn dây chuyền đeo ở cổ. Lúc đầu Nam không cho vì sợ mẹ mắng, Hà nài nỉ, dỗ dành Nam khoảng 30 phút vẫn không được, Hà bèn nói: “Không lẽ anh lại giật dây chuyền của mày”. Nam không nói gì khi Hà bảo: “Anh lấy nhé” và Hà dùng tay tháo sợi dây chuyền của Nam. Nam ngồi im cho Hà lấy. Khi Hà đi về, Nam có với theo: “Anh nhớ trả dây chuyền cho em nhé" Tại Cơ quan điều tra, Nam khai Nam sợ Hà nên ngồi im để Hà lấy vì Hà là đầu gấu. Trong vụ việc này, lời khai của Nam về việc sợ Hà là đúng hay sai, Luật sư cần phải hỏi Nam để xác định, đấu tranh làm rõ. Luật sư có thể hỏi Nam: “Tại sao Nam nói là sợ Hà mà khi Hà hỏi mượn dây chuyền Nam đã không cho? ”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Kỹ năng của Luật sư trong phần xét hỏi tại phiên toà được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Kỹ năng của Luật sư trong phần xét hỏi tại phiên toà có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư trong phần xét hỏi tại phiên toà hình sự sơ thẩm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16562 sec| 950.93 kb