Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Đừng để bi kịch bất ngờ phá hủy cuộc sống hiện tại của gia đình bạn.
Trong cuộc sống, rất khó để tránh khỏi những chuyện bất ngờ xảy đến, và bảo hiểm chính là chiếc lá chắn giúp bảo vệ không chỉ cho chúng ta, mà còn là vì những người thân xung quanh. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm tự nguyện vì lợi ích con người, tài sản và các đối tượng liên quan đến con người. Cùng với sự nhận thức sâu sắc của người dùng về tầm quan trọng của bảo hiểm phi nhân thọ, ngày càng nhiều hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ được ký kết nhưng cũng kéo theo nhiều tranh chấp phát sinh. Trong giải quyết được tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là bước khởi đầu cho quá trình giải quyết tranh chấp.
Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm tự nguyện hướng tới con người và các đối tượng liên quan đến con người, như tai nạn, sức khỏe, hàng hóa (kho vận, tàu xe, tàu hàng,…), nhằm đảm bảo cho các rủi ro đó.
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2010 và năm 2019 (sau đây gọi chung là Luật KDBH) quy định: "Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân Sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”. Có thể thấy bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm mà đối tượng của nó là tài sản, trách nhiệm dân sự, con người phi nhân thọ và rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm (BMBH).
Mỗi hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn 1 đến 2 năm hoặc ngắn hơn. Bạn sẽ được bồi thường tổn thất trong giới hạn của hợp đồng nếu có rủi ro xảy ra, tuy nhiên nếu trong thời hạn bảo hiểm bạn không gặp bất kỳ rủi ro nào liên quan, bạn sẽ không được nhận số tiền đã đóng sau khi kết thúc hợp đồng.
- Hình thức đóng phí: Thường đóng phí một lần sau khi ký hợp đồng.
- Nguyên tắc chi trả: Chi trả dựa theo hình thức đóng góp theo hình thức thế quyền.
- Người thụ hưởng: Bảo hiểm phi nhân thọ: là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự cố.
- Chi trả quyền lợi bảo hiểm: Chỉ được bồi thường tổn thất do các rủi ro gây ra trong giới hạn hợp đồng.
Tranh chấp phát sinh từ HĐBH phi nhân thọ chính là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa người mua bảo hiểm và DNBH về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận cụ thể trong các HĐBH tài sản, trách nhiệm dân sự, con người phi nhân thọ và bảo lãnh.
Từ mong muốn của khách hàng đến việc đưa ra yêu cầu khởi kiện giúp khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích tối đa là cá một nghệ thuật khai thác thông tin, vận dụng pháp luật và xác định các vấn đề mấu chốt của Luật sư. Dù cho BMBH trình bày những thông tin như thế nào, cung cấp những tài liệu gì trong buổi gặp gỡ, trao đổi đầu tiên thì những nội dung mà Luật sư cần phải xác định được, đó là:
- Hiệu lực pháp lý của HĐBH phi nhân thọ
- Chủ thể tham gia quan hệ HĐBH phi nhân thọ
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
- Quá trình thực hiện hợp đồng giữa khách hàng và các bên
- Có hay không sự vi phạm nghĩa vụ của chủ thể đối lập quyền lợi của khách hàng?
Từ đó Luật sư xác định chính xác:
- Quan hệ pháp luật tranh chấp
- Thẩm quyền của Tòa án
- Thời hiệu khởi kiện; (ix) Lựa chọn luật nội dung áp dụng
- Kiểm tra các điều kiện khởi kiện
- Trên cơ sở phân tích được những mặt thuận lợi và khó khăn, Luật sư tư vấn cho khách hàng có nên khởi kiện hay không
- Trao đổi và thống nhất với khách hàng những lợi ích đạt được và những bất lợi cho khách hàng trong trường hợp khởi kiện.
(i)- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với nguyên đơn là BMBH
Mục đích mà BMBH hướng tới là số tiền bảo hiểm/số tiền bồi thường được DNBH chi trả khi có sự kiện bảo hiểm xay ra. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, lợi ích này của BMBH không đạt được do ý chí chủ quan, cùng có thể là khách quan từ các chủ thê làm cho HĐBH vô hiệu khi giao kết; hoặc do sự vi phạm nghĩa vụ của DNBH trong việc thực hiện hợp đồng và chi trả tiền bảo hiểm/bồi thường ảnh hưởng đến quyền lợi của BMBH. Vì thế, khi BMBH đến với Luật sư để tư vấn khởi kiện, tranh chấp của họ có thể là:
- Tranh chấp hợp đồng vô hiệu và yêu cầu DNBH khắc phục hậu quả của HĐBH vô hiệu, bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu xuất phát từ việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của DNBH
- Tranh chấp về sự vi phạm nghĩa vụ của DNBH và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả về sự vi phạm nghĩa vụ đó; yêu câu DnBH chấm dứt hành động đơn phương và giải quyết hậu quả của việc chấm dứt HĐBH phi nhân thọ
- Tranh chấp về chấm dứt HĐBH phi nhân thọ do ý chí chủ quan của DNBH. Luật sư khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là BMBH trong HĐBH phi nhân thọ cần phải có những kỹ năng sau:
Kỹ năng xác định tư cách tham gia quan hệ nghĩa vụ trong HĐBH phi nhân thọ của BMBH: BMBH (người tham gia bảo hiểm) trong HĐBH phi nhân thọ là tổ chức, cá nhân có quyền lợi hợp pháp khi có rủi ro/sự kiện bảo hiểm được ghi nhận trong HĐBH. Đặc điểm của BMBH trong HĐBH vừa có thể là người tham gia, là người được bảo hiểm, là người thụ hưởng hoặc chi là người tham gia ký kết HĐBH, còn người được bảo hiểm là người thứ ba (trong trường hợp này, người thứ ba được gọi là người thụ hưởng). Khi trao đổi, tiếp xúc với BMBH là nguyên đơn trong vụ án. trước hết Luật sư phải xác định tư cách tham gia quan hệ nghĩa vụ trong HĐBH phi nhân thọ của BMBH. Đây là cơ sở để xác định quyền khởi kiện, nội dung yêu cầu khởi kiện, người bị kiện và định hưởng khai thác thông tin, thu thập chứng cứ cụ thể trong từng quan hệ tranh chấp.
Kỹ năng xác định hiệu lực pháp luật của HĐBH phi nhân thọ: Luật sư xem xét điều kiện về mục đích và nội dung của HĐBH phi nhân thọ. Một HĐBH phi nhân thọ chỉ có hiệu lực pháp luật nếu mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Luật sư xem xét điều kiện về tính tự nguyện của chủ thể tham gia HĐBH phi nhân thọ.
(ii)- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với nguyên đơn là DNBH
Trường hợp khách hàng là DNBH tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn thì những yêu cầu khởi kiện có thể có là
- Tranh chấp về hợp đồng vô hiệu do lỗi của BMBH và yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu
- Tranh chấp về việc vi phạm nghĩa vụ của BMBH trong HĐBH phi nhân thọ đà phát sinh hiệu lực pháp luật và các biện pháp khắc phục hậu quả về sự vi phạm nghĩa vụ đó của BMBH...
Khi tiếp xúc, trao đổi với nguyên đơn là DNBH, Luật sư cần trang bị những kỹ năng sau:
- Kỹ năng của Luật sư trong việc xác định hiệu lực của HĐBH phi nhân thọ: tương tự phần kỹ năng xác định hiệu lực của HĐBH phi nhân thọ của Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích cho BMBH là nguyên đơn trong tranh chấp HĐBH phi nhân thọ.
- Kỹ năng của Luật sư trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vô hiệu do lỗi của BMBH và yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Lợi ích mả DNBH phi nhân thọ hướng tới khi ký' kết HĐBH là số tiền thu được từ phí bảo hiểm mà BMBH phải trả cho DNBH nhàm đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro khi những rủi ro này chuyển sang cho DNBH. Vi thế. đê sô tiên thu phí bảo hiểm không bị giảm đi. DNBH phải hạn chế tối đa việc chi trả số tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm. Để đạt được mục đích này, DNBH phải tìm ra những căn cứ chứng minh HĐBH vô hiệu trong trường hợp xảy ra tranh chấp (thường áp dụng trong trường hợp số tiền bảo hiểm phải chi trả quá lớn so với số tiền thu được từ phí bảo hiểm). Nếu muốn chứng minh hợp đồng vô hiệu, Luật sư cần tập trung khai thác thông tin nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu căn cứ vào:
Các điều kiện có hiệu lực của HĐBH phi nhân thọ (điều kiện chung và điều kiện riêng của từng loại HĐBH)
Các trường hợp vô hiệu của HĐBH phi nhân thọ (quy định trong BLDS và Luật KDBH, luật chuyên ngành).
Những vấn đề mà Luật sư cần đi sâu khai thác và tập trung làm rõ chính là nguyên nhân của hợp đồng vô hiệu do lỗi của BMBH. Nguyên tắc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên trong quan hệ HĐBH phi nhân thọ, khi hợp đồng vô hiệu do lỗi của BMBH thì DNBH không phải hoàn lại tất cả phí bảo hiểm mà BMBH đã nộp. Do đó, xác định hợp đồng vô hiệu do lỗi của BMBH có ý nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của DNBH. HĐBH chịu sự điều chỉnh bởi cả pháp luật dân sự và luật chuyên ngành. Vì thế để xác định các trường hợp HĐBH phi nhân thọ vô hiệu do lỗi của BMBH, Luật sư cần có kỹ năng vận dụng quy định pháp luật dân sự, Luật KDBH cũng như luật chuyên ngành.
(iii)- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là bị đơn
Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là bị đơn cũng tuân thủ những kỹ năng chung về tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị nguyên đơn đòi thực hiện nghĩa vụ, Luật sư cần tập trung vào việc thu thập chứng cứ thuyết phục để phản bác lại yêu cầu khởi kiện và đồng thời có thể tư vấn cho khách hàng đưa ra yêu cầu phản tố để loại trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
(iv)- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với bị đơn là DNBH
DNBH thường đóng vai trò là bị đơn trong hầu hết các vụ án về HĐBH phi nhân thọ liên quan đến yêu cầu khởi kiện đòi DNBH chi trả tiền bảo hiểm/bồi thường. Do đó, kỹ năng của Luật sư bảo vệ cho bị đơn là DNBH sẽ được tập trung vào loại tranh chấp liên quan đến yêu cầu khởi kiện này. Đối với vụ án liên quan đến chi trả tiền bảo hi ểm/bồi thường, Luật sư của bị đơn có thể sử dụng các chứng cứ sau để lập luận phản bác lại yêu cầu khởi kiện về chi trả tiền bảo hiểm/bồi thường của nguyên đơn theo mức độ ưu tiên lựa chọn:
- Chứng cứ chứng minh DNBH không phải bồi thường
- Chứng cứ chứng minh sổ tiền bảo hiểm/bồi thường ít hơn so với yêu cầu khởi kiện.
(v)- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với bị đơn Ịà BMBH
Trong trường hợp tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐBH do ý chí chủ quan của DNBH, Luật sư của BMBH có thể chứng minh hành vi chấm dứt HĐBH của DNBH không có cơ sở (không thuộc các trường hợp được quyền chấm dứt HĐBH theo quy định pháp luật); chứng minh BMBH đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong HĐBH; kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH; thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH; thông báo cho DNBH về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong HĐBH; áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật KDBH và các quy định khác của pháp luật có liên quan...
Trường hợp DNBH yêu cầu BMBH nộp phí bảo hiểm, Luật sư thu thập chứng cứ chứng minh quyền miễn trừ khởi kiện yêu cầu đóng phí của DNBH đối với HĐBH con người phi nhân thọ; chứng minh có sư thay đổi những yếu tố dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm (trường hợp DNBH không được khởi kiện BMBH đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng và cả trong quá trình thực hiện hợp đồng); chứng minh BMBH đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất do rủi ro xảy ra. Các chứng cứ Luật sư cần thu thập và xác minh khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng đó là: chứng cứ về việc chi trả phí bảo hiểm đầy đủ, chứng cứ về thực hiện việc chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho DNBH trong trường hợp xuất hiện bên thứ ba có lỗi gây thiệt hại; chứng cứ về việc DNBH không được miễn trừ nghĩa vụ bồi thường...
Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thị Mai, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụa án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm