Kỹ năng hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Luật sư (Phần 1)

28/04/2021

Kỹ năng hỏi tại phiên tòa sơ thẩm là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng của Luật sư khi tham gia phiên tòa hình sự sơ thẩm. 

hành vi phạm tội Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 Những vấn đề chung về kỹ năng hỏi của luật sư

 Mục đích hỏi tại phiên tòa 

(i)Trường hợp bào chữa theo hướng không phạm tội, luật sư hỏi để :

+ Làm rõ sự không hợp lý của các chứng cứ buộc tội ( sự mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng , bị hại khai về hành vi phạm tội của bị cáo; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra làm cho kết quả của hoạt động đó không có giá trị chứng minh

+ Làm rõ tính hợp lý của các chứng cứ gỡ tội (lời khai của thân chủ về tình trạng ngoại phạm , không thực hiện hành vi như cáo buộc của bạn cáo trạng, không có lỗi khi thực hiện hành vi; chưa đến tuổi chịu TNHS, không đủ định lượng như điều luật quy định ...) .

(ii) Trường hợp bào chữa giảm nhẹ , luật sư hỏi để :

+ Làm rõ nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh do khách quan dẫn đến bị cáo phạm tội ;

+ Làm rõ động cơ , mục đích phạm tội theo hướng có lợi cho bị cáo;

+ Làm rõ các tình tiết có lợi cho bị cáo ( bị cáo không phải chủ người tổ chức , người xúi giục mà chỉ tham gia với vai trò người giúp sức không chuẩn bị trước công cụ phạm tội ... ) ;

+ Làm rõ các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo ;

+ Làm rõ các đặc điểm về nhân thân được hưởng khoan hồng của bị cáo ;

+ Làm rõ những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra , truy tố ảnh hưởng đến kết quả điều tra ;

+ Làm rõ những khoản yêu cầu bị cáo bồi thường không hợp lý .

(iii) Trường hợp bảo vệ cho bị hại và đương sự , luật sư hỏi để :

+ Làm rõ hành vi phạm tội nếu bị cáo chối tội ;

+ Làm rõ TNHS của bị cáo (có thể tăng nặng TNHS ) ;

+ Làm rõ các thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra ;

+ Làm rõ các yêu cầu bồi thường thiệt hại mà bị cáo có trách nhiệm bồi thường , các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bồi thường .

  Trình tự xét hỏi 

Theo quy định tại Điều 307 BLTTHS năm 2015 thì khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán , Hội thẩm , KSV , người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Như vậy, người bào chữa , người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi sau cùng sau khi chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm và KSV đã hỏi xong. Tuy vậy, điểm mới của BLTTHS năm 2015 là quy định chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định người hỏi trước , người hỏi sau theo thứ tự hợp lý cho nên cũng không hoàn toàn trường hợp nào sau khi chủ tọa hỏi xong cũng đều lần lượt đến Hội thẩm, KSV,  người bào chữa , người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cũng có trường hợp chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi nhưng bị cáo không nhận thực hiện hành vi và khai do bị bức cung nên buộc phải ký biên bản hỏi cùng thì sau khi chủ tọa hỏi xong có thể yêu cầu KSV hỏi làm rõ sự thật vì có liên quan đến chức năng kiểm sát của VKS trong giai đoạn điều tra. Khi hỏi từng người tham gia tố tụng cũng tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án, lời khai của người tham gia tố tụng trong hồ sơ mà chủ tọa phiên tòa quyết định hỏi người nào trước , người nào sau theo một thứ tự hợp lý . Luật sư cần chú ý trình tự hỏi do luật quy định để thực hiện các kỹ năng nghe , phát hiện vấn đề cần hỏi , người tham gia tố tụng sẽ hỏi và thứ tự hỏi những người này để đặt câu hỏi làm rõ các vấn đề có lợi cho thân chủ , bác bỏ những lời khai có mâu thuẫn gây bất lợi cho thân chủ nhưng không được hỏi lặp lại các câu hỏi của HĐXX và những người hỏi trước.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Luật sư (Phần 1)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.21033 sec| 930.031 kb