Kỹ năng hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Luật sư ( Phần 3)

28/04/2021

Kỹ năng hỏi tại phiên tòa sơ thẩm là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng của Luật sư khi tham gia phiên tòa hình sự sơ thẩm. Sau đây là phần 3 của của bài viết Kỹ năng hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Luật sư.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Về hình thức câu hỏi 

Luật sư cần đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ nghĩa, không làm cho người nghe hiểu và trả lời theo nhiều cách khác nhau và không được giải thích , bình luận vấn đề đang hỏi . Nếu luật sư đặt câu hỏi dài , không rõ thì người được hỏi rất khó trả lời đúng nội dung của câu hỏi ; nếu đặt câu hỏi được hiểu theo nhiều nghĩa thì có thể nhận được câu trả lời theo nghĩa mà luật sư không mong muốn. Nếu luật sư lại giải thích , bình luận vấn đề đang được hỏi thì chủ tọa phiên tòa có thể cắt câu hỏi của luật sư vì cho rằng đang là phần xét hỏi thì luật sư không được tranh luận. Những trường hợp bị chủ tọa phiên tòa yêu cầu dừng hỏi làm luật sự bị cắt mạch hỏi, không thực hiện được kế hoạch và ý đồ hỏi đã chuẩn bị nên ảnh hưởng đến kết quả tranh luận , không thể lập luận đánh giá sâu về vấn đề chưa được hỏi làm rõ .

Phương pháp hỏi 

Sau khi theo dõi thân chủ và những người tham gia tố tụng khác khai tại phiên tòa , luật sư cần ghi chép những nội dung liên quan đến việc bảo vệ cho thân chủ . Việc ghi chép của luật sư khi phát hiện những vấn đề quan trọng như lời khai buộc tội cho thân chủ nhưng có nhiều mâu thuẫn với chứng cứ khác của vụ án ; thân chủ khai chưa đầy đủ , còn thiếu tình tiết hoặc chưa rõ về diễn biến sự việc hoặc khai sai về thời gian , về tình tiết gây bất lợi , cũng như những tình tiết quan trọng liên quan đến việc đánh giá hành vi , tình tiết giảm nhẹ , vai trò của thân chủ nhưng chưa được HĐXX hỏi sẽ giúp cho luật sư sửa đổi , bổ sung kế hoạch hỏi của mình cho phù hợp . Tuy nhiên , trong vụ án đồng phạm , khi HĐXX , KSV xét hỏi để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo khác mà thân chủ của mình không bị truy tố thì luật sư không cần ghi chép .

Ví dụ 4 : Trong vụ án Nguyễn Thị K hủy hoại tài sản ( ví dụ 3 ) , khi theo dõi HĐXX hỏi , luật sư phát hiện Lê Công M khai được K đưa tiền nên đã đưa cho Nguyễn Xuân Th chia cho mọi người . Lúc K đưa tiền có Th và Trần Văn Q đứng bên cạnh nhìn thấy . Nhưng Q lại khai lúc K đưa tiền cho M không nhìn thấy Th ở đó . Còn Lê Văn X cũng khai khi mọi người ăn cơm không có Th . Rõ ràng lời khai của Lê Công M đã mâu thuẫn với lời khai của Trần Văn Q và Lê Văn X. Việc ghi lại các lời khai này giúp luật sư có điều kiện dự kiến câu hỏi bổ sung kế hoạch hỏi làm rõ sự mâu thuẫn trong lời khai của Lê Công M

Sau khi nghe HĐXX , KSV và luật sư khác hỏi , luật sư chỉnh sửa xong kế hoạch hỏi , đến lượt mình, luật sư đề nghị HĐXX được hỏi những người tham gia tố tụng. Luật sư cần xác định đúng mục đích hỏi với từng người . Mục đích hỏi cũng rất đa dạng nhưng cái chung nhất là thu thập thông tin, làm rõ một số vấn đề , một số tình tiết của vụ án có lợi cho thân chủ. Thông qua câu trả lời của người được hỏi , luật sư muốn HĐXX nắm được thông tin, hiểu rõ sự việc để có những đánh giá về hành vi , vai trò , vị xong những trí , nhân thân , tình tiết giảm nhẹ có lợi cho thân chủ , kể cả thấy rõ mâu thuẫn trong lời khai của một người đã buộc tội cho thân chủ nhằm bác bỏ lời khai này . Để đạt được mục đích của việc hỏi , luật sư cần có kỹ năng đặt câu hỏi . Tại phiên tòa , luật sư không chỉ hỏi thân chủ của mình mà còn hỏi những người khác , kể cả người có quyền lợi đối lập nhằm làm rõ các tình tiết , sự việc giúp HĐXX thấy lời khai của thân chủ có cơ sở vì phù hợp với nhiều lời khai và chứng cứ khác trong vụ án , còn lời khai của người có quyền lợi đối lập có nhiều điểm mâu thuẫn nên không có cơ sở chấp nhận . Để phản biện câu hỏi buộc tội của KSV , luật sư bào chữa đặt câu hỏi theo hướng gỡ tội nhưng luật sư bảo vệ cho bị hại lại đặt câu hỏi làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo .

- Khi hỏi , luật sư bào chữa có thể sử dụng một số loại câu hỏi thông thường như sau :

 + Câu hỏi bổ sung lời khai khi thấy lời khai của một người chưa đầy đủ nhưng nếu được khai bổ sung tiếp nối lời khai đã khai sẽ rõ hơn tình tiết , sự việc và có lợi cho thân chủ . Loại câu hỏi này thường đặt cho thân chủ hoặc người khai có lợi cho thân chủ của mình .

 Ví dụ 5 : Vụ án giết người xảy ra ngày 02/02/2018 tại xã Tân Thanh , huyện Lạng Giang , tỉnh BG có nội dung : Khoảng 13 giờ Vũ Văn Đ , Vũ Văn Ngh , Vũ Văn H , Nguyễn Văn Th đi chơi lễ hội đình Bừng thôn Tê , xã Tân Thanh , huyện Lạng Giang . Khi đi , Ngh đem theo mà ống tuýp inox dài khoảng 50cm , đường kính 2,5cm . Đ được Vũ Văn H. đưa cho kiếm được đựng trong ống tuýp sắt màu đen có tổng chiều dài trùm mũi nhọn , bản rộng 1,9cm ( còn gọi là kiếm ống ) , Đ cài vào bụng áo khoác lên.

Khoảng 16 giờ cùng ngày thì Đ cùng Ngh và H đi bộ trên đường liên thôn Tê , xã Tân Thanh thì Đ bị T dùng bản dao đập nhẹ một nhát vào vùng gáy rồi bỏ đi . Đ cùng Ngh và H đi theo T , khi gặp T đã đấm một nhát vào mặt Đ , Đ rút kiếm đâm một nhát vào mặt trong đùi phải của T , Ngh dùng tuýp bằng inox đập một nhát vào vùng sau gáy T , T chạy xuống ruộng thì bị Ngh dùng tuýp ống vụt nhát thứ hai trượt vào vai phải . T chạy được 2 - 3 bước thì bị ngã , Đ cầm kiếm đuổi theo đâm một nhát nữa trúng vào mặt ngoài đùi phải. Hậu quả Đoàn Văn T bị chết lúc 17 giờ 15 phút cùng ngày do sốc mất máu do vết thương đùi phải , đứt động mạch đùi phải . VKSND tỉnh BG truy tố Vũ Văn Đ , Vũ Văn Ngh tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015 . Luật sư được mời bào chữa cho các bị cáo . Tại phiên tòa , khi chủ tọa hỏi Đ về nguyên nhân dùng dao đâm bị hại T , bị cáo trả lời bị cáo cùng mọi người đi chơi lễ hội đình Bừng thấy có người đánh nhau nên chạy ra xem thì bị T chửi , hai bên xô sát , T đã dùng bản dao đập nhẹ vào người Đ nên Đ mới dùng dao đâm vào đùi T. Lời khai của Đ chưa đầy đủ , chưa làm rõ sự việc T vô có hành hung bị cáo dẫn đến bị cáo bị kích động về tinh thần. Luật sư đặt câu hỏi bổ sung hỏi bị cáo ngoài việc bị hại dùng bản dao đập nhẹ một nhát vào vùng gáy của bị cáo như đã khai trước HĐXX thì bị hại còn có biểu hiện hay hành động gì với bị cáo làm bị cáo lấy dao đâm bị hại không ? Trả lời câu hỏi này , bị cáo sẽ khai rõ việc bị hại lần thứ hai có hành vi đấm vào mặt bị cáo nên bị cáo mới dùng dao đâm bị hại . Lời khai này bổ sung cho lời khai đã khai trước HĐXX làm cho đầy đủ hơn.

+ Câu hỏi mở : câu hỏi này tạo điều kiện cho người được hỏi chủ động trong việc trả lời , giúp luật sư khai thác được nhiều thông tin từ người được hỏi . Ví dụ , luật sư có thể hỏi người làm chứng : Anh chứng kiến những gì đã xảy ra ? Chị có thể trình bày cụ thể những gì chị nhìn thấy trong lúc xảy ra sự việc ? Anh quen bị hại như thế nào ? Vì sao anh lại đánh bị hại ? Luật sư có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi mở như câu hỏi mở so sánh để khai thác thông tin cần thiết từ người cần hỏi . Ví dụ : Luật sư bảo vệ cho bị hại hỏi sức khỏe của bị hại như thế nào trước và sau khi bị thương ? So với thời điểm trước khi bị thương thu nhập hàng tháng của bị hại thay đổi như thế nào ?

Luật sư đặt câu hỏi mở nghi vấn để khuyến khích người được hỏi nói rõ hơn vấn đề đang cần làm rõ bằng các dạng câu hỏi: Tại sao ? Như thế nào ? Đã chính xác chưa? ...

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Luật sư ( Phần 3)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19323 sec| 942.172 kb