Kỹ năng thuyết trình trong Nghề Luật: Chuẩn bị thuyết trình

"Có thể thấy được tính cách của một người qua cách anh ta nói chuyện".

- Menander, nhà hài kịch Athen cổ đại

Kỹ năng thuyết trình trong Nghề Luật: Chuẩn bị thuyết trình

Thuyết trình là hoạt động không thể thiếu trong nghề luật; rèn luyện kỹ năng thuyết trình là việc làm thường xuyên đối với người hành nghề luật.

Để thuyết trình thành công, cần chuẩn bị chu đáo từ chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị nội dung và các yếu tố liên quan khác. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. 

Đầu tiên, cần xác định đúng “ai đang lắng nghe”, tiếp theo mục tiêu của bài thuyết trình luôn là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nội dung cũng như phương pháp thuyết trình. 

Liên hệ

I- XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI NGHE

Việc xác định “ai đang lắng nghe” luôn là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nội dung cũng như phương pháp thuyết trình. Cùng một chủ đề nhung nói cho các đối tượng khác nhau nghe sẽ có mức độ, cách thức thiết kế nội dung và cách thức trình bày khác nhau. Với thuyết trình thông thường, các câu hỏi để xác định đối tượng lắng nghe là :

- Họ là ai? (là khách hàng, cấp trên, thành viên của nhóm, những người trong ngành...); 

- Họ như thế nào? (họ có tỏ ra tiêu cực không, họ có thường đặt câu hỏi không, trình độ của họ trong lĩnh vực mà bài thuyết trình đề cập như thế nào...); 

- Mục tiêu thuyết trình là gì? (chỉ chia sẻ thông tin hay chia sẻ thông tin và thuyết phục...).

Đối với người hành nghề luật, chủ thể lắng nghe thường là những người có trách nhiệm quyết định hoặc có liên quan đến vấn đề, vụ việc pháp lý như lãnh đạo công ty/cơ quan, lãnh đạo nhóm, đồng nghiệp, khách hàng, Hội đồng xét xử và những người tham dự phiên tòa... về trình độ, chủ thể lắng nghe của người hành nghề luật có thể chia thành 02 nhóm lớn: (1) những người có kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung thuyết trình; và (2) những người không có kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung thuyết trình. Trong một số tình huống thuyết trình cụ thể, đối tượng lắng nghe của người hành nghề luật có thể bao gồm cả 02 nhóm nêu trên.  

Một số trường hợp, người nghe tuy không có kiến thức pháp luật nhưng lại có kiến thức chuyên ngành sâu liên quan tới vấn đề, vụ án, vụ việc, tình huống pháp lý như kiến thức về tài chính, kế toán, kiến thức về xuất nhập khẩu, kiến thức về y học... nên có thể phản biện, bổ sung ý kiến của người hành nghề luật từ các khía cạnh chuyên môn này. 

Về phản ứng của người nghe, đối với thuyết trình thuyết phục, người nghe không chỉ mong muốn nghe được thông tin mà người hành nghề luật thuyết trình mà sẽ có sự đánh giá, phản biện về nội dung trình bày, đặc biệt là về giải pháp pháp lý được đề cập trong bài thuyết trình. Đối với thuyết trình chia sẻ, thông thường, người nghe có sự tin tưởng, cởi mở hơn với người thuyết trình; trong một số trường hợp, uy tín của người hành nghề luật đã tạo được sự tin tưởng, ủng hộ từ phía người nghe ngay từ trước khi người thuyết trình trình bày.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa (Luật sư hình sự) của Công ty Luật TNHH Everest.

II- KIỂM SOÁT SỰ LO LẮNG

Phải thuyết trình trước đám đông là nỗi sợ hãi của phần lớn mọi người. Các cuộc khảo sát tại các trường Đại học chỉ ra rằng, 80% - 90% chỉ số sinh viên tham gia các lớp đào tạo kỹ năng nói trước đám đông đều sợ hãi khi bắt đầu khóa học.  Nhiều diễn giả chuyên nghiệp cũng chưa bao giờ thoát khỏi hoàn toàn nỗi lo lắng trước khi đứng lên bục diễn thuyết. Đối với người hành nghề luật, kỹ năng thuyết trình được rèn luyện từ quá trình học tập ở bậc học đại học, các lớp đào tạo nghiệp vụ và thực tế nghề nghiệp. Mặc dù vậy, những lo lắng trước buổi làm việc đầu tiên với khách hàng, việc tranh tụng tại phiên tòa đầu tiên hoặc trước những buổi thuyết trình quan trọng vẫn là vấn đề người hành nghề gặp phải. Một số điều cần lưu ý dưới đây là cách để tiếp nối những kinh nghiệm đã có, giúp người hành nghề kiểm soát sự lo lắng, tự tin vào mình, tin vào phản ứng tích cực của người nghe. 

Thứ nhất, tin vào chính mình. Để thuyết phục người khác tin vào mình, trước hết, mỗi người cần phải tin tưởng vào bản thân. Niềm tin này không tự nhiên đến mà là kết quả của quá trình rèn luyện, nói như Dale Carnegie “cách để làm giảm sự sợ hãi và lo lẳng là hãy luyện tập, luyện tập và chăm chỉ luyện tập”x. Chỉ những người nào chăm chỉ luyện tập, chuẩn bị kỹ cho bài phát biểu mói có được sự tự tin. Có thể nói, tin vào chính mình là điều kiện tiên quyết để thuyết trình hiệu quả. 

Thứ hai, tin vào phản ứng tích cực của người nghe. Tin rằng người nghe sẽ ủng hộ mình sẽ giúp người hành nghề luật cảm thấy phấn khởi và tự tin hon. Để có được niềm tin này, một trong những điều cần thiết là phải tìm hiểu về người nghe: họ là ai, trình độ thế nào, mong muốn của họ là gì... Đây cũng là thông tin cần thiết để xây dựng nội dung bài thuyết trình phù hợp. 

Thứ ba, tin tưởng vào nội dung bài nói. Neu nói rằng thuyết trình giống việc cắt tỉa trái cây thì nội dung bài nói chính là con dao để thực hiện điều ấy   . Bài thuyết trình có nội dung tốt, được chuẩn bị chu đáo sẽ tác động tích cực đến cảm xúc, làm gia tăng sự tự tin của người thuyết trình. Một chút lo lắng đôi khi cũng có ích. Khi tim đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập hơn có thể là dấu hiệu cơ thể đã sẵn sàng đưa ra phản ứng và nếu ở mức họp lý, sự chuẩn bị này của cơ thể sẽ giúp suy nghĩ nhanh hơn, nói năng lưu loát hơn thông thường.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

III- CHUẨN BỊ NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

Dưới đây là các bước cơ bản thường được sử dụng để xây dựng nội dung bài thuyêt trình. Tuy nhiên, thứ tự các bước này chỉ là tương đôi yà có sự khác biệt nhất định giữa các hình thức thuyết trình trong nghê luật. Đôi với thuyết trình thuyết phục, bước xác định yêu cầu chỉ thực hiện được khi đã sơ bộ xác định, đánh giá các thông tin liên quan (trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, thu thập thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống pháp lý...).

Trong khi với thuyết trình chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thì từ chủ đề được “đặt hàng”, đối tượng người nghe, người thuyết trình sẽ xác định yêu cầu cụ thể, sau đó tìm kiếm các thông tin liên quan và phát triển bài thuyết trình.

Bước 1 - Xác định yêu cầu

Cần xác định bài “thuyết trình” sẽ tập trung vào vấn đề gì, đi theo hướng nào. Đối với người hành nghề luật, đặc biệt là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, họ thường đứng trước những “bài toán” có sẵn và những “bài toán” đó định hướng cho việc tìm lời giải bằng nội dung thuyết trình. Đó có thể là yêu cầu tư vấn của khách hàng đối với Luật sư tư vấn; là việc buộc tội bị cáo tại phiên tòa đối với Kiểm sát viên; là việc bào chữa cho bị cáo của Luật sư bào chữa hay việc giải quyết toàn diện vụ án thể hiện trong bản án của Tòa án mà chủ tọa phiên tòa sẽ tuyên. Việc xác định yêu câu này thê hiện ở cả hai cấp độ: yêu cầu chung (khái quát) và yêu cầu cụ thể (đối với từng ý). Trong đó, các yêu cầu cụ thể phải phù hợp với yêu cầu chung, góp phần thực hiện định hướng trong yêu câu chung. 

Ví dụ: Xác định yêu cầu của bài thuyết trình Định huớng bào chữa đối với bị cáo Nguyễn Văn A cầu chung- bào chữa theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Các yêu cầu cụ thể là:

- Khẳng định việc áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ” là không đúng; 

- Bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: tự nguyệnn bồi thường thiệt hại và thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

Việc xác định các yêu cầu của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư không phải ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình lắng nghe yêu cầu của khách hàng, kết quả của quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ trong vụ án. Nói cách khác, chính yêu cầu công việc cụ thể của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã định hướng cho việc xây dựng bài thuyết trình của họ.

Bước 2 - Xác định các thông tin liên quan

Định hướng cho bài thuyết trình ở bước 1 đồng thời cũng là định hướng cho việc tìm kiếm các thông tin liên quan. Các diễn giả thành công đều chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm lượng thông tin lớn, thu thập một trăm ý quanh đề tài và sau đó loại đi chín mươi ý. Việc thu thập thông tin giống như “đãi cát tìm vàng” và càng tăng khả năng “không bỏ sót điều gì” càng tốt. Vì vậy, thay vì đi ngay vào xây dựng bố cục của bài thuyết trình, hãy nghĩ về chủ đề của nó và tổng hợp thật nhiều thông tin xoay quanh chủ đề này. 

Đối với một bài thuyết trình chia sẻ, thông thường, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin từ rất nhiều nguồn, vấn đề chỉ là cân nhắc, lựa chọn nguồn thông tin nào phù hợp, đáng tin cậy, thu hút hơn.

Ví dụ: Với chủ đề thuyết trình về tác hại của ma túy, người thuyết trình có thể tìm kiếm các nhóm thông tin như: thông tin y học về tác hại của ma túy đối với cơ thể người; thông tin thống kê về các vụ việc phạm tội liên quan đến ma túy; thông tin về chi phỉ cai nghiện ma túy; chìa sẻ của gia đình có người nghiện ma túy... 

Đối với thuyết trình “giải quyết vấn đề”, đặc biệt là các bài thuyết trình trong quá trình hành nghề của Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, việc tìm kiếm thông tin cho nội dung thuyết trình từ các nguồn cơ bản sau:

- Chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc: Đó có thể là lời khai, kết luận giám định, đặc điểm của vật chứng trong vụ án hình sự; các hóa đơn, chứng từ liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên; các tài liệu.

- Các quy định liên quan (quy định pháp luật, quy định trong hợp đồng, án lệ...): Đối với quy định pháp luật: cần đặc biệt lưu ý kiểm ưa thời điểm có hiệu lực của quy định pháp luật đó, bảo đảm đó là quy định có hiệu lực áp dụng đối với vụ án, vụ việc, tình huống, vấn đề (nhiều trường hợp là các quy định đã hết hiệu lực ở thời điểm hiện tại); nếu là quy định pháp luật chung thì có quy định pháp luật chuyên ngành nào khác cụ thể, điều chỉnh trực tiếp hơn không; nếu không có quy định cụ thể thì có quy định mang tính chất nguyên tắc nào có liên quan hay không. Đối với quy định trong hợp đồng, thỏa thuận: liên quan tới vụ án, vụ việc, tình huống, vấn đề có những quy định nào, các quy định đó thống nhất hay mâu thuẫn với nhau... 

- Các tài liệu khác như các bình luận khoa học về Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự; các vụ án tương tự/vụ án ở giai đoạn trước đã xét xử; các văn bản, quyết định của cơ quan, tổ chức; các tin, bài liên quan được phát, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu khác... 

- Các kiến thức, hiểu biết liên quan tới lĩnh vực chuyên môn của vụ án, vụ việc, tranh chấp, tinh huống. Các vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống có thể phát sinh trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để giải quyết các vấn đề liên quan, người hành nghề luật không chỉ nắm vững kiến thức pháp lý mà còn cần có hiểu biết nhất định liên quan tới lĩnh vực đó. Đặc biêt trong những lĩnh vực đặc thù như: xuất nhập khẩu, tài chính, xây dựng, y tế... Người hành nghề có thể tìm “chất liệu” cho các nội dung thuộc nhóm này thông qua việc tự tìm hiểu hoặc hỏi các chuyên gia, đề nghị khách hàng giải thích rõ hơn... 

Tương tự như việc “đãi cát tìm vàng”, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư cũng cố gắng để không bỏ sót điều gì khi tìm kiếm thông tin liên quan tới vấn đề được đề cập trong bài thuyết trình. Trong bản luận tội, luận cứ bào chữa hay bản án, có thể chỉ trích dẫn một vài lời khai, một vài chứng cứ trong hồ sơ vụ án song vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng cả bộ hồ sơ, trao đổi với bị can, bị cáo, lắng nghe phần xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa... để có thể đánh giá được rằng lời khai được sử dụng cuối cùng là đáng tin cậy, phù họp với mục tiêu đã định.

Ví dụ: Với định hướng bào chữa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Luật sư sẽ tìm kiếm thông tin từ các quy định của Bộ luật Hình sự và các chímg cứ trong hồ sơ vụ án liên quan đến nguyên nhân của sự việc, diễn biến sự việc, việc bồi thường thiệt hại, thái độ khai báo, thái độ thành khẩn của bị cáo.

Bước 3 - Xử lý thông tin

Trong số rất nhiều thông tin tìm kiếm được, người thuyết trình sẽ phải lựa chọn các thông tin phù hợp, đáng tin cậy nhất phục vụ cho định hướng, đồng thời phân tích, bình luận, xác định ý nghĩa của thông tin. Đây là sự khác biệt giữa thông tin mà người nghe có thể tự tìm thấy trong sách báo, internet, nghe khi tham dự phiên tòa... với thông tin được chuyển tải tới người nghe thông qua người thuyết trình. 

Kết quả của việc xử lý thông tin là sự chắt lọc, đánh giá, phân tích ý nghĩa của thông tin. Việc sử dụng thông tin trong bải thuyết trình, lúc này, là chủ ý của người nói mà không phải là tập họp thông tin một cách ngẫu nhiên. Mỗi người có cách lựa chọn, xử lý thông tin khác nhau dù chung các tiêu chí lựa chọn thông tin phổ biển như: phù họp với đối tượng người nghe, có tính điển hình, tính chính xác, tính cập nhật, tính thuyết phục. Điều này lý giải việc cùng một chủ đề, đưọc cung cấp các thông tin như nhau nhưng mỗi người lại có một bài thuyết trình với cách xử lý thông tin khác nhau. 

Đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, việc xử lý thông tin chính là quá trình đánh giá chứng cứ, áp dụng và vận dụng pháp luật. Trên cơ sở chung là quy định pháp luật và kết quả điều tra thể hiện trong hồ sơ vụ án hình sự nhưng với cách đánh giá khác nhau (xử lý thông tin khác nhau) có thể cho thấy những cách nhìn khác nhau vê việc giải quyết vụ án của mỗi chức danh, thể hiện trong những “bài thuyết trình” điên hình tại phiên tòa là luận tội, luận cứ bào chữa và bản án.

Vi dụ: Lựa chọn, đánh giá, xử lý thông tin để chắt lọc lại các thông tin cần thiết gồm:

- Các quy định pháp luật liên quan: (1) Quy định về phạm tội có tính chất côn đồ; (2) Quy định về tự nguyện bồi thường thiệt hại; (3) Quy định về thành khẩn khai báo, ăn năn hổi cải; (4) Thông tin (chứng cứ) về tình tiết sự việc; (5) Bị cáo và bị hại có mâu thuân từ trước, bị hại đã nhiều lần chửi bới bị cáo. Vào ngày xảy ra sự việc, bị hại đã chửi và lao vào đảnh bị cáo trước (lời khai tại bút lục số..., lời khai của bị cáo/bị hạỉ/người làm chứng tại phiên tòa); (6)     Gia đình bị cáo đã bồi thường cho bị hại 05 triệu đồng. Bị cáo trả lời tại phiên tòa mong muốn gia đình sẽ tiếp tục bồi thường cho bị hại (lời khai tai bút luc số..., lời khai của bị cáo tạỉphiên tòa; giây biên nhận tiền) (7) Bi cáo khai bảo toàn bộ sự việc, phu hợp với các chứng cứ khác trong vụ án; bị cáo cảm thấy có lỗi, mong nhận được sự khoan hồng.

Bước 4 - Xây dựng thành hệ thống

Trên cơ sở định hướng và các thông tin đã có, cần sắp xếp bài thuyết trình thành một hệ thống hoàn chỉnh. Ở bước này cần xác định sẽ trình bày nội dung nào trước, nội dung nào sau, các thông tin được sắp xếp như thế nào. Với kết quả xử lý thông tin ở bước 3, trong bài thuyết trình sẽ không chỉ có thông tin với tính chất là dữ liệu mà còn có thông tin tổng quát và tri thức. Trong đó, dữ liệu là bằng chứng, lập luận thuyêt phục cho thông tin, có sức thu hút người nghe và tri thức là “phần sở hữu của người thuyết trình, cái mà họ phải tư duy, phân tích, suy nghĩ thì mới đúc kết được”. 

Trong quá trình xây dựng bài thuyết trình, có thể bám sát mô hình: phân tích dữ liệu - phát hiện thông tin - hình thành tri thức.

Đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, việc xây dựng bài thuyết trình trong nhiều trường hợp phải tuân thủ mẫu nội dung do pháp luật quy định (ví dụ: cơ cấu bản luận tội, cơ cấu bản án...) mà không thể tùy nghi. Đối với Luật sư, các nội dung thuyết trình tuy không bắt buộc phải theo mẫu nhưng cũng thường có cấu trúc chặt chẽ, đã được áp dụng phổ biến trong thực tiễn nghề nghiệp. Do đó, việc xây dựng thành hệ thống trong trường hợp này không đơn giản là một dàn ý với những vấn đề lớn mà là hệ thống các luận cứ, luận điểm, luận chứng cho từng vấn đề trong nội dung thuyết trình. 

Về cách trình bày ý kiến tư vấn của Luật sư một cách thuyết phục và phù hợp, Luật sư Trương Nhật Quang chia sẻ việc trình bày của Luật sư theo trình tự sẽ bao gồm:

Phần mở bài: là phần giới thiệu vấn đề bao gồm yêu cầu của khách hàng, các tình tiết, sự kiện, giả định và hạn chế liên quan. 

Phần phân tích: chứng minh câu trả lời, nếu cần thiết kết luận ngắn gọn. 

Phần kết luận: (i) xác định các vấn đề pháp lý cần trình bày và (11) trình bày câu trả lời hoặc kết luận ngắn gọn đối với các vấn đề pháp lý.

Cách trình bày này phù hợp với thực tế là khách hàng của Luật sư (ví dụ các chủ doanh nghiệp) rất bận rộn, không có nhiều thời gian danh cho Luật sư và thường ít khi quan tâm đến các phân tích và cơ sở pháp lý. Khách hàng thông thường chỉ muốn biết mình cần làm gì? Có được phép làm hay không? Nếu có thì cần làm như thế nào? Có hậu quả pháp lý gì nếu vi phạm pháp luật?

Nhìn chung, với tính chất là bài thuyết trình theo hướng “giải quyết vấn đề”, cấu trúc bài thuyết trình của người hành nghề luật thường bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó:

- Phần mở đầu thường có nội dung giới thiệu người trình bày (tên, tư cách đối với việc giải quyết vụ việc), giới thiệu vấn đề được trình bày (vụ án, vụ việc).

- Phần nội dung: phân tích các luận điểm liên quan tới vấn đề (trên cơ sở phân tích quy định pháp luật, phân tích thực tiễn, đánh giá chứng cứ), đề xuất các giải pháp pháp lý liên quan.

- Phần kết luận: khẳng định lại các giải pháp pháp lý được đề xuất, đề nghị các vấn đề liên quan.

Như vây, nếu như phần mở đầu và phần kết luận khá “khuôn mẫu” thì phần nội dung là phần cần tập trung để sắp xếp các thông tin thành hệ thống theo một trình tự hợp lý, phù hợp với vấn đề pháp lý được đề cập. Điều này phụ thuộc nhiều vào phương pháp tư duy, kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của người hành nghề luật. Việc tư duy mach lac. xac định đúng những vấn đề nhỏ cần giải quyết và trình tự của các vấn đề đó sẽ cho phép xây dựng hệ thống bài thuyết trình mạch lạc, đầy đủ. Đối với thuyết trình chia sẻ, cấu trúc bài thuyết trình có thể được xây dựng linh hoạt hơn sao cho mạch lạc, bao quát nội dung mà người thuyết trình muốn chia sẻ.

Bước 5 - Tiếp tục phát triển bài thuyết trình về mặt nội dung

Thứ nhất, chăm chút cho phần mở đầu. Phần mở đầu của bài thuyết trình giữ một vai trò đặc biệt quan trọng để lôi kéo người nghe ngay từ đầu. Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học thì chúng ta chỉ có 20 giây để gây ấn tượng ban đầu cho thính giả bằng các hành vi phi ngôn từ và chúng ta chỉ có 04 phút đầu tiên để gây ấn tượng với thính giả bằng những nội dung chúng ta nói. Thính giả có tiếp tục nghe hay không phụ thuộc rất nhiều vào những giây phút đầu tiên và cách ta thu hút sự chú ý của họ ngay từ ban đầu. 

Đối với một bài thuyết trình chia sẻ, đặc biệt khi chia sẻ kiến thức pháp lý với cộng đồng, người hành nghề luật có thể có nhiều cách để mở đầu bài thuyết trình một cách thu hút, làm cho người nghe thấy họ “có liên quan” với nội dung thuyết trình. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể: 

- Mở đầu bằng cách kể chuyện: Cách mở đầu bằng một câu chuyện là một trong những cách mở đầu thu hút và ấn tượng vì người nghe có xu hướng bị cuốn theo, tò mò về diễn biến của câu chuyện. Tuy nhiên, cái khó là cần lựa chọn được câu chuyện phù hợp với mục đích, nội dung thuyết trình, là cây cầu nối tới nội dung thuyết trình với dung lượng vừa đủ. Một câu chuyện không được lựa chọn tốt theo những tiêu chí nêu trên có nguy cơ khiến phần mở đầu trở nên “nhạt nhẽo”, kéo dài và phân tán sự chú ý của người nghe. 

- Mở đầu bằng cách đưa ra những con so ấn tượng: Theo cách này, bài thuyết trình được mở đầu bằng việc đưa ra những con số ấn tượng liên quan tới chủ đề thuyết trình. Những con số, những hình ảnh luôn tạo được ấn tượng mạnh với người nghe, có thể thu hút người nghe ngay từ đầu và khi đó, diễn giả có thể dẫn dắt người nghe vào nội dung thuyết trình. 

- Mở đầu bằng những câu hỏi mở đối với người nghe: Diễn giả có thể mở đầu bài thuyết trình bằng những câu hỏi liên quan đến chủ đề bài thuyết trình. Những câu hỏi mở này cần liên quan tới cả người nghe, để người nghe thấy sự liên quan của mình tới chủ đề thuyết trình và tự tin khi trả lời các câu hỏi.

- Mở đầu bằng những cảm nhận của diễn giả: Theo cách này, diễn giả nói về cảm nhận của bản thân khi đến với chương trình một cách tinh cảm, chân tình. Chính sự chia sẻ chân thành đó sẽ tạo được sự đồng cảm của người nghe, là “đòn bầy tâm lý” để kéo sự chú ý của người nghe vào bài diễn thuyết ngay từ đầu.

[1] Dự thảo phần mở đầu cho bài thuyết trình về tình hình tội phạm của người dưới 18 tuổi.

[2] Dự thảo phần mở đầu cho bài thuyết trình về kỹ năng đàm phán hợp đồng.

Đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, cách mở đầu những bài thuyết trình tại phiên tòa thường khá khuôn mẫu, hầu như không thể có sự đột phá. Tuy nhiên, đối với Luật sư có thể lựa chọn những cách mở đầu bài bào chữa, bảo vệ ấn tượng, ở mức độ nhất định; tránh những cách mở đầu dài dòng, văn hoa, sáo rỗng.

Ví dụ: Phần mở đầu bài bào chữa:

Kính thưa Hội đồng xét xử! 

Tôi là Luật sư..., thuộc Văn phòng Luật sư... Hôm nay, nghề nghiệp VÀ trách nhiệm đã đặt trên vai tôi một áp lực hết sức nặng nề, là người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn X- bị truy tố về tội Giết người. 

Chúng tôi rất thông cảm và thành thật chia sẻ nỗi đau với các gia đình nạn nhân, nhưng công việc không cho phép chúng tôi nói những lời khác hơn những lời nhằm tìm ra những tình tiết khách quan của vụ án hoặc những tình tiêt mà bị cáo đáng được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây không phải là việc nhằm xoá tội hoặc chạy tội cho bị cáo mà là công việc của pháp lý, là mặt thứ hai của công tác xét xử. Nó chỉ có tác dụng làm cho công tác xét xử được xem xét từ nhiều phía, lật đi lật lại các vấn đề, giúp Hội đông xét xử có thêm một góc nhìn để có cơ sở tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đủng luật pháp và thấu tình đạt lý.

Sau đây là bài bào chữa của tôi.

Thứ hai, chú ý bổ sung dẫn chứng trong bài thuyết trình. Xu hướng của người nghe là bị lôi cuốn và dễ nhớ được những chi tiết. Vì thế, nội dung bài thuyết trình nên có những dẫn chứng, ví dụ chi tiết, cụ thể. Ví dụ được đánh giá là phương pháp tốt nhất để làm cho một ý tưởng rõ ràng, thú vị và thuyết phục.

Trong một bài thuyết trình chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, có thể sử dụng dẫn chứng minh họa bằng những “thủ thuật” khác nhau như :

- Chi tiết hóa: Các luận điểm sẽ được minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể. Qua đó, nội dung chung chung, sáo rỗng sẽ trở nên cuốn hút hơn. Đó có thể là những câu chuyện liên quan đến luận điểm của bài thuyết trình, có tác dụng làm sáng tỏ luận điểm đó một cách rõ ràng, trực quan.

- Cá nhân hóa bài nói chuyên bằng cách dùng tên gọi: Đây là cách khiến bài nói chuyện đáng nghe hơn vì nó liên quan đến những con người cụ thể, với những cái tên cụ thể. Theo đó, thay vì dùng “một người đàn ông”, có thể đặt cho người đàn ông trong câu chuyện một cái tên.

- Cụ thể hóa bài nói chuyên bằng các thông tin chi tiết. Có thể kiểm tra bằng cách dùng công thức 5W, để đảm bảo các chi tiết liên quan tới các vấn đề như: Ai (Who)? Cái gì (What)? Ở đâu (Where)? Khi nào (When)? và Tại sao (Why)?

- Kịch hóa bài nói chuyện bằng những hội thoại: Thay vì kể chuyện bằng câu gián tiếp, theo kiểu mô tả lại, chúng ta có thể đặt những đoạn hội thoại trực tiếp vào bài nói chuyện. Hội thoại làm cho bài nói chuyện có tính xác thực của giao tiếp đời thường.

- Cung cấp các hình ảnh, sơ đồ: Bộ nhớ của chúng ta dễ dàng ghi nhớ những gì ta nhìn thấy hoặc chạm vào hơn là chỉ nghe đơn thuần. Vì vậy, nếu có thể, hãy đưa các biểu đồ, hình ảnh vào bài thuyết trình. Điều quan trọng nhất là lựa chọn hình ảnh phù hợp, tránh những hình ảnh nhạy cảm có thế gây phản ứng ngược.

Đối với các bài thuyết trình thuyết phục, yêu cầu “nói có sách, mách có chứng” được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc. Tính thuyết phục của bài thuyết trình phụ thuộc lớn vào các căn cứ, chứng cứ được đưa ra và cách phân tích các chứng cứ đó.

Để đáp ứng yêu cầu này, người hành nghề luật cần lưu ý một số điểm như sau:

- Minh chứng cụ thể cho các luận điểm bằng các quy định pháp luật, các chứng cứ (lời khai, kết luận giám định, đặc điểm của vật chứng...) và phân tích môi liên hệ giữa các quy định, chứng cứ đó với luận điểm cần chứng minh.

- Dẫn nguồn đầy đủ cho các thông tin được trích dẫn, viện dẫn và đảm bảo tính chính xác, phù hợp của thông tin. Ví dụ: Khi trích dẫn các lời khai của người làm chứng, của bị cáo mà mình bào chữa, của các bị can, bị cáo khác, của những người liên quan... hoặc trích dẫn những nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các văn bản, Luật sư phải trích dẫn đầy đủ tên tài liệu, ngày của tài liệu, số thứ tự trang, bút lục trong hồ sơ.

- Có thể sử dụng các hình ảnh, trình chiếu sơ đồ... để minh họa cụ thể cho ý kiến của mình, đặc biệt trong trường hợp cần nêu các số liệu chính xác, cần phân tích về sơ đồ hiện trường, đặc điểm của vật chứng...

Thứ ba, “đầu tư xứng đáng” cho phần kết thúc. Phần kết thúc bài thuyết trình giữ một vai trò quan trọng, là ấn tượng cuối cùng của người nghe về bài thuyết trình và diễn giả, là điều vang vọng và có dư âm nhất đối với khán giả. Phần kết thúc của bài thuyết trình thông thường có thể được triển khai theo một số cách: 

- Tóm tắt, khắng định lại nội dung bài thuyết trình: Với cách kết thúc này, người nghe sẽ có cái nhìn tổng thể về những nội dung cơ bản của bài thuyết trình, điều này đặc biệt hữu ích với những người nghe có phần “lơ đãng” trong suốt thời gian thuyết trình. Việc tóm tắt nên ngắn gọn, đủ ý, có tính chất nhấn mạnh với người nghe. Đây cũng là cách mà Luật sư thường sử dụng để nhấn mạnh lại quan điểm bào chữa, bảo vệ của mình, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.

- Kêu gọi hành động: Cách kết thúc này thưòng sử dụng với những bài thuyết trình trình bày kế hoạch, chia sẻ tạo động lực. Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động sẽ là điểm nhấn cuối cùng thư hút sự chú ý của người nghe, vốn đã rất chú ý và bị lôi cuốn bởi toàn bộ nội dung bài trình bày trước đó.

- Bằng những chia sẻ, cảm nhận đế tạo được sự đồng cảm của người nghe: Giống như việc mở đầu bằng những chia sẻ, cảm nhận, kết thúc bài thuyết trình bằng chia sẻ, cảm nhận dễ nhận được sự ủng hộ của người nghe. Các câu nói giản dị, trích dẫn văn thơ, ca dao, danh ngôn thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho lời chia sẻ kêt thúc bài thuyết trình.

Đối với các Luật sư, trong các bài bào chữa, bảo vệ của mình tại phiên tòa, họ thường sử dụng kết hợp giữa việc tóm tắt quan điểm bào chữa, bảo vệ với việc đề nghị Tòa án xem xét tính khách quan, toàn diện về vụ án để quyết định... (theo hướng mà Luật sư đã trình bày).

Ví dụ: Kết thúc bài bào chữa.

Kính thưa Hội đồng xét xử.

Trên đây là quan điểm bào chữa của Luật sư cho bị cáo Nguyễn Văn A, là người có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội khi chưa đủ 18 tuôi, có nhiêu tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, i, r, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 như phân tích ở trên, chúng tôi trân trọng đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, mở lượng khoan hồng, cho bị cáo một con đường sửa chữa lỗi lầm, có cơ hội được tiếp tục đi học để trở thành người có ích cho xã hội, tuyên bị cáo một mức án thấp nhất của khung hình phạt và cho bị cáo được hưởng án treo.

Cách trình bày phần kết thúc như nêu trên sẽ tạo được điểm nhấn, chốt lại quan điểm bào chữa của Luật sư và gây ấn tượng tốt với Hội đồng xét xử.

Sau bước thứ 5 này, người hành nghề sẽ có lựa chọn viết ra hay không viết ra một cách chi tiết, đầy đủ bài thuyết trình của mình. Việc lựa chọn viết ra hay không viết ra đầy đủ, tòng từ một của bài thuyết trình có thê được cân nhắc trên cơ sở tính chất, mục tiêu của bài thuyết trình và thói quen của người thuyết trình. Với những bài thuyết trình đê giải quyêt vân đề pháp lý, đặc biệt là được sử dụng tại các phiên tòa như dự thảo bài bào chữa, bản luận tội,..., việc viết ra là cần thiết bởi lẽ đây là những “bài thuyết trình” đặc biệt, khi mà tính chính xác của nội dung là yêu cầu quan trọng nhất. Tuy nhiên, do đây là những dự thảo, có thể được cập nhật trên cơ sở diễn biến phiên tòa, vì vậy bản in nên để chỗ trống cho việc sửa đổi, cập nhật; việc in đậm, gạch chân các ý lớn, các thông tin đòi hỏi chính xác tuyệt đối sẽ tạo thuận lợi cho quá trình trình bày. Ngoài ra, việc viết ra đầy đủ, chi tiết những “bản thuyết trình” này không đồng nhất với việc người hành nghề luật sẽ “căm cúi” đọc những gì đã viết mà không có bất kỳ “giao tiếp” nào với người nghe. Với những bài thuyết trình mang tính chất chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, việc viết dàn ý chi tiết được khuyến khích hơn nhằm giúp không bỏ sót các nội dung quan trọng đồng thời tạo sự chủ động cho người thuyết trình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.

III- BÀI THUYẾT TRÌNH ỨNG KHẨU

Thuyết trình ứng khẩu có thể là việc phát biểu tại một phiên họp, trình bày trong một diễn đàn sau khi nghe các ý kiến của người khác - những hình thức đang ngày một trở nên phổ biến trong đời sống và công việc. Dù làm công việc gì, chúng ta cũng đều gặp phải những tình huống buộc phải ứng khẩu và kỹ năng đối đáp, ứng khẩu có thể ít nhiều quyết định thành công trong công việc và cuộc sống. 

Đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, những tình huống yêu cầu thuyết trình ứng khẩu cũng rất phổ biến, có thể gặp tại phiên tòa khi các bên tranh tụng với nhau hay tại cuộc đàm phán, gặp gỡ khách hàng mà Luật sư tham gia... Mặc dù phần lớn mọi người sẽ tự tin hơn khi được chuẩn bị, luyện tập và sẽ lúng túng khi bị yêu cầu trình bày một cách bất ngờ nhưng thuyết trình ứng khẩu cũng có thể luyện tập được.

Có một số kinh nghiệm thuyết trình ứng khấu tốt như sau:

- Luyện tập thường xuyên: Có thê luyện tập bằng cách tập nói những chủ đề ngắn, thảo luận với nhóm bạn về các chủ đề... Việc luyện tập phát triển kỹ năng nói không chuẩn bị sẽ giúp hình thành phản xạ lựa chọn, quyết định nhanh những gì cần nói.

- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng: Dù ứng khẩu là nói không chuẩn bị nhưng đó chỉ là sự không chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mặt nội dung còn tâm lý thì phải luôn sẵn sàng. Để khiến việc này hiệu quả, cần ngăn chặn tất cả mọi ý nghĩ tiêu cực. Hãy quên những ý nghĩ như “mình chưa được chuẩn bị”, “mình thấy sợ”. Tâm lý này có thể được chuẩn bị và đảm bảo bằng quá trình tham gia vào diễn biến cuộc họp, tọa đàm trước đó đế sẵn sàng tham gia mà không lo “chệch hướng”.

- Ý nghĩ đầu tiên: Đối với thuyết trình ứng khẩu, ý nghĩ đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng. Quy tắc ý nghĩ đầu tiên cho biết “khi nghe một câu hỏi, hãy bắt đầu bằng cách trả lời dựa vào những ý tưởng đầu tiên xuất hiện trong đầu”. Việc trả lời dựa trên ý nghĩ đầu tiên sẽ giúp chặn được dòng tư duy ý thức và kích hoạt “cỗ máy” tiềm thức sản xuất ý tưởng siêu nhanh; tạo được sự chủ động về mặt tâm lý rằng “mình đã bắt đầu” và điểm bắt đầu này sẽ là điểm tựa để nghĩ tiếp về phần còn lại cần trình bày. Nếu cảm thấy cần thêm thời gian suy nghĩ, chỉ cần nói chậm hơn hoặc tạm dừng.

- Bắt đầu bằng ví dụ: Lấy một ví dụ liên quan tới chủ đề sẽ dễ dàng hơn so với việc bình luận, phân tích về chủ đề đó. Ưu thế của việc bắt đầu bằng ví dụ được thể hiện ở chỗ, người nói sẽ chủ động và tự nhiên hơn vì chia sẻ kinh nghiệm, ví dụ sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho người nói tiếp tục suy nghĩ nội dung phát biểu.

Đối với những người hành nghề luật, đặc biệt là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, việc thuyết trình “ứng khẩu” thường được thực hiện trong các buổi làm việc, các phiên tòa. Nội dung thuyêt trình ứng khẩu là sự tiếp nối của nội dung đã trao đổi trước đó.

Để thuyết trình ứng khẩu tốt, cần: 

- Nắm rõ tổng thể về nội dung vụ án, vụ việc, tình huống, vấn đề pháp lý;
- Lắng nghe, ghi chép các ý kiến trao đổi, thảo luận, đặc biệt là các ý kiến chứa đựng nội dung lập luận, chứng cứ mới;
- Phác thảo nhanh bằng các gạch đầu dòng vê những ý mình sẽ trình bày; có thể gạch chân, viêt hoa đối với các từ khóa trong mỗi ý. Cơ bản, các ý này sẽ bổ sung, làm rõ cho giải pháp pháp lý đã đề xuất hoặc nêu căn cứ để phản bác lại những quan điểm không phù hợp.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất của Công ty Luật TNHH Everest

IV- CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ KHÁC CHO BUỔI THUYẾT TRÌNH

1- Không gian thuyết trình

Thông thường, địa điểm thuyết trình, thậm chí vị trí ngồi của người hành nghề luật đã được xác định từ trước theo cách bố trí tại văn phòng hoặc cách bố trí phòng xét xử tại Tòa án. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, nếu được tham khảo ý kiến về cách bài trí phòng (có thể phòng hội thảo, phòng học...), người thuyết trình có thể đưa ra những đề nghị về việc sắp xếp chỗ ngồi của người nghe phù họp với nội dung, cách thức thuyết trình, số lượng người nghe.
Ví dụ số 20: Việc xếp theo hình chữ u sẽ giúp tăng khả năng tương tác với người nghe trong khi xếp chỗ ngồi theo nhóm sẽ thuận tiện nếu trong buối thuyết trình có hoạt động thảo luận nhóm.

2- Chuẩn bị tài liệu liên quan

Sau khi xây dựng bài thuyết trình, người hành nghề luật cần tập hợp, săp xêp, chuấn bị các tài liệu phục vụ việc thuyết trình. Với sự phát triển của công nghệ, quá trình thuyết trình thường có sự hồ trợ của các thiết bị và công cụ đi kèm. Các thiết bị và công cụ hồ trợ chủ yểu được sử dụng khi thuyết trình hiện nay là máy chiếu (projector) dùng để trình chiếu các trang (slide) được chuẩn bị bằng phần mềm PowerPoint, các video clips hoặc các tập tin (file) sử dụng phần mềm khác. 

Trong nghề luật, đối với thuyết trình chia sẻ hoặc thuyết trình thuyết phục trong không gian văn phòng, tổ chức hành nghề, người hành nghề có thể trình chiếu các slide thể hiện vắn tắt nội dung trình bày, các thông tin đáng lưu ý, cần nhấn mạnh. Việc soạn các slide phần nhiều mang dấu ấn, sở thích cá nhân nhưng nhìn chung slide nên đon giản, cỡ chữ vừa để người ngồi xa nhất có thể nhìn thấy, số lượng chữ có thể theo nguyên tắc 7x7 (mỗi slide có tối đa 07 dòng, mỗi dòng có tối đa 07 từ) để đảm bảo lượng thông tin trên slide ngắn gọn, súc tích, tránh việc người nghe chỉ chăm chăm nhìn và chép theo slide. 

3- Một số lưu ý vói slide thuyết trình

Đối với thuyết trình tại phiên tòa, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ hạn chế, chủ yếu nhằm trình chiếu các chứng cứ (video clips, tập tin âm thanh, lời trình bày, hình ảnh vật chứng...) chứng minh cho luận điểm của Kiểm sát viên, Luật sư.

Ví dụ: Tại một số phiên tòa hình sự cần trình chiếu các sơ đồ hiện trường, bản ảnh hiện trường, bản ảnh vật chứng (trong trưòmg họp vật chứng đã bị hư hỏng, tiêu hủy), dấu vết trên thân thể bị hại, bị cáo nhằm chứng minh cho các quan điêm bào chữa...

Với các trường họp sử dụng công cụ trình chiếu, người hành nghề luật cần chuẩn bị kỹ file mềm trong máy tính, scan các biên bản, tài liệu, bản ảnh trong hồ sơ lưu sẵn vào một thư mục trên máy tính, sao chép ra thiết bị lưu trữ di động để thuận tiện khi sử dụng.

Dù đã chuẩn bị và ghi nhớ nội dung thuyết trình, người hành nghề luật vẫn cần chuẩn bị các tài liệu mang theo để chủ động kiểm tra, sử dụng trước hoặc trong quá trình thuyết trình, đặc biệt đối với thuyết trình thuyết phục cần nêu chính xác các căn cứ, chứng cứ chứng minh. Tài liệu chuẩn bị thông thường bao gồm:

- Dự thảo bài thuyết trình/đề cương bài thuyết trình;

- Bản in các slide thuyết trình (trong trường hợp có sử dụng slide);

- Các tài liệu liên quan được trích dẫn, sử dụng khi thuyết trình gồm cả các quy định pháp luật, các tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc, các tài liệu khác (có đánh dâu rõ các nội dung, các trang được sử dụng). Các tài liệu nên được sắp xếp theo thứ tự: (i) Những tài liệu cần trích dẫn, viện dẫn nguyên văn trong bài thuyết trình (đánh số trang, đánh dấu những đoạn cần trích dẫn trong tài liệu, ghi rõ thứ tự trích dẫn để không bị lúng túng khi trích dẫn, viện dẫn tài liệu); (ii) Những tài liệu sử dụng phục vụ việc xây dựng nội dung thuyết trình nhưng không được trích dẫn, viện dẫn nguyên văn (các bút lục trong hồ sơ vụ án...); (iii) Những tài liệu khác.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (Luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm trong Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng thuyết trình trong Nghề Luật: Chuẩn bị thuyết trình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
4.86147 sec| 1237.289 kb