Kỹ năng của luật sư: phân tích, đánh giá tính hợp pháp của kết luận giám định

"Một nửa sự thật thường là điều dối trá to lớn" (Half a truth is often a great lie).

Benjamin Franklin, 1706 - 1790, chính trị gia, nhà khoa học, nhà văn, thành viên trong nhóm lập quốc của Mỹ

Kỹ năng của luật sư: phân tích, đánh giá tính hợp pháp của kết luận giám định

Việc đánh giá kết luận giám định tư pháp là hoạt động đánh giá chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng, phải được thực hiện một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và bình đẳng trong mối liên quan của nhiều chứng cứ khác mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được, nhầm khẳng định tính hợp pháp, giá trị chứng minh của kết luận giám định. Kết quả của việc đánh giá kết luận giám định tư pháp là cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, được chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

Liên hệ

Thứ nhất, tính hợp pháp của kết luận giám định được thể hiện ở việc khi tiến hành giám định, các cơ quan và người có thẩm quyền liên quan đến hoạt động giám định có tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành theo quy định của pháp luật hay không. Do đó, để phân tích, đánh giá về tính hợp pháp của một bàn kết luận giám định, đòi hỏi Luật sư phải nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động này (thẩm quyền ban hành quyết định trưng cầu giám định; thủ tục chuyển giao vật chứng và mẫu giám định; cách thức tiến hành giám định cùng như hồ sơ giám định...).

Tiếp theo, Luật sư cần nghiên cứu và đánh giá về nội dung được thể hiện trong kết luận giám định có phù hợp với vụ, việc xảy ra không, có liên quan trực tiếp đến vụ, việc mà Luật sư đang tham gia giải quyết không. Khi phân tích và đánh giá kết luận giám định, đòi hỏi Luật sư phải phân tích và đánh giá tài liệu này trong mối liên hệ với các chứng cứ, tài liệu khác đã được thu thập trong hồ sơ vụ án, qua đó mới có những nhận định chuẩn xác về vụ án.

Ví dụ: Khi đánh giá tài liệu giám định, Luật sư cần nghiên cứu từng tài liệu liên quan đến công tác giám định được phản ánh trong hồ sơ vụ án. Theo đó, Luật sư cần nghiên cứu kỹ tài liệu liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định trưng cầu giám định với các yêu cầu giám định được đề cập trong quyết định đó. Quyết định đó có đầy đủ về nội dung và yêu cầu theo đúng quy định pháp luật không? Ai là người tiến hành giám định (giám định cá nhân hay tập thể)? Luật sư cũng cần nhận định chính xác các nội dung trưng cầu giám định, các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với cơ quan giám định có phù hợp với khả năng chuyên môn của cơ quan giám định, cũng như của Giám định viên tiến hành giám định không.

Đặc biệt, Luật sư cần đọc kỹ biên bản mở niêm phong bàn giao vật chứng cho cơ quan giám định, sự mô tả của biên bản như thế nào, niêm phong có đúng quy định của pháp luật không, có nghi ngờ điềm gì không... qua đó Luật sư sẽ đánh giá và nhận định về tính hợp pháp của kết luận giám định. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính hợp pháp của kết luận giám định, Luật sư sẽ trao đổi với khách hàng để có những hoạt động tiếp theo cho phù hợp, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Thứ hai, khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá tài liệu giám định, Luật sư cần xác định mọi kết luận giám định chỉ có thể là chứng cứ và có giá trị chứng minh khi nó thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ (tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp). Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự quy định khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ban hành quyết định trưng cầu giám định phải xác định tư cách tố tụng của tập thể hay cá nhân Giám định viên khi tham gia giám định trong một vụ án cụ thể (phải ghi rõ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định).

Như vậy, để trưng cầu giám định thì bắt buộc phải ra văn bản quyết định trưng cầu giám định, nếu thiếu văn bản này thì việc trưng cầu không có hiệu lực, kết luận giám định không được xác định là chứng cứ và không có giá trị chứng minh, cho dù kết luận giám định hoàn toàn trên cơ sở khoa học. Điều này cho thấy, Luật sư cần hết sức chú trọng khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá tính hợp pháp của bản kết luận giám định.

Ví dụ: Khi nghiên cứu tài liệu giám định, Luật sư cần chú ý đến các nội dung sau: trong quyết định trưng cầu có ghi rõ hay không ghi rõ họ tên người tiến hành giám định (nếu là cá nhân) hoặc tên cơ quan tiến hành giám định (nếu là hội đồng). Trong tài liệu giám định có nói rõ về mẫu cần giám định là gì không (nếu không đề cập thì cũng không được chấp nhận vì vi phạm tố tụng); Luật sư cũng cần đọc và nghiên cứu kỹ về việc đề cập đến mẫu giám định trong tài liệu giám định này, cơ quan ra quyết định trưng cầu giám định có ghi rõ tên, số lượng mẫu là bao nhiêu không; Cơ quan nào đã tiến hành thu giữ mẫu này và thu ở đâu.

Luật sư cùng cần nghiên cứu kỹ về đặc điểm mẫu vật và cách phát hiện ra mẫu vật như thế nào... bởi lẽ, nhiều trường hợp Luật sư nghiên cứu tài liệu giám định đã phát hiện ra sự phi lý của mẫu vật, nên đã kiến nghị ngay với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và yêu cầu hủy bỏ kết luận này vì mẫu vật giám định không đúng, không có độ tin cậy hoặc không có giá trị chính minh trong vụ án. Luật sư cùng cần nghiên cứu, đánh giá về tình trạng niêm phong như thế nào, có còn nguyên vẹn hay đã bị rách niêm phong... để từ đó có những nhận định và hướng bào chữa cho khách hàng được tốt nhất.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Thứ ba, quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá hồ sơ, tài liệu giám định, Luật sư phát hiện ra những sai sót, vi phạm thủ tục tố tụng như: Sai thẩm quyền trưng cầu giám định; Sai tên cơ quan giám định; Sai ngày tháng trưng cầu giám định cũng như ngày tháng hoàn thành kết luận giám định; Nội dung trưng cầu không phù hợp; Các mẫu vật cần giám định không được thu lượm, bào quản, bàn giao đúng quy định của pháp luật... Luật sư sẽ soạn thảo văn bản kiến nghị hoặc tư vấn cho khách hàng làm văn bản kiến nghị gửi đến các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý giải quyết vụ án về vấn đề trên. Theo đó, kết luận giám định trong trường hợp có sai phạm này, sẽ không có giá trị chứng minh vì nó không có tính hợp pháp.

Ví dụ: Trong vụ tai nạn giao thông xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan điều tra Công an tinh H đã ra Quyết định trưng cầu giám định dấu vết va chạm giữa hai phương tiện giao thông. Được mời bào chữa cho khách hàng là lái xe T, khi nghiên cứu quyết định trưng cầu giám định này của Cơ quan điều tra Công an tỉnh H, Luật sư nhận thấy: Trong quyết định trưng cầu giám định ghi “trưng cầu Viện Kỹ thuật hình sự Bộ Công an”, nhưng kết luận giám định được gửi đến Cơ quan điều tra lại đề là của “Viện Khoa học hình sự". Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Luật sư đưa ra kiến nghị về tính pháp lý của Kết luận giám định. Về nội dung này, hiện có 2 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Ở Việt Nam chi có Viện Khoa học hình sự có chức năng giám định dấu vết va chạm giữa các phương tiện giao thông, còn tên Viện Kỹ thuật hình sự là tên khác thường gọi của Viện Khoa học hình sự, do đó Kết luận giám định vẫn có giá trị pháp lý.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Đã là văn bản pháp lý thì phải tuân thủ quy định của pháp luật “Quyết định trưng cầu phải ghi đúng tên cơ quan được trưng cầu giám định Việc ghi không đúng tên cơ quan giám định là vi phạm thủ tục tố tụng. Nếu bỏ qua vi phạm này thì rất có thể sẽ dễ dàng bỏ qua các vi phạm khác và sẽ ảnh hưởng tới kết quả giải quyết vụ việc.

Với kiến nghị của Luật sư, buộc Hội đồng xét xử phải tạm dừng phiên tòa, yêu cầu Viện Khoa học hình sự giải trình về sự thay đổi tên trong bản kết luận giám định khác với tên trong quyết định trưng cầu giám định nêu trên. Trên cơ sở giải trình của Viện Khoa học hình sự, Hội đồng xét xử mới chấp nhận tính pháp lý của kết luận giám định.

Như vậy, kiến nghị của Luật sư là có cơ sở, từ vụ việc này, những quyết định trưng cầu giám định của cơ quan trưng cầu đề tên gọi khác của Viện Khoa học hình sự như: Viện Kỹ thuật hình sự, Viện Khoa học kỹ thuật hình sự, Viện Hình sự đều phủi sửa lại cho chuẩn mới được tiếp nhận giám định.

Như vậy, để phát hiện ra những sai phạm trong các tài liệu, hồ sơ liên quan đến công tác giám định, đòi hỏi Luật sư phải nắm vững các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, đồng thời Luật sư phải nghiên cứu kỹ từng tài liệu liên quan đến công tác giám định được phản ánh trong hồ sơ vụ án một cách tỷ mỷ, cẩn trọng và khoa hoc.

Qua đó, nếu Luật sư phát hiện ra những sai sót, vi phạm thu tục tố tụng trong công tác giám định, Luật sư cần phải xem xét, đánh giá sự sai sót, vi phạm đó có ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan cua vụ án hay không, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình đang bào chữa, bảo vệ hay không. Tùy theo mức độ vi phạm, mà Luật sư có những đề xuất cụ thể với cơ quan tiến hành tố tụng về những phương án giải quyết cho phù hợp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: phân tích, đánh giá tính hợp pháp của kết luận giám định

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36336 sec| 1112.016 kb