Kỹ năng phát hiện vi phạm tố tụng của Điều tra viên

21/03/2021
Khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, luật sư cần trang bị cho mình những kỹ năng để có thể phát hiện ra những vi phạm tố tụng của Điều tra viên  trong quá trình điều tra vụ án.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

1- Kỹ năng phát hiện các vi phạm tố tụng của Điều tra viên và đưa ra yêu cầu, để xuất

Trong quá trình thực hiện công việc bào chữa của mình, việc luật sư phát hiện ra những sai phạm của ĐTV (nếu có) trong quá trình giải quyết vụ án là yếu tố quan trọng để việc giải quyết vụ án được khách đúng với quy định của pháp luật. Do đó, khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, luật sư cần trang bị cho mình những kỹ năng để có thể phát hiện ra những sai phạm của ĐTV trong quá trình điều tra vụ án.

Việc phát hiện sai phạm, thiếu sót của ĐTV có thể được luật sư thực hiện ngay khi luật sư gặp gỡ và trao đổi với người bị tạm giữ, bị can. Khi trao đổi với bị can, người bị tạm giữ, luật sư cần hỏi xem họ đã được ĐTV giao quyết định khởi tố bị can chưa; đã được ĐTV giải thích đây đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can hay chưa; có bị ĐTV đặt các câu hỏi mớm cung hay không; có bị ĐTV bức cung hoặc dùng nhục hình khi lấy lời khai, hỏi cung không; người bị tạm giữ, bị can có được kỳ vào mỗi trang của biên bản lấy lời khai, hỏi cung mình hay không; có ký vào sát dòng cuối cùng của biên bản hay không... Trong nhiều trường hợp. người bị tạm giữ, bị can chỉ ký vào trang cuối cùng của bản cung nhưng lại không sát vào dòng cuối của trang nên sau này ĐTV có thể viết thêm những nội dung bất lợi cho họ vào trang đầu của bản cung hoặc phân trống được tạo ra khi người bị tạm giữ, bị can ký không sát vào dòng cuối cùng (lưu ý chỉ có thể chắc chắn đúng là ĐTV có những sai phạm trên khi luật sự được nghiên cứu hồ sơ vụ án - nghĩa là sau khi kết thúc điều tra). 

Đối với người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi, luật sư cần hỏi rõ xem họ có người giảm hộ không; người giám hộ của họ có mặt khi hỏi cung và có được ký vào các biển bản hỏi cung đó không, bởi theo quy định của BLTTHS thì khi hỏi cung người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thân thì phải có mặt người đại diện của họ và người đại diện này được quyền ký vào các bản cung.

Khi nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ vụ án, luật sư cần chú ý đến ngày, tháng, năm của các biên bản xem chúng có trùng lặp hoặc mẫu thuẫn nhau về mặt thời gian hay không. Trong nhiều vụ án, trong cùng một thời gian, địa điểm mà ĐTV lại có thể hỏi cung nhiều bị can khác nhau, thậm chí tại nhiều địa điểm khác nhau thì điều đó chứng tỏ những bản cung đó là do ĐTV tự viết bản cung và người bị tạm giữ, bị can phải ký vào. Việc làm này của ĐTV sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính khách quan của hổ sơ vụ án. Trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, luật sư cũng cần chú ý tới phần tẩy xóa của bản cung. Về nguyên tắc khi tẩy xóa, thêm, bớt các ký tự trong biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung thì phải Có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ, bị can vào bản cung đó. Nếu bản cung bị tẩy xóa mà không có chữ ký của người bị tạm giữ, bị can thì đó là sự vi phạm thủ tục tố tụng. Trong nhiều trường hợp, đây là căn cứ để VKS hoặc Tòa án yêu cầu trả hồ sơ điểu tra bổ sung.

Sau khi phát hiện ra những vi phạm tố tụng của ĐTV, luật sư cần thận trọng kiểm tra, chụp ảnh hoặc sao chụp rõ những tài liệu phản ánh sai phạm. Luật sư phải nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật, các hướng dẫn, biểu mẫu của ngành công an, kiểm sát để chắc chắn ĐTV đã sai phạm. Luật sư cần cân nhắc các phương án xử lý của bản thần đối với những sai phạm đó của ĐTV, có thể chân thành, tế nhị trao đối, góp ý với ĐTV (nếu các sai phạm không nghiêm trọng để giúp ĐTV có được thái độ tích cực khắc phục, rút kinh nghiệm). Luật sư cũng có thể gặp trực tiếp để trao đổi với ĐTV (yêu cầu lập biên bản về buổi làm việc này). Trong trường hợp cần thiết, luật sự gửi văn bản đến Thủ trưởng CQĐT cấp trên hoặc VKS để thông báo về sai phạm của ĐTV. Các phương án xử lý phải hết sức linh hoạt trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích của thân chủ và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS.

2- Kỹ năng của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, dương sự khi tham gia hoạt động điều tra

Trong vụ án hình sự, luật sư không chỉ tham gia với tư cách là người 81 buộc) bào chữa cho người bị buộc tội mà còn có thể được mời tham gia với. cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự khác Theo quy định của BLTTHS thì:

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sả. hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

- Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyến lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, trong đó:

+ Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tôi phạm gây ra và có đơn yêu cầu bổi thường thiệt hai;

+ Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật phải chịu trách nhiệm bối thường thiệt hại;

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Nếu như đối với người bị buộc tội pháp luật quy định những trường hợp bào chữa chỉ định thì khi bảo vệ cho bị hại, cho đương sự trong vụ án, luật sư chỉ tham gia khi được dược khách hàng mời. BLTTHS quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, của đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Để có thể bảo vệ tốt cho khách hàng, luật sư cần nắm chắc quy định pháp luật về quyển, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia vụ án.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng phát hiện vi phạm tố tụng của Điều tra viên

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.31533 sec| 954.352 kb