Kỹ năng tham gia chuẩn bị xét đơn tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự

"Đừng cho rằng mình cao nhất, pháp luật còn cao hơn".

Thomas (Anh)

Kỹ năng tham gia chuẩn bị xét đơn tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự

Giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự nói chung, tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nói riêng được xác định từ khi thụ lý việc dân sự đến khi có quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Liên hệ

1- Kỹ năng thu thập, cung cấp bổ sung chứng cứ

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết có nhiệm vụ xây dựng hồ sơ việc dân sự. Đây chính thời gian để Thẩm phán thực hiện hoạt động xác minh, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ làm căn cứ giải quyết việc dân sự. Trong giai đoạn này, nếu thiếu tài liệu, chứng cứ, Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung, tài liệu, chứng cứ cần thiết; thực hiện một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nắm vững được nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong giải quyết việc dân sự là cơ sở để Luật sư thực hiện tốt được các kỹ năng tham gia tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Tuy nhiên, so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự, do bản chất của việc dân sự là không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ dân sự nên việc thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ cũng đơn giản hơn.

Căn cứ vào thông báo giao nộp bổ sung chứng cứ của Tòa án và các chứng cứ cần phải có để giải quyết từng việc dân sự cụ thể, tùy thuộc vào việc bảo vệ cho khách hàng là người yêu cầu hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà các tài liệu, chứng cứ cần phải thu thập bổ sung là khác nhau. Luật sư cần xác định các tài liệu, chứng cứ cần thu thập bổ sung do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đang lưu giữ và phải áp dụng các biện pháp nào để thu thập được tài liệu, chứng cứ đó. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì Luật sư tư vấn cho khách hàng yêu cầu Tòa án thực hiện từng biện pháp thu thập chứng cứ cụ thể. Đối với các việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Tòa án chỉ ra quyết định tuyên bố họ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần nên Luật sư cần tư vấn cho khách hàng yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ trưng cầu giám định pháp y tâm thần và tư vấn cho họ về chi phí giám định họ phải nộp. Đối với việc dân sự tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của người bị yêu cầu là căn cứ giải quyết việc dân sự này. Yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp trưng cầu giám định phải được Luật sư soạn thảo bằng hình thức văn bản, có chữ ký của đương sự, trong đó trình bày các nội dung đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu nếu có các căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết các việc dân sự trên, Luật sư tư vấn để đương sự để nghị Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể về căn cứ đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự. Luật sư viện dẫn Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các quy định về đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự để làm căn cứ pháp lý về tố tụng đề nghị Tòa án. Đối với các việc dân sự tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án chỉ ra quyết định tuyên bố họ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự: thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu chỉ trong 01 tháng (Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Điều này đòi hỏi Luật sư phải khẩn trương, nhanh chóng mới thực hiện được đúng tiến độ các công việc cần phải thực hiện trong giai đoạn này.

2- Chuẩn bị bản trình bày yêu cầu, ý kiến phát biểu khi tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự sơ thẩm

Tham gia giải quyết việc dân sự, Luật sư không phải chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho đương sự giống như trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, tại phiên họp giải quyết việc dân sự, người yêu cầu phải trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của yêu cầu Tòa án tuyên bố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ. Do vậy, Luật sư dù tham gia với tư cách người bảo vệ quyền lợi hoặc người đại diện ủy quyền cho người yêu cầu; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng đều phải chuẩn bị bản trình bày yêu cầu hoặc ý kiến để trình bày tại phiên họp giải quyết việc dân sự. Chuẩn bị bản trình bày yêu cầu hoặc ý kiến chính xác, đúng pháp luật; bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng có mối quan hệ với kỹ năng trước đó như thu thập tai liệu, chứng cứ; sao chụp, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ; tìm kiếm luật áp dụng giải quyết việc dân sự cụ thể, về văn phong sử dụng trong bản trình bày yêu cầu hoặc ý kiến bảo vệ quyền lợi cho đương sự khi tham gia giải quyết tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cần sử dụng văn phong phải mang tính pháp lý và phải là ngôn ngữ viết. Từ ngữ phải là từ phổ thông, đơn giản, trong sáng, dễ hiểu. Đặc biệt, việc sử dụng các từ ngữ chuyên môn, các thuật ngữ pháp lý cân chính xác. Cách diễn đạt phải đơn nghĩa, mạch lạc, rõ ràng, đảm bảo logic và chặt chẽ.

Nếu như Quyết định giải quyết việc dân sự của Toà án, bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp có quy định, hướng dẫn cụ thể về hình thức và nội dung thì bản trình bày yêu cầu, ý kiến bảo vệ quyền lợi cho đương sự tại phiên họp giải quyết việc dân sự của Luật sư không có quy định cụ thể về hình thức, nội dung. Các Luật sư, văn phòng Luật sư hay công ty luật khi tham gia phiên toà đều có các mẫu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, bản trình bày yêu cầu hoặc ý kiến bảo vệ quyền lợi cho đương sự tại phiên họp giải quyết việc dân sự tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Luật sư nên xây dựng theo cơ cấu ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần đề xuất.

Phần mở đầu giới thiệu ngắn gọn tên của Luật sư, Luật sư đang hành nghề tại Văn phòng Luật sư nào, thuộc Đoàn Luật sư nào, tham gia phiên họp đế bảo vệ quyền lợi cho đương sự nào trong việc dân sự, thay mặt đương sự trình bày yêu cầu (ý kiến). Phần nội dung trình bày yêu cầu, ý kiến của đương sự, tùy thuộc vào bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Luật sư trình bày các tình tiết phù hợp với từng việc dân sự cụ thể và phân tích những căn cứ để nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu của người yêu cầu (hoặc không chấp nhận yêu cầu cụ thể của người yêu cầu trong trường hợp bảo vệ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu không đồng ý yêu cầu). Khi phân tích các căn cứ chứng minh cho yêu cầu hoặc ý kiến của đương sự, Luật sư đánh giá, sử dụng tài liệu, chứng cứ thực tế trong từng việc dân sự: đó là nội dung kết luận giám định, lời khai của người làm chứng và các tài liệu, chứng cứ khác như kết luận trong bệnh án... đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra kết luận cụ thể về từng vấn đề cần phải giải quyết trong các loại việc dân sự này. Việc viện dẫn luật áp dụng đòi hỏi sự chính xác, cụ thể về điểm, khoản và điều luật của văn bản quy phạm pháp luật. Lập luận cần ngắn gọn, chặt chẽ, có căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế. Phần cuối cùng đề xuất Tòa án áp dụng luật chấp nhận yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự; hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (nếu bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu). Bảo vệ cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trường hợp có ý kiến đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu của người yêu cầu Luật sư cũng phân tích các căn cứ chứng minh cho ý kiến của đương sự và đề xuất Tòa án không chấp nhận yêu cầu.

Về luật áp dụng giải quyết các việc dân sự tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Luật sư sử dụng, viện dẫn phân tích các điều luật trực tiếp quy định về giải quyết các loại việc dân sự này. Cụ thể, Điều 22 Bộ luật dân sựnăm 2015 (đối với trường hợp tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự); Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 (đối với trường hợp tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi); Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2015 (đối với trường hợp tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) và các điều 376, 377, 378 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cần được sử dụng để viện dẫn đề nghị Tòa án chấp nhận (không chấp nhận) yêu cầu.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tham gia chuẩn bị xét đơn tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.04679 sec| 1104.531 kb