Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"
Lincoln (Mỹ)
Trong giai đoạn thi hành bản án hành chính, quyết định hành chính của Tòa án, Luật sư cần thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ cùa đương sự trong quan hệ thi hành án hành chính. Bởi vậy trên thực tế, chủ yếu Luật sư lựa chọn tham gia vào gia đoạn thi hành bản án hành chính, quyết định hành chính với vai trò bảo đảm cho người được thi hành án thực hiện yêu cầu được thi hành án hành chính.
Luật sư trong giai đoạn thi hành bản án, quyết định của Tòa án cần thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ cùa đương sự trong quan hệ thi hành án hành chính, vì vậy trên thực tế chủ yếu Luật sư lựa chọn tham gia với vai trò bảo đảm cho người được thi hành án thực hiện yêu cầu được thi hành án hành chính.
Theo quy định của pháp luật TTHC, những bàn án, quyết định sau phải được thi hành trong thực tiễn:
(i) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định cùa Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
(ii) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
(iii) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.
(iv) Quyết định theo thủ tục đặc biệt cùa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(v) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùa Tòa án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.
Luật sư sẽ tư vấn cho người được thi hành án các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Yêu cầu Tòa án đã tuyên bán án hoặc ra quyết định (đã có hiệu lực thi hành) cấp bản sao bán án hoặc bản sao quyết định để thi hành.
Thực hiện quyền yêu cầu thi hành án trong thời hạn quy định trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp có trở ngại khách quan mà không thi hành được bản án đúng thời hạn thì Luật sư giúp đương sự xin khôi phục thời hạn thi hành án.
Yêu cầu người phải thi hành án thực hiện đúng yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật TTHC, cụ thể:
Trường hợp người phải thi hành án không thi hành án, Luật sư tư vấn cho người được thi hành án thực hiện quyền yêu cầu người phải thi hành an thi hành ngay bản án, quyết định cúa Tòa án.
Luật sư cần nắm vững các quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo Điều 311 Luật TTHC, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ để có thể tư vấn việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo hướng có lợi cho khách hàng. Luật sư cũng cần nắm vững quy định về thời hạn tự nguyện chấp hành bản án, quyết định của Tỏa án để tư vấn kịp thời cho khách hàng nhằm bảo vệ quyền và lợi ich tốt nhất cho khách hàng.
Trường hợp hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quy định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc hết thời hạn thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án mà người phải thi hành án không thi hành án thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 Luật TTHC.
Thời hạn gửi đơn là 01 năm kể từ ngày hết thời hạn 30 ngày nói trên. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.
Người được thi hành án tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính bằng hình thức trực tiếp nộp đơn, trình bày bằng lời nói, gửi đơn qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính được tính từ ngày người yêu câu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Đơn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính có các nội dung chủ yếu sau dây: a) tên, địa chỉ của người gửi; b) tên tòa án đã xét xử sơ thấm được yêu cầu; c) tên, địa chỉ của ngươi được thi hành án, người phải thi hành án; d) nội dung yêu cầu thi hành án; (đ) ngày, tháng, năm làm đơn; e) chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu cùa người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp. Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của người phải thi hành án theo quy định của pháp luật. Quyết định buộc thi hành án cũng phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để theo dõi việc thi hành án hành chính theo quyết định của Tòa án.
Khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án. quyết định được thi hành xong, cơ quan phải thi hành án thông báo kết quà cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.
Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm